« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng mạng mờ noron trong nhận dạng và điều khiển hệ phi tuyến


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Ứng dụng mạng mờ-noron trong nhận dạng và điều khiển hệ phi tuyến” Tác giả luận văn: Phan Thanh Tùng.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, lý thuyết điều khiển tự động ngày càng được nghiên cứu áp dụng cho nhiều đối tượng thực tiễn đặc biêt là các hệ động học phi tuyến phức tạp.
- Ở đây các phương pháp điều khiển thông minh như hệ mờ và mạng noron có nhiều ưu thế vượt trội so với các phương pháp điều khiển truyền thống và được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu.
- Vì vậy luận văn nhằm đưa ra một cấu trúc mạng mờ-noron tổng quát để có thể áp dụng trong thực tiễn.
- Đề tài đầu tiên tìm hiểu và đánh giá các ưu nhược điểm của logic mờ và mạng noron, so sánh các mô hình mờ-noron mà các tác giả nước ngoài đã công bố để từ đó đưa ra một mô hình mạng mờ-noron mới mang các ưu điểm của các mạng trước đây.
- Từ đó ứng dụng mạng mờ-noron tổng quát cho việc nhận dạng và điều khiển một đối tượng động học phi tuyến giả định.
- c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn được tác giả xây dựng gồm 4 chương và phần kết luận: Chương 1: Tóm tắt lịch sử về mạng noron và logic mờ, đồng thời giới thiệu các công trình mạng mờ-noron mà các tác giả nước ngoài đã công bố từ đó hiểu được sự cần thiết kết hợp giữa mạng mờ và noron để tạo ra một mạng mới dễ giải thích và dễ thực hiện hơn so với trước.
- Ở đây tác giả nêu định nghĩa, kiến trúc xây dựng mạng noron từ đó nhận biết ưu và nhược điểm của mạng noron trong nhận dạng và điều khiển đối tượng.
- Tác giả nêu lên nguồn gốc lý thuyết logic mờ bắt nguồn từ thực tiễn và các dạng hàm mờ.
- Chương 4: Đưa ra các dạng mờ-noron đã được tác giả nước ngoài công bố, nhận xét các ưu và nhược điểm của từng mạng từ đó đưa ra mô hình mạng mờ-noron mới tổng quát kết hợp các ưu điểm của các mạng để ứng dụng trong nhận dạng và điều khiển hệ thống.
- Các kết quả mô phỏng trên Matlab đã minh chứng rõ ràng tính đúng đắn của giải pháp tác giả đưa ra.
- Phần Kết quả và bàn luận, dựa trên kết quả nghiên cứu, xây dựng mạng mờ-noron tổng quát tác giả đưa ra những mặt hạn chế chưa giải quyết được, những ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũng như tính khả thi của đề tài, hướng mở ra cho việc nghiên cứu, phát triển đề tài để áp dụng trong thực tiễn.
- Đóng góp mới của tác giả trong đề tài này đã đưa ra mạng mờ-noron tổng quát mới có thể ứng dụng trong nhận dạng và điều khiển đối tượng động học phi tuyến phức tạp mà rất khó khăn trong việc thiết kế khi sử dụng các phương pháp điều khiển kinh điển.
- Tác giả dựa trên thực tiễn và khả năng công nghệ để lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình có tính ứng dụng cao.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên kết quả các công trình mà các tác giả đã đưa ra từ đó rút ra được các thế mạnh của mỗi công trình.
- Kết hợp với kinh nghiệm nghiên cứu của tác giả và các kết quả mô phỏng hỗ trợ kiểm chứng để đưa ra kết luận về tính đúng đắn, khoa học của đề tài và khả năng ứng dụng đề tài vào thực tiễn.
- e) Kết luận Với kết quả xây dựng mạng mờ-noron tổng quát, xây dựng và mô phỏng hoạt động trong nhận dạng và điều khiển hệ phi tuyến, tác giả đã chứng minh kết quả nghiên cứu có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng với hướng phát triển của luận văn, việc áp dụng mạng mờ-noron sẽ được tiến hành trên các đối tượng thiết bị thực và sẽ đánh giá được hiệu quả một cách chính xác cũng như những ưu việt của mạng mờ-noron mang lại.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt