« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát hiện trạng ô nhiễm các kim loại nặng ở cửa sông tại Hải Phòng và đề xuất các biện pháp quản lý.


Tóm tắt Xem thử

- Mạng lƣới sông ngòi và tình trạng ô nhiễm cửa sông tại Hải Phòng.
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng.
- Mạng lưới sông ngòi thành phố Hải Phòng.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cửa sông của Hải Phòng.
- Kim loại nặng trong môi trường.
- Phương pháp phân tích KLN trong nước và trầm tích.
- Hiện trạng môi trƣờng tại các cửa sông Hải Phòng.
- Các nguồn gây ô nhiễm nước khu vực cửa sông.
- Chế độ thủy văn tại khu vực khảo sát.
- Hàm lượng các kim loại nặng trong nước.
- Hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích.
- Mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng trong nước và trong trầm tích các khu vực cửa sông Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc các cửa sông Hải Phòng.
- 68 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Ước tính lưu lượng và thải lượng các chât ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đô thị ở Hải Phòng qua các năm.
- 26 Bảng 2.1: Các vị trí lấy mẫu nước và trầm tích.
- 29 Bảng 3.1: Các nguồn chính tác động đến môi trường khu vực cửa sông Hải Phòng.
- 37 Bảng 3.2: Giá trị trung bình hàm lượng các KLN trong mẫu nước tại khu vực cửa sông Nam Triệu.
- 40 Bảng 3.3: Giá trị trung bình hàm lượng các KLN trong mẫu nước tại khu vực cửa sông Lạch Tray.
- 43 Bảng 3.4: Giá trị trung bình hàm lượng các KLN trong mẫu nước tại khu vực cửa sông Văn Úc.
- 46 Bảng 3.5: Giá trị trung bình hàm lượng các KLN trong mẫu nước tại khu vực cửa sông Thái Bình.
- 49 Bảng 3.6: Giá trị trung bình hàm lượng các KLN trong mẫu trầm tích tại khu vực cửa sông Nam Triệu.
- 52 Bảng 3.7: Giá trị trung bình hàm lượng các KLN trong mẫu trầm tích tại khu vực cửa sông Lạch Tray.
- 54 Bảng 3.8: Giá trị trung bình hàm lượng các KLN trong mẫu trầm tích tại khu vực cửa sông Văn Úc.
- 56 Bảng 3.9: Giá trị trung bình hàm lượng các KLN trong mẫu trầm tích tại khu vực cửa sông Thái Bình.
- 58 4 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các cửa sông chính tại Hải Phòng - Hình ảnh của Google map.
- 16 Hình 2 1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước và trầm tích.
- 32 Hình 3.1: Biểu đồ hàm lượng các KLN trong nước khu vực cửa sông Nam Triệu .
- 41 Hình 3.2: Biểu đồ hàm lượng các KLN trong nước khu vực cửa sông Lạch Tray.
- 44 Hình 3.3: Biểu đồ hàm lượng các KLN trong nước khu vực cửa sông Văn Úc.
- 47 Hình 3.4: Biểu đồ hàm lượng các KLN trong nước khu vực cửa sông Thái Bình.
- 50 Hình 3.5: Biểu đồ hàm lượng các KLN trong trầm tích khu vực cửa sông Nam Triệu.
- 53 Hình 3.6: Biểu đồ hàm lượng các KLN trong trầm tích khu vực cửa sông Lạch Tray.
- 55 Hình 3.7: Biểu đồ hàm lượng các KLN trong trầm tích khu vực cửa sông Văn Úc 57 Hình 3.8: Biểu đồ hàm lượng các KLN trong trầm tích khu vực cửa sông Thái Bình.
- Các công cụ quản lý hữu hiệu nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặc biệt là quan trắc môi trường, đã và đang được áp dụng ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Khu vực cửa sông ven biển là đới tương tác mạnh mẽ của hai khối nước ngọt nguồn lục địa và khối nước biển có độ muối cao, chúng hòa trộn với nhau và tạo ra môi trường mang tính trung gian có các quá trình vật lý, hóa học, sinh vật học phức tạp làm phân tán và tích tụ các chất khác nhau.
- nguồn từ khí quyển, từ các hoạt động kinh tế trong khu vực và nguồn xuyên biên giới… Đây cũng là nơi tích lũy các chất ô nhiễm từ lục địa như các chất hữu cơ, kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật.
- Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,18 km/km2, hướng chảy của các con sông chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam.
- Tại Hải Phòng, các sông được thu gom và đổ ra biển qua hệ thống 04 cửa sông chính: Nam Triệu, Lạch Tray, Văn Úc và Thái Bình.
- Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu trong nước các sông tại Hải Phòng, tuy nhiên những nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong nước và trầm tích khu vực cửa sông còn rất ít.
- Để góp phần vào việc bảo vệ môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường cửa sông, tôi tiến hành đề tài “Khảo sát hiện trạng ô nhiễm các kim loại nặng ở cửa sông tại Hải Phòng và đề xuất cả giải pháp quản lý”.
- 6 Mục tiêu của đề tài: Khảo sát sơ bộ mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong nước và trầm tích của 04 khu vực cửa sông tại Hải Phòng.
- Phân tích và xác định hàm lượng của 10 kim loại nặng (As, Cd, Pb, Zn, Hg, Cr, Cu, Fe, Mn, Ni) trong nước và trong trầm tích tại khu vực cửa sông Hải Phòng.
- Đánh giá sơ bộ chất lượng nước, trầm tích và nguyên nhân ô nhiễm môi trường khu vực cửa sông làm cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực cửa sông.
- Mật độ sông, kênh trung bình trong cả nước đạt 0,60 km/km2.
- khu vực đồng bằng sông Hồng có mật độ 0,45 km/km2 , khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mật độ 0,68 km/km2, nơi có mật độ sông thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ [17].
- Tổng lưu lượng nước trung bình của các sông và kênh là 26.600 m3/s.
- Nước ta có khoảng 112 cửa sông lạch đổ ra biển, các cửa sông lớn thường bắt nguồn từ nước ngoài.
- Dọc bờ biển, trung bình cứ 23 km lại có một cửa sông.
- Vùng thượng lưu nước có chất lượng tốt, trừ khu vực thành phố Đà Lạt đã bị ô nhiễm nặng do hàm lượng cao của các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh [14].
- Khu vực ô nhiễm nhất là đoạn từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tới cầu Gia Bảy, DO đạt giá trị thấp nhất mg/l), BOD5, COD có giá trị rất cao (>1000mg/l).
- Hàm lượng NO2.
- Bình quân 2 năm trở lại đây, sông Nhuệ trung bình khoảng hơn một tháng có một đợt nước bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Hà Nam.
- Như vậy, thời gian để quá trình tự phục hồi môi trường nước sông Nhuệ khu vực hạ lưu là rất ngắn.
- Số lượng khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải vẫn đang ở mức trung bình (50 ÷ 60.
- Ô nhiễm Pb và Zn là một trong những điều đáng quan tâm do ảnh hưởng độc hại của chúng lên hệ sinh thái tại các cửa sông ở Úc, với hàm lượng rất cao 1000 µg.g-1 Pb, 2000 µg.g-1 Zn có thể tìm thấy trong trầm tích bị ô nhiễm.
- Hàm lượng Pb vô cơ trong trầm tích cửa sông ở Anh biến động từ 25 µg.g-1 trong khu vực không bị ô nhiễm đến hơn 2700 µg.g-1 trong cửa sông Gannel – là nơi nhận chất thải từ viêc khai thác mỏ chì.
- Tương tự như Pb, hàm lượng As cũng đã được xác định ở nhiều vùng cửa sông, vùng ven biển trên thế giới.
- Hàm lượng As trong trầm tích cửa sông đã được xác định từ 5 µg.g-1 ở cửa sông Axe đến hơn 1000 µg.g-1 trong các cửa sông có nhận nguồn thải từ các khu vực khai thác quặng mỏ kim loại.
- Hàm lượng Cd cũng được xac định ở Anh tại các cửa sông không bị ô nhiễm với hàm lượng 0,2 µg.g-1 , tại các cửa sông bị ô nhiễm nặng hàm lượng này có thể lên đến 10 µg.g-1 .
- Hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích ở sông này rất cao (480 mg.kg-1).
- Mạng lƣới sông ngòi và tình trạng ô nhiễm cửa sông tại Hải Phòng 1.2.1.
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng 12 * Vị trí địa lý Hải Phòng là một thành phố ven biển nằm ở vùng Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, có toạ độ địa lý từ 20o30’39” đến 21o01’15” vĩ độ Bắc và từ 106o23’39” đến 107o08’39” kinh độ Đông.
- Đặc điểm địa hình Địa hình thành phố Hải Phòng rất đa dạng, phía Bắc là vùng trung du với những đồng bằng xen kẽ đồi, núi.
- Đặc điểm khí hậu Hải Phòng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt.
- Mùa hè nóng, nền nhiệt độ trung bình đạt trên 25oC kéo dài từ tháng 5 ÷ 9, nhiệt độ cao nhất có thể đạt 35 ÷ 40oC, thường xuất hiện vào tháng 7.
- Trong mùa đông, khu vực này chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ trung bình 18 ÷ 20oC, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10oC.
- Độ ẩm trung bình hàng năm biến đổi từ 82 ÷ 84%, ở sâu trong đất liền là trên 85%.
- Lượng mưa trung bình năm là 1495,7 mm.
- Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa mưa, đạt tới cực đại vào tháng 8 (tháng có nhiều bão nhất ở vùng này) với lượng mưa trung bình lên tới gần 350 mm.
- Mỗi tháng trung bình chỉ quan sát được 6 ÷ 8 ngày mưa nhỏ.
- Tổng lượng bốc hơi hàng năm đạt trung bình 700 ÷ 750 mm.
- Độ mặn thay đổi theo mùa rõ rệt.
- Mùa cạn do lượng nước từ thượng nguồn đổ về ít cho nên độ mặn của nước sông tăng lên nhanh chóng.
- Nhìn chung, càng vào sâu trong sông, độ mặn thay đổi càng lớn.
- Theo chiều từ Bắc xuống Nam, xâm nhập mặn vào các sông của thành phố Hải Phòng có xu thế giảm dần.
- Theo thời gian, từ tháng 12 đến tháng 5, độ mặn trên các sông xuất hiện cao nhất.
- Theo kết quả tính toán bằng mô hình MIKE 11 của đề tài “Đánh giá hiện trạng nhiễm mặn và nghiên cứu khả năng khai thác các nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven biển thành phố Hải Phòng”, diễn biến độ mặn trên một số con sông cụ thể như sau: Sông Bạch Đằng có độ mặn cao nhất đạt 17,27‰, độ mặn thấp nhất đạt 5,3‰ và độ mặn trung bình đạt 10,94‰.
- Sông Cấm, độ mặn dao động từ 25 đến 1‰.
- Diễn biến độ mặn trên sông Cấm thể hiện dưới dạng đường cong trơn và không có đột biến tại khu vực hợp lưu với sông Kinh Thày, điều đó chứng tỏ dòng chảy từ sông Cấm sang sông Kinh Thày.
- Nhìn chung độ mặn trên sông Cấm không lớn.
- Độ mặn lớn nhất tại cửa Cấm là 13,73‰, độ mặn nhỏ nhất là 0,1‰ và độ mặn trung bình là 3,01‰.
- Sông Lạch Tray tại khu vực Kiến An, độ mặn cao nhất đạt 2,47‰, độ mặn thấp nhất đạt 0,2‰, độ mặn trung bình đạt 0,58‰.
- Theo khoảng cách, độ mặn 1‰ dao động từ 1 ÷ 32 km, trung bình là 22 km [15].
- Sông Văn Úc, độ mặn hầu như không thay đổi trong khoảng cách từ 0 ÷ 20 km tính từ cửa sông.
- Độ mặn luôn luôn dao động quanh trị số 26‰.
- Từ khoảng cách 20 -32 km, độ mặn thay đổi rõ rệt.
- Độ mặn thay đổi từ 26‰ xuống còn khoảng trên dưới 1‰.
- Từ khoảng cách lớn hơn 32 km, độ mặn hầu hết nhỏ hơn 1‰.
- Tại khu vực Quang Phục, độ mặn max đạt 10,80‰, độ mặn min đạt 0,1‰ và độ mặn trung bình đạt 0,99‰.
- Tại khu vực Khuể, độ mặn max đạt 8,5‰, độ mặn min đạt 0,1‰ và độ mặn trung bình đạt 0,67‰.
- Tại khu vực Trung Trang, độ mặn max đạt 0,15‰, độ mặn min đạt 0,13‰ và độ mặn trung bình đạt 0,13‰ Đây là độ mặn tương đối thích hợp để lấy nước vào hệ thống thủy lợi.
- Sông Thái Bình, độ mặn ít thay đổi trong phạm vi từ 0 ÷ 10 km tính từ cửa sông, dao động từ 27 ÷ 28‰.
- Độ mặn thay đổi lớn với khoảng cách từ 10 ÷ 16 km tính từ cửa sông, độ mặn trung bình trong đoạn này khoảng 7‰, mức độ triết giảm độ mặn trung bình 4‰/km.
- Độ mặn trong khoảng cách từ 16 ÷ 28 km có sự thay đổi gấp khúc lớn, đặc biệt là khoảng cách từ 18 ÷ 20 km.
- Ở khoảng cách lớn hơn 28 km, do ảnh hưởng của nhập lưu sông Mới - nối giữa sông Thái Bình và sông Văn Úc, độ mặn tăng lên từ 5‰ lên đến 10‰.
- Tại khu vực Đông Xuyên, độ mặn cao nhất đạt 13,5‰, độ mặn thấp nhất đạt 0,1‰, độ mặn trung bình là 1,78‰.
- Tại khu vực Cống Rỗ, độ mặn cao nhất đạt 1,2‰, độ mặn thấp nhất đạt 0,1‰ và độ mặn trung bình đạt 0,19‰.
- Tại khu vực Phú Lương, độ mặn cao nhất đạt 1,53‰, độ mặn thấp nhất đạt 0,1‰ và độ mặn trung bình đạt 0,28‰.
- Nhìn chung, độ mặn trung bình tại các vị trí trên nhỏ hơn 1‰ do đó thích hợp để lấy nước phục vụ sản xuất [15].
- Mạng lƣới sông ngòi thành phố Hải Phòng Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,18 km/km2, hướng chảy của các con sông chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam, sông uốn khúc nhiều vận tốc dòng chảy không lớn, lượng phù sa lớn tạo thành nhiều bãi bồi trong lòng sông và ở các cửa sông, làm cản trở giao thông đường thuỷ và luồng lạch vào cảng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt