« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng nhóm chỉ số chất lượng nhằm đánh giá và phân loại tình trạng phú dưỡng trên các hồ Hà Nội.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Xây dựng nhóm chỉ số chất lượng nhằm đánh giá và phân loại tình trạng phú dưỡng trên các hồ Hà Nội Tác giả luận văn: Nguyễn A Lăng Khóa: 2012B Người hướng dẫn: TS.
- Hoàng Thị Thu Hương Nội dung tóm tắt đề tài: 1.
- Lý do chọn đề tài: Ao hồ có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái và con người.
- Tuy nhiên hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới có khá nhiều hồ, đặc biệt tại các khu đô thị đang rơi vào tình trạng ô nhiễm mà điển hình là hiện tượng phú dưỡng.
- Hiện tượng phú dưỡng xảy ra trong các ao hồ gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái, gây suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm không khí, nguồn nước… và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người và đời sống các loài sinh vật thủy sinh.
- Nghiên cứu nhằm mục đích xác định chất lượng nước tại các hồ được lựa chọn nghiên cứu (17 hồ bao gồm các hồ nội thành và ngoại thành Hà Nội, từ đó lựa chon các nhóm chỉ số thích hợp để đánh giá và phân loại mức độ ô nhiễm cũng như mức độ phú dưỡng của các hồ, tìm ra được nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng ở các hồ này và đưa ra một số giải pháp cải thiện.
- Do vậy, tôi được giao đề tài “Xây dựng nhóm chỉ số chất lượng nhằm đánh giá và phân loại tình trạng phú dưỡng trên các hồ Hà Nội” để có thể tìm hiểu nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân và bản chất của vấn đề ô nhiễm môi trường trên thủy vực nước ngọt này.
- Mục đích nghiên cứu và phạm vi đề tài - Xác đinh chất lượng nước tại các hồ được lựa chọn nghiên cứu để đánh giá và phân loại mức độ ô nhiễm và mức độ phú dưỡng của các hồ trên địa bàn Hà Nội.
- Lựa chọn nhóm chỉ số thích hợp để đánh giá và phân loại mức độ phú dưỡng của các hồ - Đánh giá nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng và các giải pháp cải thiện.
- Nội dung nghiên cứu - Đánh giá chất lượng nước tại các hồ được lựa chọn nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu hóa lý và sinh học - Tính toán các nhóm chỉ số nhằm đánh giá và phân loại tình trạng ô nhiễm và phú dưỡng trên các hồ được lựa chọn nghiên cứu.
- Đánh giá tương quan giữa các chỉ số hóa học, các thông số ô nhiễm và các thông số cấu trúc của hồ - Lựa chọn các nhóm chỉ số thích hợp trong việc đánh giá và phân loại mức độ phú dưỡng của các hồ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước hồ.
- Đối tượng nghiên cứu Đề tài lựa chọn 5 hồ tiêu biểu thuộc nội thành và 12 hồ ngoại thành thành phố Hà Nội được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu là: Hồ Tây, Hồ Gươm, Hồ Bảy Mẫu, Hồ Thiền Quang, Hồ Trúc Bạch, Hồ Quan Sơn, Hồ Đồng Mô, Hồ Đồng Xương, Hồ Đồng Quan, Vực Hòa Xá, Vực Ninh, Vực Phù Lưu hạ, Hồ Hưng Thịnh (Vườn Vải), Hồ Yên Thịnh, Đầm Vân Trì, Đầm Cao Viên, Hồ Vạn Điểm.
- Phạm vi nghiên cứu - Không gian: 17 hồ được lựa chọn nghiên cứu bao gồm 5 hồ thuộc nội thành và 12 hồ ngoại thành thành phố Hà Nội - Thời gian nghiên cứu: Từ 06/2013 đến 03/2015 3.
- Kết luận: Đề tài luận văn tốt nghiệp tiêu đề” Xây dựng nhóm chỉ số chất lượng nhằm đánh giá và phân loại tình trạng phú dưỡng trên các hồ Hà Nội” đã dựa trên cơ sở phân tích khoa học, đánh giá và phân loại chất lượng nước trên các hồ được lựa chọn nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy.
- Hiện trạng ô nhiễm tại các hồ ở mức trung bình thấp.
- Kết quả đánh giá tình trạng ô nhiễm trên các hồ dựa trên chỉ sô WQI cho thấy duy nhất 1 hồ có chất lượng nước ở mức sạch, 14 hồ có chất lượng nước trung bình và 2 hồ nằm ở mức ô nhiễm.
- Hiện trạng phú dưỡng xảy ra ở tất cả các hồ và đều ở mức cao.
- Kết quả đánh gía mức độ phú dưỡng trên các hồ theo 4 chỉ số PO43-, Chl-a, TSI và TRIX cho thấy : phần lớn các hồ đều bị ô nhiễm phú dưỡng nặng trừ 2/17 hồ gồm H9 (Hồ Đồng Quan) và H11 (Vực Ninh) được đánh giá là trung dưỡng theo OECD-Chl-a.
- Việc sử dụng các chỉ số trong đánh giá chất lượng nước (WQI), phân loại mức độ phú dưỡng (PO43-, Chl-a, TSI, TRIX) là phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu.
- Các yếu tố độ sâu, diện tích và mức độ kè hồ có ảnh hưởng lớn đến tình trạng phú dưỡng hồ thông qua việc xác định nồng độ chất dinh dưỡng và mật độ sinh khối tảo được tích lũy trong hồ - Để đánh giá và phân loại mức độ phú dưỡng, nghiên cứu đã lựa chọn 3 chỉ số chính là Chl-a, TRIX và WQItổng Bên cạnh những kết luận ở trên, nghiên cứu cũng kiến nghị nên có thêm nhiều đề tài về hiện trạng phú dưỡng trên các hồ ở Hà Nội.
- Các đề tài nên được tiến hành sâu và rộng hơn, rộng hơn về số hồ được nghiên cứu, sâu hơn về tần suất, thời gian nghiên cứu.
- Việc mở rộng các nghiên cứu sẽ cho kết quả phân loại chính xác, chi tiết về chất lượng nước, mức độ phú dưỡng trên các hồ, đem lại lợi ích cho công tác quản lý, bảo vệ và phục hồi môi trường hồ Hà Nội Hà Nội, ngày tháng năm 2015 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Học viên CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt