« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu áp dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) để đánh giá chất lượng nước sông La, tỉnh Hà Tĩnh.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Nghiên cứu áp dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) để đánh giá chất lượng nước sông La, tỉnh Hà Tĩnh Tác giả luận văn: Đặng Thị Minh Liên Khóa: 2012B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Lý do chọn đề tài Để đánh giá CLN, người ta thường dựa vào việc phân tích các thông số CLN riêng biệt, rồi so sánh từng thông số đó với giá trị giới hạn được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
- Cách làm đó khó lý giải về CLN cho cộng đồng cũng như không cho phép đánh giá một cách tổng quát CLN, không phân loại, phân vùng được CLN… và do vậy, sẽ khó khăn cho việc giám sát và quản lý CLN.
- Để khắc phục những vấn đề trên, đồng thời tạo ra cơ sở thuận lợi cho việc giám sát và quản lý CLN, cần phải có một thông số mô tả tổng quát và dễ hiểu về CLN, cho phép lượng hóa được CLN.
- Một trong những thông số tổng quát đó là Chỉ số Chất lượng nước (Water Quality Index, viết tắt là WQI).
- Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về WQI ở các sông miền Trung.
- Song chưa có một nghiên cứu nào về WQI cho sông La, tỉnh Hà Tĩnh.
- Tháng 7/2011, Tổng cục Môi trường (TCMT) Việt Nam ban hành Quyết định số 879/QĐ-TCMT bắt buộc áp dụng trong cả nước mô hình WQI với 9 thông số để đánh giá CLN sông.
- Song, cho đến nay do chưa được tập huấn triển khai và mô hình đó không dễ áp dụng, nên Quyết định đó chưa đi vào thực tế ở đa số các tỉnh/thành phố trong cả nước.
- Một vấn đề khác được đặt ra là mô hình WQI do TCMT Việt Nam ban hành có áp dụng phù hợp cho các sông ở nước ta không, vì mô hình đó chưa được kiểm chứng trong thực tế.
- Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu áp dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) để đánh giá chất lượng nước sông La, tỉnh Hà Tĩnh” đã được thực hiện.
- Mục đích nghiên cứu và phạm vi đề tài Mục đích nghiên cứu - Góp phần thiết lập cơ sở dữ liệu nền về chất lượng nước.
- Nghiên cứu lựa chọn một mô hình WQI phù hợp để đánh giá chất lượng nước tổng quát của sông La phục vụ công tác quản lý và giám sát CLN sông La.
- Phân loại, phân vùng chất lượng nước sông La.
- Nội dung nghiên cứu - Thu thập các số liệu có sẵn về CLN sông La trong 2 năm 2012 và 2013.
- Lấy mẫu và phân tích các thông số CLN sông La trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 8/2014 (gồm 04 đợt lấy mẫu tại 07 mặt cắt), bao gồm.
- Các thông số vật lý: nhiệt độ, độ dẫn điện (EC), chất rắn lơ lửng (SS), độ đục (TUR.
- Các thông số hóa học: pH, DO, BOD5, COD, N-NH4, N-NO3, P-PO4, tổng sắt tan (Fe.
- Thông số vi sinh: tổng coliform (TC).
- Và đánh giá CLN sông La dựa vào các thông số riêng biệt.
- Tính WQI theo mô hình của TCMT Việt Nam ban hành năm 2011 và phương pháp tính WQI theo mô hình Bhargavar-WQI cải tiến áp dụng thực tế cho sông La.
- Áp dụng mô hình WQI lựa chọn được để tính toán WQI và đánh giá CLN sông La theo không gian và thời gian.
- Phân loại, phân vùng CLN sông La.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Chất lượng nước mặt sông La * Các thông số lựa chọn để đánh giá - Thông số vật lý: nhiệt độ, độ đục, tổng chất rắn lơ lửng (TSS.
- Thông số hóa học: pH, DO, COD, BOD5, NH4+, PO43.
- Thông số vi sinh: tổng Coliform.
- Vị trí quan trắc Dựa vào hiện trạng sử dụng nước, các nguồn tác động của từng đoạn trên sông La để lựa chọn các vị trí quan trắc, lấy mẫu.
- Phạm vi nghiên cứu  Không gian - Sông La -huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh  Về thời gian - Thời gian nghiên cứu từ 12/2013 đến 03/2015 Kết luận  Qua đánh giá CLN dựa vào các thông số CLN riêng biệt đã cho thấy: đa số các thông số CLN sông La đều thoả mãn tiêu chuẩn loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT (sử dụng tốt cho mục đích cấp nước tưới tiêu và các mục đích khác như loại B2).
- Những lo lắng về CLN sông La bao gồm: độ đục tăng cao khi có mưa to.
- Các kết quả phân tích và đánh giá CLN sông La dựa vào các thông số riêng biệt đã góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu nền về CLN cho địa phương.
- Trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn mô hình WQI tổng quát (hay đa mục đích sử dụng), đã lựa chọn được mô hình phù hợp cho sông La là mô hình Bhargava - WQI cải tiến với 10 thông số CLN lựa chọn (pH, DO, SS, EC, BOD5, COD, N-NO3, N-NH4, P-PO4 và TC).
- Mô hình này không chỉ cho phép theo dõi nhạy về diễn biến CLN sông, mà còn có thể đưa thêm vào mô hình các thông số CLN khác, khắc phục được tính “cứng nhắc” và “mập mờ” so với mô hình WQI của TCMT Việt Nam ban hành năm 2011, hay nói cách khác, mô hình Bhargava – WQI cải tiến mô tả CLN nhạy hơn so với mô hình WQI do TCMT Việt Nam đề xuất.
- Đã áp dụng mô hình WQI lựa chọn để đánh giá biến động CLN sông La từ tháng 2 đến 8/2014 trong đoạn sông khảo sát (từ Ngã 3 Tam Soa đến Sông Lam).
- Kết quả cho thấy: CLN sông La nhìn chung khá tốt: 79% giá trị WQI đạt mức II (tốt) và thỏa mãn cho đa mục đích sử dụng.
- CLN sông tại mặt cắt M4 kém nhất: WQI chỉ đạt mức III (trung bình.
- Trên cơ sở WQI, bước đầu đã phân loại và phân vùng CLN sông La để phục vụ thuận lợi cho công tác quản lý nguồn nước ở địa phương

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt