« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu mạng neuron nhân tạo và thực hiện mô hình NN trên FPGA


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn: Nghiên cứu mạng Neuron nhân tạo và thực hiện mô hình NN trên FPGA Tác giả luận văn: Nguyễn Mạnh Hùng Khóa: 2009 Người hướng dẫn: TS.
- Tuy nhiên, có một lợi điểm trong chính cấu trúc của mạng Neuron là tính song song vốn có của chúng, do đó rất phù hợp nếu thực hiện chúng bằng phần cứng.
- Bên cạnh đó, FPGA là loại chip khả cấu hình, phù hợp cho các ứng dụng linh hoạt về cấu hình phần cứng, đòi hỏi xử lý song song và thời gian thực hiện ngắn.
- Do vậy, tác giả luận văn muốn nghiên cứu và triển khai một mô hình NN trên FPGA.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Hiện thực hóa một cấu trúc mạng Neuron trên FPGA, xây dựng mô hình mạng Neuron trên phần cứng FPGA để làm cơ sở cho việc hiện thực hóa các giải thuật huấn luyện cho mạng Neuron trên chip, và từ đó có thể mở ra các hướng thiết kế các ứng dụng xử lý thông minh trên chip.
- Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: Các mô hình NN lý thuyết đã có, các triển khai mô hình NN với các công cụ của các hãng nghiên cứu, các triển khai mô hình NN trên VLSI và FPGA.
- Tổng quan mạng Neuron nhân tạo: Nội dung này nêu tổng quan về mạng Neuron nhân tạo, các chế độ học, các luật học, cấu trúc mạng, mô hình toán học của neuron và hàm kích hoạt.
- Khái quát về FPGA và việc phần cứng hóa mạng Neuron: Nội dung này nêu kiến trúc chung của FPGA và một số vấn đề liên quan.
- Đồng thời khái quát cách triển khai phần cứng cho mạng Neuron trên nền FPGA.
- Thuật toán CORDIC: Nội dung này trình bày cơ sở lý thuyết thuật toán, các kiểu tính toán, đặc điểm cũng như tính năng của thuật toán - Thực hiện Neural Network trên FPGA: Nội dung này nêu lựa chọn một mô hình NN thích hợp cho việc triển khai trên phần cứng FPGA.
- Phần thiết kế được mô tả chi tiết với các bản thiết kế sơ đồ khối và mô tả chức năng của từng thành phần trong mô hình NN này.
- Đồng thời trình bày về các kết quả mô phỏng để kiểm tra chức năng hoạt động và đo đạc kết quả NN đã triển khai.Đóng góp mới của tác giả: Nghiên cứu và lựa chọn một phương pháp xấp xỉ hàm Sigmoid phù hợp cho việc triển khai NN trên phần cứng, triển khai thực tế mô hình NN trên FPGA đồng thời đưa ra đánh giá về kết quả thực hiện mô hình NN.
- d) Phương pháp nghiên cứu Lập kế hoạch nghiên cứu chi tiết, rõ ràng trước khi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu.
- Đồng thời thực hiện nghiên cứu gán liền với thực nghiệm trên các công cụ thiết kế để quan sát được kết quả mô phỏng với mô hình đang nghiên cứu.
- e) Kết luận Sau thời gian thực hiện luận văn, học viên đã nghiên cứu và nắm những kiến thức về các mô hình NN đã có cũng như các triển khai thực tế của NN trên FPGA của các một số hãng nghiên cứu.
- Học viên đồng thời đánh giá và lựa chọn một mô hình NN và phương pháp phù hợp để triển khai trên FPGA, thực hiện triển khai thực tế và đánh giá kết quả thực hiện trên FPGA.
- Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở phát triển cho những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến mạng Neuron và công nghệ VLSI, FPGA trong tương lai.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt