« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020 Tác giả luận văn: Lê Anh Tuấn Khóa: 2012B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Thái Thế Hùng Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Một yếu tố cũng vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng dạy nghề chính là chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.
- Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác.
- Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên chưa phát triển tương xứng với tiềm năng phát triển và lợi thế của tỉnh.
- Xuất phát từ thực tế trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài: “Xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh Phú Thọ giai đoạn làm đề tài thạc sỹ b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ.
- Khách thể nghiên cứu: Năng lực chuyên môn giáo viên dạy nghề.
- Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ.
- c) Nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Chương 1: Cở sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở trong nước và trên thế giới.
- Trong chương này, tác giả luận văn đã nghiên cứu những khái niệm cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, nghề, giáo viên và giáo viên dạy nghề.
- Tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên dạy nghề trong quá trình đào tạo nghề.
- và một số vấn đề về bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
- Chương 2: Thực trạng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ.
- Nội dung chính của chương 2 này tác giả đã tập trung phân tích thực trạng về năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ như trình độ đào tạo, trình độ nghiệp vụ sư phạm, trình độ kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ, tin học.
- của đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ.
- Qua tổng hợp, phân tích số liệu tác giả đã đưa ra những đánh giá về những mặt mạnh, mặt yếu về năng lực của đội ngũ giáo 2 viên dạy nghề của tỉnh Phú Thọ trên cơ sở so sánh với trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề của cả nước và khu vực trung du miền núi phía Bắc – nơi tọa lạc của tỉnh Phú Thọ.
- Trên cơ sở các đánh giá, nhận định trên giúp tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo vien dạy nghề tỉnh Phú Thọ sẽ được trình bày trong Chương 3.
- Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn đôi ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ.
- Luận văn đã đưa ra 6 giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ.
- Cụ thể : Xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao tham gia vào hoạt động dạy nghề.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ GVDN tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Tăng cường nguồn lực để bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên dạy nghề đặc biệt là bồi dưỡng kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm và năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ.
- Xây dựng các chương trình bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu, trình độ kỹ năng nghề, năng lực sư phạm nghề, năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ.
- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giám sát thực hiện việc bồi dưỡng đảm bảo chất lượng các khóa bồi dưỡng.
- Tổ chức các kỳ kiểm tra, đánh giá để xác định trình độ kỹ năng nghề và cấp chứng chỉ công nhận phù hợp cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ.
- d) Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích nghiên cứu các tài liệu, các văn bản, chủ trương, chính sách có liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng một số công thức toán học thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu một cách định lượng nhằm rút ra những kết luận khoa học.
- đ) Kết luận + Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ có mặt bằng cao hơn so với khu vực trung du miền núi phía Bắc và tương đương so với mặt bằng trình độ chung của đội ngũ giáo viên dạy nghề trên toàn quốc.
- Cơ cấu về giới tính không cân đối, tỉ lệ giáo viên dạy nghề là Nam chiếm tỉ trọng lớn (74.
- đây cũng là thực trạng chung của đội ngũ giáo viên dạy nghề trong khu vực và toàn quốc.
- Về nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên trên đại bàn tỉnh Phú Thọ cao hơn mặt bằng chung của khu vực cũng như của cả nước.
- Đây là một lợi thế không nhỏ của đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh.
- 3 + Trình độ kỹ năng nghề của các giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ có mặt bằng thấp hơn khu vực Trung du miền núi phía Bắc nhưng lại cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước.
- Tuy nhiên trình độ kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ còn thấp.
- Để đáp ứng yêu cầu dạy nghề trong thời kỳ mới thì việc bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh cũng như cả nước là hết sức cần thiết.
- Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ cao hơn mặt bằng chung của khu vực trung du miền núi phía Bắc và tương đăng với mặt bằng chung của cả nước.
- Đây cũng là yếu tố thuận lợi để bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên của tỉnh.
- Mặt bằng trình độ tin học của đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ là tương đương với mặt bằng trình độ chung của cả nước tuy nhiên lại thấp hơn so với mặt bằng chung của khu vực nếu tính đến theo số giáo viên có chứng chỉ A tin học trở lên.
- Nếu tính các giáo viên có chứng chỉ B tin học trở lên thì mặt bằng trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ là tương đương với mặt bằng chung của vùng và cao hơn so với bình quân của cả nước.
- Với việc đề xuất 6 giải pháp trên, hy vọng đề tài sẽ góp phần vào việc nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh Phú Thọ từ đó góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng và khu vực trung du miền núi phía Bắc cũng như cả nước nói chung.
- Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn PGS.TS

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt