« Home « Kết quả tìm kiếm

Các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tác giả luận văn: Lưu Văn Tiến Khóa: 2012B Người hướng dẫn: PGS.TS Đặng Danh Ánh Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài - Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo hiện nay đang là yếu tố sống còn của mỗi cơ sở đào tạo nghề nói riêng, và là vấn đề cấp thiết của ngành dạy nghề nói chung.
- Hiệu quả đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật còn thấp, còn lúng túng trong cách đánh giá hiệu quả đào tạo nghề và chưa tính được hiệu quả đào tạo nghề.
- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề tại trường.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu:Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ.
- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn chỉ đề cập tới lĩnh vực quản lý giáo dục(không phải là lĩnh vực giáo dục học) nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ.
- Do thời gian hạn hẹp, khi xét hiệu quả đào tạo mới dựa trên kết quả học tập, chưa xét tới góc độ tài chính.
- Khảo sát hiệu quả đào tào tạo nghề đối với 01 nghề, đó là nghề Điện công nghiệp, trình độ đào tạo Cao đẳng nghề.
- Đối lượng khảo sát là sinh viên nghề Điện công nghiệp, trình độ cao đẳng nghề, khóa 5, niên khóa vừa mới tốt nghiệp, số lượng 64 sinh viên của 03 lớp.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung chính của luận văn: Chương I, Giới thiệu cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu, đặc biệt làm rõ các khái niệm và cách tính hiệu quả đào tạo nghề, các đặc điểm, đặc trưng của hiệu quả đào tạo nghề và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đào tạo nghề.
- Chương II, làm rõ thực trạng hiệu quả đào tạo nghề tại Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Chương III, Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Đóng góp của đề tài.
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu.
- Làm rõ thực trạng hiệu quả đào tạo nghề tại Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- e) Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu tác giả đã làm rõ các khái niệm về chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, về quản lý, hoàn chỉnh các tiêu chí, nguyên tắc, phương pháp và các yếu tố của quá trình đào tạo nghề.
- Với phương pháp tiếp cận tổng thể tác giả đã nêu đặc điểm đặc trưng của hiệu quả đào tạo nghề và mối quan hệ giữa chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo, đồng thời nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đào tạo nghề.
- Đặc biệt tác giả đã tiến hành khảo sát và phản ánh được thực trạng hiệu quả đào tạo nghề tại trường: cụ thể là những ưu điểm, yếu điểm về hiệu quả đào tạo nghề của nhà trường hiện nay, như đã nêu trong chương 2.
- Để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề của nhà trường, tác giả đã đề xuất 6 giải pháp đồng bộ và lấy ý kiến của các nhà quản lý của nhà trường, doanh nghiệp, giáo viên và HSSV nhà trường, bằng phiếu khảo sát và các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại trường hiện nay.
- Kết quả thực nghiệm khảo sát đã khẳng định sự cấp thiết, tính thực tiễn và khả thi của các giải pháp đã đề xuất, từ đó có sự đúng đắn của giả thuyết khoa học nêu lên đã được minh chứng.
- Việc thực hiện các giải pháp đã đề xuất trong luận văn ít phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, chỉ cần huy động tối đa các điều kiện về nhân lực, tài lực và vật lực của Nhà trường cũng như mối quan hệ của trường với các cơ quan liên quan và các đơn vị sản xuất.
- Tuy nhiên, do điều kiện hạn hẹp về thời gian và khả năng, luận văn chưa tiến hành đánh giá hiệu quả đào tạo và quản lý đào tạo của các nghề trong các khoa của nhà trường và cũng chưa thể đề cập đến tất cả các khía cạnh của công tác đào tạo nghề: như vấn đề về tài chính, thiết lập hệ thống thông tin về thị trường lao động

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt