« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển hệ thống truyền thống không dây.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÔNG DÂY Tác giả luận văn: Trương Văn Bình Khóa: CH2014B Người hướng dẫn: TS.
- Đặng Quang Hiếu Từ khóa : MIL-STD-188-110, hệ thống 39 tones, đồng bộ thời gian, bù lệch tần số, DQPSK, mã kênh Reed Solomon.
- Lí do chọn lựa đề tài - Thiết kế hệ thống thông tin liên lạc giữa đất liền và hải đảo, liên lạc trong quân sự, hệ thống thông tin liên lạc không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng viễn thông.
- Hệ thống không dây sử dụng kênh điện li cao tần có đặc điểm nổi bật hơn so với các hệ thống thông tin khác là ít phục thuộc vào cơ sở hạ tầng, không đòi hỏi băng thông lớn, do đó nó ít bị gián đoạn bởi thiên nhiên cũng như con người.
- Hệ thống này thể hiện ưu điểm vượt trội của nó trong thông tin liên lạc quân sự hoặc liên lạc từ đất liền ra đảo xa.
- Trên thực tế hiện này các công trình nghiên cứu về hệ thống không dây sử dụng kênh điện li cao tần không được xuất bản nhiều.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Thiết kế hệ thống thu phát sóng ngắn (HF) theo chuẩn MIL-STD-188-110B.
- Tối ưu thuật toán máy thu để triển khai trên phần cứng và đánh giá hiệu năng của hệ thống trên kênh HF trong điều kiện địa lý Việt Nam.
- Phạm vi thực hiện của đề tài đã xây dựng được mô hình mô phỏng của hệ thống trên Matlab và mô hình mô phỏng thời gian thực trên Simulink.
- Cả hai mô hình này đều được mô phỏng thực hiện trong điều kiện kênh truyền vĩ độ thấp của việt nam theo đều xuất của tổ chức viễn thông quốc tế (ITU) và cho kết quả tỉ lệ lỗi bit thấp hơn ngưỡng yêu cầu của ITU.
- Sau đó, trên cơ sở phân tích các phương thức điều chế / giải điều cho kênh HF, luận văn lựa chọn hệ thống OFDM 30 sóng mang theo chuẩn MIL-STD-188-110 bao gồm: các yêu cầu của hệ thống thông tin sóng ngắn như băng tần, tốc độ bít, chiều dài khung dữ liệu và tần số lấy mẫu của hệ thống.
- Chương 2 trình bày về yêu cầu sử dụng thuật toán giảm nhiễu tiếng nói cho hệ thống HF và mô hình toán học cho hệ thống giảm nhiễu tiếng nói sử dụng hai microphone.
- Chương 4 trình bày các thuật toán sử dụng trong máy thu: thuật toán đồng bộ thô, thuật toán đồng bộ tinh, thuật toán giải mã tín hiệu và sửa lỗi bit tín hiệu.
- Kết quả mô phỏng thuật toán được thể hiện dưới dạng quan hệ giữa BER (tỉ lệ lỗi bit) và SNR (tỉ số năng lượng tín hiệu trên nhiễu).
- Chương 5 triển khai sơ đồ Simulink từ các thuật toán đã mô phỏng trên Matlab dựa trên việc phân chia thuật toán thành các khối chức năng nhỏ, sau đó các khối chức năng này sẽ được xây dựng bằng các khối cơ bản trong thư viện của Simulink.
- Sau đó thực hiện mô phỏng Monte-Carlo để vẽ quan hệ BER-SNR của hệ thống.
- Chương 6 tổng kết những kết quả đạt được của luận văn và đưa ra các công việc cần làm sắp tới để hoàn thiện hệ thống trên thực tế.
- Bước tiếp theo, từ mô hình toán học xây dựng mô hình mô phỏng, kiểm tra chức năng của hệ thống bằng công cụ Matlab.
- Trước khi triển khai thuật toán trên phần cứng cần có thêm một bước mô phỏng thuật toán trên Simulink, mục đích kiểm tra thuật toán theo thời gian, giảm độ phức tạp, tăng tốc độ thực hiện, và phân chia thuật toán thành các khối cơ bản, dễ dàng thực hiện được trên phần cứng.
- Kết luận Đóng góp của luận văn này là đã xây dựng được một hệ thống thu phát hoàn chỉnh từ một số tiêu chuẩn cho trước như tốc độ bit, băng thông, cấu trúc khung dữ liệu.
- Xây dựng mô hình, đánh giá kết quả mô phỏng của hệ thống trên phần mềm mô phỏng thời gian thực Simulink

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt