« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu cơ chế và giao thức phối hợp các phiên làm việc SIP(IMS) và XML(SOA).


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu cơ chế và giao thức phối hợp các phiên làm việc SIP(IMS) và XML(SOA).
- Lý do chọn đề tài Luận văn “Nghiên cứu cơ chế và giao thức phối hợp các phiên làm việc SIP(IMS) và XML(SOA)” nghiên cứu về các công nghệ báo hiệu và điều khiển dịch vụ trong kiến trúc IMS và SOA với mục đích đề xuất phương án và mô hình liên kết hai nền tảng công nghệ dịch vụ trong mạng viễn thông thế hệ mới với nền tảng công nghệ dịch vụ trong mạng Internet thế hệ mới (Web 2.0), nhằm tạo ra sự liên thông và tương tác giữa hai môi trường dịch vụ trên do đó cho phép tạo ra các dịch vụ thông minh và phong phú hơn.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn  Nghiên cứu giao thức SIP và điều khiển các phiên trong IMS.
- Nghiên cứu về mô hình SOA và các dịch vụ trong mô hình SOA.
- Nghiên cứu cơ chế phối hợp giao thức SIP và XML  Đề xuất ứng dụng vào trong việc triển khai ứng dụng mạng xã hội hoặc các dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên XML trên nền IMS.
- 2 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Lý thuyết về giao thức SIP, điều khiển phiên trong IMS và giao tiếp giữa IMS với các AS sử dụng giao thức SIP.
- Nội dung chính của luận văn và đóng góp của tác giả Chương 1: Chương 1 trình bày về kiến trúc IMS và lớp điều khiển phiên trong hệ thống IMS.
- Trình bày về giao thức SIP, lịch sử phát triển, vai trò của giao thức SIP trên mạng viễn thông và cấu trúc của bản tin SIP.
- Chương 2: Nghiên cứu về XML và mô hình SOA Chương 2 trình bày về ngôn ngữ đánh dấu XML, lịch sử phát triển và các quy tắc văn bản XML.
- Trình bày về khái niệm kiến trúc hướng dịch vụ SOA, các nguyên tắc, tính chất của hệ thống SOA và lợi ích của việc ứng dụng SOA trong thiết kế, phát triển phần mềm.
- Chương 3: Nghiên cứu cơ chế phối hợp giao thức SIP và XML Chương 3 trình bày về cơ chế quản lý phiên SIP trong IMS, khái niệm về SIP dialog, SIP transaction.
- Trình bày về định dạng dữ liệu XML trong Web service.
- Trình bày về cơ chế phối hợp giữa SIP và XML trong dịch vụ Game tương tác trên nền IMS.
- Chương 4: Xây dựng hệ thống thử nghiệm cơ chế phối hợp giữa SIP và XML Dựa trên những kết quả thu được từ việc nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa SIP và XML, chương 4 trình bày về phát triển module thử nghiệm cơ chế phối hợp SIP và XML trong Game AS nhằm cung cấp dịch vụ Game cờ caro trên nền IMS.
- Kết luận Luận văn trình bày về nghiên cứu giao thức SIP, ngôn ngữ đánh dấu XML và cơ chế phối hợp giữa SIP (trong IMS) với XML (trong SOA).
- Giao thức SIP và vai trò của SIP trên mạng viễn thông, lịch sử phát triển của giao thức SIP, cấu trúc bản tin SIP.
- Học viên tìm hiểu về XML và mô hình phát triển phần mềm hướng dịch vụ.
- Khái niệm về SOA và lợi ích khi phát triển và triển khai phần mềm hướng dịch vụ.
- Từ đó phân tích khả năng phối hợp của giao thức SIP và XML trong bối cảnh thực tế là phát triển và triển khai Game tương tác trên nền IMS.
- Cùng với việc kết nối giữa Game AS và Game Server dễ dàng thông qua module chuyển tiếp SIP-XML, việc phát triển Game server trở nên đơn giản hơn và sẽ tận dụng được các API mà Game AS cung cấp kết nối ra ngoài.
- Hướng phát triển tiếp theo của học viên là nghiên cứu sâu hơn cơ chế phối hợp làm việc giữa SIP và các định dạng dữ liệu khác mà Webservice đang hỗ trợ.
- Cụ thể là định dạng dữ liệu JSON, khi mà XML thể hiện một số hạn chế trong việc phát triển các ứng dụng di động như khả năng lưu trữ dữ liệu nhỏ và công cụ hỗ trợ phân tích XML không tương thích.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt