« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu các phương pháp điều chế PWM bộ biến đổi cho động cơ nam châm vĩnh cửu cực chìm dùng trong ô tô điện


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài : Nghiên cứu các phương pháp điều chế PWM bộ biến đổi cho động cơ nam châm vĩnh cửu cực chìm dùng trong ô tô điện.
- Nội dung tóm tắt : Xu hướng phát triển ngày nay của ngành công nghiệp ô tô là sử dụng các động cơ điện thay thế cho các động cơ xăng và động cơ điezen.
- Động cơ thay thế đã được rất nhiều nước phát triển trên thế giới nghiên cứu và triển khai nhằm giải quyết vấn đề về nguồn năng lượng dùng cho ô tô đang thiếu hụt mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phương tiện này sinh ra.
- Trong đó, động cơ nam châm vĩnh cửu cực chìm (IPM) là động cơ dùng phổ biến nhất cho ô tô điện với ưu thế vượt trội.
- Với mong muốn nâng cao chất lượng điện áp đầu vào của động cơ IPM bằng việc nghiên cứu các phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM) cho bộ biến đổi, để tìm ra phương pháp điều chế PWM thích hợp nhất cho ô tô điện.
- Do vậy tác giả đã chọn đề tài “ Nghiên cứu các phương pháp điều chế PWM bộ biến đổi cho động cơ nam châm vĩnh cửu cực chìm dùng trong ô tô điện” cho luận văn của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra phương pháp điều chế PWM bộ biến đổi cho động cơ IPM đảm bảo chất lượng điện áp đầu vào động cơ khi hoạt động trong vùng tốc độ trên tốc độ cơ bản và dưới tốc độ cơ bản.
- Luận văn hoàn thành được trình bày trong năm chương với các nội dung chính: Chương 1 – Tổng quan về ô tô điện Giới thiệu tổng quan về ô tô điện và su hướng phát triển của ô tô điện trong tương lai Chương 2 – Mô hình hóa toán học của động cơ IPM Giới thiệu về động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu cực chìm Thành lập mô hình toán học của động cơ đồng bộ trên hệ tọa độ quay dựa trên cơ sở những kiến thức về vector quay.
- Chương 3 – Phương pháp điều khiển động cơ IPM Giới thiệu về các phương pháp chính được sử dụng hiện nay là phương pháp điều khiển tựa từ thông rotor và stator Chương 4 – Các bộ biến đổi và phương pháp điều biến PWM cho động cơ IPM Lựa chọn cấu hình của bộ biến đổi.
- Phân tích các ưu nhược điểm của các phương pháp điều chế độ rộng xung cho vùng điều biến và quá điều biến.
- tiến hành mô phỏng và kiểm nghiệm ở các vùng tốc độ cơ bản và trên tốc độ cơ bản ứng với các phương pháp điều chế PWM.
- Trong quá trình thực hiện đề tài trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã sử dụng công cụ mô phỏng Matlab – Simulink để mô phỏng nhằm phân tích, đánh giá quá trình hoạt động của động cơ với các phương pháp điều chế PWM khác nhau.
- Cuối cùng sẽ đưa ra phương pháp điều chế PWM bộ biến đổi cho động cơ IPM là tối ưu nhất.
- Việc sử dụng phương pháp điều chế véc tơ không gian (SVM) bộ biến đổi cho động cơ IPM đạt được nhiều tính năng ưu việt mà các phương pháp điều chế PWM khác không có: Khả năng điều chỉnh và ổn định tốt momen và dòng điện ngang trục so với phương pháp điều chế sóng mang ở hai vùng tốc độ.
- Hệ số điều chế M (có thể Mmax =1) lớn hơn các phương pháp khác nên cho phép điện áp đầu vào động cơ cao khi cùng một nguồn điện áp một chiều cấp cho bộ biến đổi, điều đó dẫn tới hiệu suất của động cơ cao.
- Ngoài ra còn một chỉ tiêu để đánh giá tính chất điều hòa của dạng sóng điện áp cần điều chế là THD.
- Có thể thấy trong hệ thống điều khiển IPM thì phương pháp SVM cho điện áp cần điều chế có dạng điều hòa bậc một là chủ yếu, còn phương pháp sóng mang cho điện áp cần điều chế có bổ sung những thành phần sóng hài khác bậc một

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt