« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
- Lý do chọn đề tài Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách của thành phố Hưng Yên.
- Chưa có công trình nghiên cứu nào một cách đồng bộ để đánh giá thực trạng quản lý, đề xuất hướng tái chế, tái sử dụng nguồn chất thải rắn sinh hoạt đô thị, nông thôn ở thành phố Hưng Yên cũng như trên địa bàn toàn tỉnh Hưng Yên.
- Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên” nhằm tìm ra biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt một cách hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu vực thành phố Hưng Yên.
- Luận văn được thực hiện với mục tiêu Điều tra đánh giá hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất những giải pháp quản lý, xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
- Luận văn có các nội dung chính - Tổng quan quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng tại thành phố Hưng Yên.
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hưng Yên.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên.
- Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp điều tra phỏng vấn - Phương pháp khảo sát thực địa - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Phương pháp dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 5.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội thì khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố phát sinh tương đối lớn với khoảng 92,394 tấn/ngày.
- Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên đầu người dao động từ kg/người/ngày và có sự khác biệt khá rõ ở các khu vực đô thị, khu vực có tốc độ đô thị hóa cao và khu vực nông thôn.
- Thành phần chính của CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố là chất hữu cơ dễ phân hủy với tỷ lệ khoảng 70- 75.
- Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt: Hoạt động thu gom CTR sinh hoạt đã được tiến hành sâu rộng và dần đi vào lề nếp tại hầu hết các địa phương.
- Tuy nhiên, công tác quản lý CTR sinh hoạt vùng nông thôn còn nhiều hạn chế như: vốn đầu tư thấp, nguồn nhân lực có trình độ thiếu, tỷ lệ thu gom và phân loại CTR sinh hoạt chưa cao.
- Đồng thời hoạt động xử lý CTR sinh hoạt của một số xã mới được sát nhập về thành phố vẫn chủ yếu là chôn lấp chưa bảo đảm vệ sinh và yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Lượng CTR sinh hoạt chưa được thu gom, đổ thải bừa bãi là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
- Dự báo phát sinh CTR sinh hoạt: đến năm 2020 thành phố Hưng Yên có dân số 157.352 người và hoàn toàn là dân số đô thị, tổng lượng phát sinh CTRSH là 43.542 tấn /năm 4.
- Các giải pháp quản lý CTRSH: Xây dựng, hoàn chỉnh khu xử lý CTR thành phố Hưng Yên, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý CTR cho khu vực đô thị và các điểm dân cư nông thôn theo hướng tăng cường tái chế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
- Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống và phương thức phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hưng Yên.
- Ký cam kết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt