« Home « Kết quả tìm kiếm

Tính toán, mô phỏng điện trường nhằm nâng cao hiệu quả của thiết bị phân tách tĩnh điện


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Tính toán, mô phỏng điện trường nhằm nâng cao hiệu quả của thiết bị phân tách tĩnh điện.
- Tác giả luận văn: Trần Việt Sơn Khóa: 2012B Người hướng dẫn: TS.
- Lã Minh Khánh Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Công nghệ kỹ thuật điện cao áp và tĩnh điện nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc chế tạo thiết bị công nghiệp, trong đó có thiết bị phân tách hạt.
- Hiện nay trên thực tế cũng đã có một số nghiên cứu và thử nghiệm các kỹ thuật sử dụng công nghệ cao áp tĩnh điện nhằm tách và phân loại các phần tử hoặc vật liệu có đặc tính khác nhau về điện từ.
- Kết quả của các nghiên cứu đó đã khẳng định tiềm năng của việc ứng dụng công nghệ phân tách này, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và phân tách sa khoáng Titan tại Việt Nam.
- Tuy nhiên những kết quả đạt được cho đến nay cũng chưa cho phép khẳng định công nghệ này đã hoàn toàn tối ưu, mà vẫn tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá những thông số ảnh hưởng chính tới mô hình thiết bị phân tách tĩnh điện, đưa ra cấu hình thiết kế nhằm nâng cao hiệu quả của thiết bị phân tách sử dụng công nghệ điện cao áp tĩnh điện.
- Tính toán, mô phỏng điện trường đối với mô hình công nghệ phân tách được lựa chọn nghiên cứu.
- Đề xuất cấu hình thiết kế cho thiết bị phân tách tĩnh điện sản xuất trong tương lai tại Việt Nam.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Luận văn đã thực hiện các nghiên cứu tổng quan lý thuyết nhằm đánh giá ưu nhược điểm của các cấu trúc thiết bị phân tách ứng dụng công nghệ cao áp tĩnh điện.
- Từ đó rút ra các nhận xét và đề xuất cho việc chế tạo thiết bị phân tách sử dụng điện cực tĩnh kiểu máng nghiêng tại Việt Nam.
- 2 Bên cạnh đó, luận văn đã thực hiện các mô phỏng lý thuyết nhằm phân tích quỹ đạo bay của hạt phân tách trong môi trường điện trường của thiết bị, đánh giá các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quỹ đạo bay của các hạt sa khoáng có tính chất vật lý khác nhau.
- Luận văn cũng thực hiện các đo đạc thực nghiệm thực tế trên mô hình thiết kế của thiết bị cụ thể tại phòng thí nghiệm cao áp của Bộ môn Hệ thống điện.
- Việc thực hiện các thí nghiệm này nhằm đánh giá quan hệ giữa hiệu suất phân tách của thiết bị đến các thông số chính có thể điều chỉnh được của mô hình thiết bị, bao gồm: mức điện áp sử dụng để tạo ra điện trường tĩnh điện trong thiết bị, tốc độ di chuyển của hạt, kích thước và khoảng cách điện cực.
- Các nghiên cứu trong luận văn được tiến hành trên cơ sở các hạt cần phân tách có tính chất về điện khác nhau (Ilmenite, Quartz, Zircon) trong thành phần sa khoáng Titan thu thập tại mỏ khoáng Titan Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, đã được phân tích đánh giá trong luận văn.
- d) Phương pháp nghiên cứu: Các nghiên cứu được thực hiện trong luận văn trên cơ sở phương pháp mô phỏng lý thuyết cho mô hình thiết bị cụ thể nhằm đánh giá các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới kết quả vận hành thiết bị.
- Bên cạnh đó luận văn áp dụng các thực nghiệm thực tế đối với các mẫu sa khoáng đã thu thập từ mỏ khoáng Titan Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
- Phần tổng quan lý thuyết trong luận văn áp dụng phương pháp điều tra, hồi cứu nhằm đề xuất mô hình thiết bị phù hợp.
- d) Kết luận: Các thí nghiệm đã thực hiện trong luận văn với các mẫu sa khoáng cụ thể cho phép thay đổi thông số của các nhóm yếu tố bao gồm kích thước hạt phân tách, góc nghiêng tương đối của điện cực, cường độ điện trường của môi trường phân tách.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy quan hệ giữa các thông số của mô hình thiết bị với hiệu suất phân tách, tạo cơ sở để thành lập đặc tính làm việc của thiết bị và cấu trúc thiết kế tối ưu.
- Các kết quả nghiên cứu này cũng là tiền đề cho việc thiết kế và tối ưu hóa thiết bị phân tách sau này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt