« Home « Kết quả tìm kiếm

Mạng di động thế hệ 4G


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đề tài: Mạng di động thế hệ 4G Tác giả luận văn: Nguyễn Việt Toàn Khóa: 2010B Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài: Mặc dù các hệ thống thông tin di động thế hệ 2.5G hay 3G vẫn đang phát triển không ngừng nhưng các nhà khai thác viễn thông lớn trên thế giới đã bắt đầu tiến hành triển khai thử nghiệm và ứng dụng một chuẩn di động thế hệ mới có rất nhiều tiềm năng và có thể sẽ trở thành chuẩn di động 4G trong tương lai, đó là LTE (Long Term Evolution).
- Các cuộc thử nghiệm và trình diễn này đã chứng tỏ năng lực tuyệt vời của công nghệ LTE và khả năng thương mại hóa LTE đã đến rất gần.
- Đó chính là sự khác biệt giữa mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) và mạng di động thế hệ thứ tư (4G).
- Tuy vẫn còn khá mới mẻ nhưng mạng di động băng rộng 4G đang được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều thay đổi khác biệt so với những mạng di động hiện nay.
- Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài tốt nghiệp đã được chọn là: Mạng di động thế hệ 4G.
- Mục tiêu: Tìm hiểu, phân tích kiến trúc mạng, thành phần, kỹ thuật sử dụng trong công nghệ LTE để có thể tìm hiểu thêm về những tiềm năng hấp mà công nghệ này sẽ mang lại và tình hình triển khai công nghệ này trên thế giới và tại Việt Nam.
- Nội dung chính: 29 Giới thiệu tổng quát về công nghệ LTE và các dịch vụ ứng dụng của nó 9 Một số thay đổi quan trọng trong kiến trúc mạng và truy nhập vô tuyến của công nghệ LTE so với các công nghệ di động hiện nay, bao gồm: SAE, OFDMA, SC-FDMA và MIMO.
- 9 các bộ giao thức và kênh trong LTE và các chức năng của chúng 9 lớp vật lý của LTE sẽ được trình bày, cơ bản dựa trên các lý thuyết về công nghệ OFDMA và SC-FDMA.
- Phương pháp nghiên cứu : Định hướng cho phương pháp nghiên cứu gồm các nội dung sau: 9 Tìm hiểu các thành phần, đặc tính kỹ thuật của công nghệ LTE 9 Nắm vững lý thuyết nguyên tắc hoạt động các thành phần trong kiến trúc mạng, các kỹ thuật truy nhập vô tuyến : OFDMA, SC-FDMA và MIMO 9 Từ lý thuyết đến việc áp dụng, triển khai hệ thống LTE trên thế giới và tại Việt Nam 5.
- Kết luận: Tuy vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển nhưng với những kết quả bước đầu rất khả quan cũng như lợi thế về kiến trúc mạng đơn giản và khả năng dễ dàng tích hợp với các mạng 3G và 2G hiện tại mà không cần thay đổi toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng đã có, công nghệ LTE đã chứng tỏ được tiềm năng mạnh mẽ của mình so với các công nghệ đối thủ mà điển hình là WiMAX.
- Cho dù được ra đời muộn hơn so với WiMAX, công nghệ LTE mới này vẫn có tính cạnh tranh cao trong tương lai, vì ngoài những ưu điểm sẵn có, LTE còn nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các “đại gia” trong ngành công nghệ viễn thông, như Ericsson, Nokia-Siemens Networks, Alcatel-Lucent, T-Mobile, Vodafone, và các tập đoàn lớn khác mới gia nhập như China Mobile, Huawei, LG Electronics, NTT DoCoMo và Samsung.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt