« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học Modul Đo lường điện của nghề Điện công nghiệp ở Trường Đại học Lao động- Xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Dạy học Modul Đo lường điện của nghề Điện công nghiệp ở Trường Đại học Lao động- Xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện” Tác giả luận văn: Bùi Thị Thu Hiền - Khóa Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Lý do chọn đề tài Đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện (NLTH) chú trọng vào kết quả đầu ra để sau khi học xong chương trình đào tạo, người học có NLTH được tất cả các công việc của nghề, đạt chuẩn quy định nên có nhiều cơ hội để tìm được việc làm.
- Mặt khác, đào tạo theo NLTH, dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực hiện được nguyên lý giáo dục: “học đi đôi với hành”, nhờ vậy nâng cao được chất lượng đào tạo.
- Hiện nay nhà nước ta đang có chủ trương phát triển đào tạo theo tiếp cận NLTH.
- Trường Đại học Lao động Xã hội- Cơ sở Sơn Tây cũng đang tích cực thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học.
- Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp dạy học theo tiếp cận NLTH tại trường còn đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
- Khả năng ứng dụng dạy học theo tiếp cận NLTH để xây dựng bài giảng tại các khoa chuyên môn thuộc khối kỹ thuật còn yếu.
- Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Dạy học Modul Đo lường điện của nghề Điện công nghiệp ở Trường Đại học Lao động- Xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện” làm đề tài Luận văn thạc sĩ của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Vận dụng PPDH theo tiếp cận NLTH vào dạy học mô đun Đo lường điện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học.
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học theo tiếp cận NLTH đối với môđun Đo lường điện.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp dạy học môđun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH tại Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả 2 Chương 1: Tác giả đã hệ thống hoá một số vấn đề về cơ sở lý luận của đào tạo theo NLTH như: Triết lý của đào tạo theo NLTH, nguyên tắc của đào tạo theo NLTH, dạy học theo NLTH, ưu và nhược điểm của dạy học theo NLTH, các điều kiện để dạy theo NLTH.
- Chương 2: Tác giả đã đánh giá thực trạng về mục tiêu và nội dung chương trình mô đun Đo lường điện, về các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học và tình hình về dạy học môđun Đo lường điện của nghề Điện công nghiệp ở Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội.
- Chương 3: Tác giả đã cấu trúc lại chương trình môđun Đo lường điện, xây dựng bài giảng và giáo án theo phương pháp tiếp cận NLTH cho 02 bài học: “Bài 1: Đo điện năng, Bài 2: Sử dụng đồng hồ vạn năng” và đã thực nghiệm sư phạm 02 bài học này.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã vận dụng Phương pháp nghiên cứu lý luận, Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để nghiên cứu đề tài.
- Kết luận Dạy học theo tiếp cận NLTH, thực hiện được nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành” và chú trọng vào kết quả đầu ra nên sau khi học xong chương trình đào tạo người học có nhiều cơ hội để tìm được việc làm.
- Với những ưu điểm nêu trên, đào tạo theo tiếp cận NLTH đang ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
- Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện và đánh giá thực trạng về dạy học môđun Đo lường điện của nghề Điện công nghiệp ở Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội.
- Trên cơ sở đó, đã vận dụng triết lý và nguyên tắc của đào tạo theo tiếp cận NLTH để xây dựng bài giảng và giáo án cho 02 bài học của môđun Đo lường điện.
- Đã thực nghiệm sư phạm 02 bài giảng này và lấy ý kiến của giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm về chất lượng cũng như hiệu quả dạy học.
- Kết quả cho thấy việc áp dụng dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện cho môn Đo lường điện tại Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội là cần thiết và khả thi, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt