« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu và mô phỏng giao thức định tuyến Flooding trong WSN


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài:Nghiên cứu và mô phỏng giao thức định tuyến Flooding trong WSN Tác giả luận văn: Lê Thị Thanh Huyền Khóa: 10 Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Viết Nguyên Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về mạng cảm biến không dây, tôi đã lựa chọn và đi sâu vào nghiên cứu và mô phỏng các giao thức định tuyến trong mạng cảm biến không dây.
- Vì việc đưa ra giao thức định tuyến như thế nào là một bài toán rất khó để giải quyết được vấn đề năng lượng cũng như trễ truyền dẫn.
- Do đó mà tôi đã quyết định chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: tìm hiểu về các giao thức định tuyến trong mạng cảm biến không dây và từ đó đưa ra biện pháp tối ưu nhất cho việc định tuyến để giải quyết được vấn đề năng lượng và trễ truyền dẫn.
- Trong phạm vi luận văn này, tôi đã nghiên cứu được những nét khái quát nhất về mạng cảm biến, những giao thức định tuyến hay được dùng trong mạng và mô phỏng, đánh giá được FLOODING là một giao thức định tuyến đơn giản và không yêu cầu cấu hình mức đắt tiền so với giao một số giao thức định tuyến khác, qua đó kéo dài được thời gian sống cho mạng.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính: Luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về mạng cảm biến không dây.
- Chương này trình bày những khái niệm chung nhất về mạng cảm biến không dây và đưa ra cấu trúc của mạng cảm biến không dây.
- Chương 2: Ứng dụng mạng cảm biến không dây.
- Chương này trình bày những ứng dụng cụ thể của mạng cảm biến không dây trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
- Chương 3: Giao thức điều khiển truy cập trong mạng cảm biến không dây.
- Chương này đưa ra các giao thức đặc trưng trong mạng cảm biến không dây.
- 2 Chương 4: Giao thức định tuyến trong mạng cảm biến không dây.
- Chương này đưa ra các thuật toán định tuyến chủ yếu dùng trong mạng cảm biến không dây, ví dụ: LEACH, PEGASIS, Directed Disffusion… Chương 5: Kết quả mô phỏng các giao thức định tuyến sử dụng OMNet++4.0.
- Chương này sẽ đưa ra các hình ảnh minh họa về nguyên lý hoạt động của các giao thức định tuyến.
- c) Phương pháp nghiên cứu.
- d) Kết luận Khi một công nghệ mới ra đời luôn có những ý kiến đánh giá khác nhau về công nghệ đó và mạng cảm biến WSNs cũng vậy.
- Với những tính năng ưu việt và khả năng ứng dụng to lớn, mạng cảm biến không dây đã nhanh chóng giành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các giáo sư trên toàn thế giới.
- Để mang lại lợi ích tối ưu cho người sử dụng thì tốt nhất là tận dụng các điểm mạnh riêng biệt của mạng cảm ứng, đó là các sensor giá thành thấp, tiêu thụ ít năng lượng và có thể thực hiện đa chức năng.
- Dựa trên cơ sở đó người ta thiết kế ra mạng cảm biến nhằm phát hiện ra những sự kiện hoặc hiện tượng, thu thập và truyền dữ liệu cảm biến được đến người dùng cuối.
- Tuy nhiên, đối với mạng WSNs vẫn còn rất nhiều vấn đề cần hoàn thiện đặc biệt là vấn đề năng lượng và duy trì nguồn năng lượng cho các nút cảm biến Trong phạm vi luận văn này, tôi đã nghiên cứu được những nét khái quát nhất về mạng cảm biến, những giao thức định tuyến hay được dùng trong mạng và mô phỏng, đánh giá được FLOODING là một giao thức định tuyến đơn giản và không yêu cầu cấu hình mức đắt tiền so với giao một số giao thức định tuyến khác, qua đó kéo dài được thời gian sống cho mạng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt