« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu điều khiển công suất lò phản ứng VVER.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu điều khiển công suất lò phản ứng VVER Tác giả luận văn: Trịnh Duy Anh Khóa: 2013B - Điều khiển và Tự Động Hóa Người hướng dẫn khoa học: TS.
- Điện hạt nhân là một trong những lựa chọn cần thiết, nhằm đa dạng hoá nguồn nhiên liệu, giảm sự phụ thuộc vào giá dầu, phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, tăng cường an ninh cung cấp năng lượng trung và dài hạn.
- Để đáp ứng lượng điện phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ dẫn tới bài toán điều khiển công suất của lò phản ứng hạt nhân mà đã được đề cập trong nội dung của bản luận văn này.
- Công suất lò phản ứng được điều khiển thông qua hai phương pháp: bằng cách nâng hạ các bó thanh điều khiển bên trong lò hoặc thay đổi lưu lượng nước chảy qua tâm lò phản ứng.
- Phương pháp điều khiển định vị các bó thanh điều khiển là phương pháp thông thường để điều khiển công suất lò phản ứng.
- Truyền động điều khiển nâng hạ các bó thanh điều khiển có thể sử dụng động cơ thông thường như động cơ không đồng bộ, thông qua đó có thể điều khiển công suất đầu ra lò phản ứng.
- Vì vậy luận văn đi nghiên cứu sử dụng động cơ không đồng bộ để nâng hạ các bó thanh điều khiển để điều chỉnh công suất của lò.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Tìm hiểu hệ thống điều khiển công suất lò phản ứng VVER1000.
- Xây dựng hệ thống điều khiển công suất lò phản ứng hạt nhân sử dụng động cơ không đồng bộ để truyền động nâng hạ bó thanh điều khiển.
- Cải thiện đáp ứng công suất đầu ra của lò sử dụng bộ điều khiển logic mờ FLC.
- Tóm tắt cô đọng nội dung chính Nội dung nghiên cứu đề tài được trình bày trong 3 chương cụ thể như sau: Đầu tiên, Chương 1 đi phân tích chi tiết cấu trúc của lò phản ứng hạt nhân VVER1000.
- Một lò phản ứng hạt nhân có khoảng 48 đến 73 bó thanh điều khiển.
- Mỗi bó lại được cấu tạo từ 24 thanh có chức năng hấp thụ neutron, được phân bố đều trong tim lò phản ứng.
- Các bó thanh điều khiển được nâng lên hay hạ xuống nhằm điều chỉnh một cách hợp lý công suất của lò phản ứng.
- Truyền động nâng hạ tải của các bó thanh điều khiển có thể sử dụng động cơ thông thường như động cơ không đồng bộ.
- Vì vậy, trong Chương 2 sẽ đi nghiên cứu phương pháp điều khiển vị trí động cơ không đồng bộ roto lồng sóc nhằm điều khiển nâng hạ các bó thanh điều khiển trong lò phản ứng hạt nhân VVER1000 để điều chỉnh công suất lò.
- Cấu trúc gồm vòng điều khiển công suất bên ngoài và vòng điều khiển vị trí và tốc độ bên trong.
- Các bộ điều khiển sử dụng cho vòng công suất, vòng vị trí và vòng tốc độ đều được sử dụng là bộ điều khiển PID.
- Cấu trúc điều khiển tốc độ động cơ được lựa chọn ở đây là cấu trúc DTC bởi vì cấu trúc điều khiển này cho đáp ứng tốc độ nhanh.
- Kết quả mô phỏng cho thấy đáp ứng công suất bám theo được lượng đặt mong muốn, tuy nhiên độ quá điều chỉnh của đáp ứng công suất lò lớn nên sẽ được khắc phục ở Chương 3, đó là xây dựng bộ điều khiển logic mờ ở vòng trong cùng điều khiển tốc độ để cải thiện đáp ứng công suất đầu ra lò phản ứng.
- Kết luận Luận văn đi nghiên cứu điều khiển công suất lò phản ứng hạt nhân VVER1000 thông qua điều khiển vị trí các bó thanh điều khiển.
- Phân tích cấu trúc chung hoạt động của lò phản ứng hạt nhân VVER1000.
- Xây dựng hệ thống điều khiển công suất lò phản ứng hạt nhân VVER1000 với vòng điều khiển bên ngoài là vòng công suất các vòng điều khiển vị trí và tốc độ ở bên trong.
- Xây dựng mô hình mô phỏng cấu trúc điều khiển công suất lò.
- Xây dựng hệ thống điều khiển công suất lò phản ứng hạt nhân sử dụng bộ điều FLC ở vòng điều khiển tốc độ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt