« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn hóa doanh nghiệp Công ty Điện lực Hải Dương – thực trạng và phát triển.


Tóm tắt Xem thử

- VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG.
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp và tình hình xây dựng, phát triển VHDN của EVN.
- 1.1 Văn hóa doanh nghiệp và vai trò của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp 1.1.1.
- Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp.
- Vai trò của văn hoá doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp 18 Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Thực trạng quá trình xây dựng và phát triển VHDN của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
- Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
- Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
- Kết quả hoạt động của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
- Cấu trúc hữu hình của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
- Cách bài trí của Công ty và trang phục của nhân viên.
- Đánh giá tình hình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.
- Những thành công mà VHDN đã mang lại cho Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
- Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển VHDN ở Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng.
- Nâng cao nhận thức của CBCNV Công ty về vai trò của VHDN.
- Hoàn thiện việc xây dựng thể chế theo hướng nâng cao trách nhiệm cá nhân của mỗi người.
- Tăng cường đầu tư vật chất cho việc xây dựng VHDN.
- Nếu như văn hoá là yếu tố tạo nên sự khác biệt của một dân tộc này với một dân tộc khác thì văn hoá doanh nghiệp cũng là một nhân tố tạo nên những bản sắc riêng có ở một doanh nghiệp..
- Trên thực tế, văn hoá kinh doanh chỉ mới được bước đầu hình thành trong các doanh nghiệp Việt Nam và thực sự được coi trọng trong thời gian cách đây không xa.
- Song những gì mà các doanh nghiệp đã tạo dựng được đáng ghi nhận và khích lệ.
- Trong bối cảnh đẩy mạnh và chủ động hội nhập quốc tế quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những bước đi chiến lược đồng thời không ngừng phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá, những bản sắc văn hoá của mình để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh quốc tế.
- Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, đó là toàn bộ những nhân tố văn hoá được chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngày nay, việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp được hầu hết các doanh nghiệp chú trọng, quan tâm để tạo ra một thương hiệu mạnh và nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới..
- Với bề dày truyền thống cách mạng, hơn 45 năm qua, trên con đường xây dựng và trưởng thành, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương đã đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Điện lực Hải Dương cũng gặp không ít thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập với nền kinh toàn cầu.
- Để vượt qua những khó khăn này, Ban Lãnh đạo Điện lực Hải Dương đã có những chỉ đạo kiên quyết, đưa Điện lực Hải Dương có những bước phát triển nhảy vọt.
- Trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội cũng là một trong những nhiệm vụ chính trị xã hội quan trọng của Điện lực Hải Dương, đó cũng là.
- một nét văn hoá Doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương..
- Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương thân thiện, năng động, hiệu quả, với các mục tiêu: Xây dựng văn hoá mang bản sắc riêng của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương, có tầm ảnh hưởng mạnh, tác động và dẫn hướng hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức, tạo niềm tin trong công việc.
- Đây là cơ sở để xây dựng và phát triển doanh nghiệp bền vững.
- Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp kết hợp với nâng tầm thương hiệu Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương, tạo chuyển biến căn bản về văn hóa ứng xử và môi trường làm việc, nâng uy tín của Điện lực Hải Dương trong xã hội.
- Tuy nhiên, công việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp mới đi vào triển khai tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn điện lực Việt Nam nên còn có rất nhiều vướng mắc, khó khăn.
- Và đây cũng chính là lý do mà tôi đã chọn đề tài : “Văn hoá doanh nghiệp Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương - thực trạng và phát triển” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình..
- Câu hỏi nghiên cứu.
- Nghiên cứu đề tài này, Luận văn cần tập trung vào trả lời các câu hỏi:.
- Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) là gì, vai trò, tác dụng của nó đối với các DN nước ta nói chung, đối với Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương nói riêng?.
- Từ góc độ của lý luận VHDN và yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng VHDN của Tập đoàn Điện lực thì thực tế Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương đã làm được những gì, có chất lượng và hiệu quả không?.
- Làm thế nào để hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xây dựng VHDN tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương?.
- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở lý luận về VHDN xem xét, đánh giá thực trạng để tìm ra các giải pháp hoàn thiện, phát triển VHDN tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
- Tìm hiểu và đưa ra một số điểm căn bản về văn hoá doanh nghiệp, trước hết là văn hoá doanh nghiệp của Việt Nam..
- Xem xét, đánh giá thực trạng VHDN và công tác xây dựng VHDN tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương..
- Vận dụng lý thuyết đã nghiên cứu kết hợp với phân tích thực tiễn để đưa ra đề xuất xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp cho Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương..
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hoá doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (HDPC)..
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi không gian tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương hoạt động trên địa bàn của tỉnh..
- Văn hoá doanh nghiệp đã tồn tại trong quá trình phát triển của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương nhưng nó chưa được chuẩn hoá theo một hệ thống.
- Năm 2010 Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới bắt đầu triển khai xây dựng một mô hình văn hoá doanh nghiệp cụ thể cho tất cả các thành viên trong Tập đoàn.
- Đến nay, năm 2011 khi Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc được thành lập và tiếp tục triển khai văn hoá doanh nghiệp, mặc dù vậy văn hoá doanh nghiệp vẫn chưa thực sự được một bộ phận CBCNV nhìn nhận một cách nghiêm túc nên trong vấn đề nghiên cứu không tránh khỏi vướng mắc, khó khăn về phía tác giả..
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp và tình hình xây dựng, phát triển VHDN của EVN..
- Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng..
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN.
- 1.1 Văn hóa doanh nghiệp và vai trò của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
- Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp (VHDN).
- Chưa bao giờ khái niệm văn hoá lại được đề cập nhiều đến như vậy trong học thuật cũng như trong thực tế đời sống hiện nay.
- Bởi nói tới văn hoá là nói tới ý thức, cái gốc tạo nên “tính người” cùng những gì thuộc về bản chất làm cho con người trở thành chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộc sống, trong lao động sản xuất.
- Nói tới văn hoá còn là nói tới những nguồn nội lực để con người có thể sáng tạo, xây dựng và cải tạo cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ.
- Được xem là nền tảng, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của con người và xã hội, văn hoá có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như của toàn bộ cộng đồng.
- Nội lực của dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hoá truyền thống đã tích luỹ trong lịch sử của chính dân tộc mình.
- Quan điểm của Đảng ta tại Đại hội XI là sự phát triển bền vững của đất nước, xã hội nước ta phải dựa vào thế “ba chân kiềng” có vai trò tương đương nhau là kinh tế, chính trị, văn hoá..
- Trên thế giới, bất kể quốc gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường tồn thì phải có văn hóa riêng và doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó.
- Trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh trong một môi trường ngày càng phẳng, văn hóa doanh nghiệp càng trở nên quan trọng.
- Theo đó, có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp như là các giá trị tinh thần, vật chất và tri thức… được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, trở thành quan niệm, tập quán, truyền thống của doanh nghiệp đó..
- Văn hóa doanh nghiệp hiện nay đang là đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của giới doanh nghiệp, các nhà quản lý và trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp là gì, thì không phải doanh nghiệp nào cũng thấu hiểu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Trên thế giới có một số định nghĩa văn hoá doanh nghiệp như sau:.
- Theo Georges de Saite Marie, chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, "VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kị các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp".[10,tr18].
- Theo Edgar H.Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức, "VHDN (hay văn hoá công ty) là tổng hợp những quan niệm chung mà thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh".[10,tr19].
- Theo các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta, VHDN là trạng thái tinh thần và vật chất đặc sắc của một doanh nghiệp được tạo nên bởi hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một điều kiện lịch sử xã hội nhất định..
- Đỗ Minh Cương (2001), Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Maister (2005), Bản sắc văn hoá doanh nghiệp, NXB Thống kê..
- Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội..
- Đỗ Thị Phi Hoài (2009), Văn hoá doanh nghiệp, NXB Tài Chính, Hà Nội..
- Maxwell (2007), Phát triển kỹ năng lãnh đạo, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội..
- Nguyễn Mạnh Quân (2004), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội..
- Nguyễn Mạnh Quân (2004), “Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty: nhân cách của doanh nghiệp trong tương lai”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (80) Tr.
- Nguyễn Mạnh Quân (2006), Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội..
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2009), Tài liệu văn hoá EVN, Quyết định số 1314/QĐ-EVN..
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2009), Hồ sơ nhãn hiệu EVN, Quyết định số 609/QĐ-EVN..
- Tài liệu văn hoá làm việc và ứng sử của EVNNPC – Tháng 10 năm 2011..
- Tạp chí Điện lực số 6/kỳ 2 tháng 3 năm 2014..
- Tạp chí Điện lực số 8/kỳ 2 tháng 4 năm 2014..
- Tạp chí Điện lực số 10/kỳ 2 tháng 5 năm 2014.