« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU -PHƢỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TÀU


Tóm tắt Xem thử

- TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƢỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Nguyễn Văn Hợp, Kiều Mạnh Hƣởng Phân hiệu – Trường Đại học Lâm nghiệp Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Bình Châu – Phước Bửu có diện tích 11.392 ha nằm trên địa phận hành chính 4 xã là Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận.
- Nơi đây tài nguyên cây thuốc chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế.
- Vì vậy, bảo vệ tài nguyên cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng đã trở thành yêu cầu cấp bách, nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế – xã hội hiện tại và tương lai.
- Mặt khác, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về đa dạng cây thuốc ở đây.
- Do đó, việc điều tra, nghiên cứu đa dạng cây thuốc có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn nhằm cung cấp những dẫn liệu mới, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên tại khu vực nghiên cứu (KVNC).
- ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.
- Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật bậc cao có mạch được cộng đồng người dân các xã tại KBTTN sử dụng làm thuốc để chữa trị bệnh.
- Phƣơng pháp nghiên cứu - Tiến hành phỏng vấn người dân và thầy lang có kinh nghiệm thu thái, sử dụng cây thuốc, bốc thuốc chữa trị bệnh.
- điều tra theo tuyến để thu thập mẫu vật dưới sự chỉ dẫn của cộng đồng người dân tại khu vực nghiên cứu.
- Xử lý và bảo quản mẫu: Mẫu thực vật được ép, xử lý sơ bộ ngoài thực địa rồi đưa về phân tích, xử lý, ngâm tẩm hoá chất, làm tiêu bản và lưu trữ tại Bộ môn Động thực vật, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Phân hiệu - Đại học Lâm nghiệp.
- Xây dựng bảng danh lục các loài cây thuốc theo hệ thống của Brummit (1992), tên khoa học được chỉnh lý thống nhất theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam .
- Kết hợp kết quả điều tra phỏng vấn người dân với tra cứu công dụng của các loài cây thuốc theo các tài liệu của Võ Văn Chi (2012), Đỗ Tất Lợi (1999), Đỗ Huy Bích (2006), Trần Đình Lý (1993).
- Xác định cây thuốc cần bảo tồn theo tài liệu Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nguyễn Tập (2007).
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.
- Đa dạng về thành phần loài cây thuốc Kết quả nghiên cứu thành phần loài cây thuốc tại 4 xã thuộc KBTTN Bình Châu – Phước Bửu, đã thống kê được 121 loài, 113 chi của 63 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch.
- Sự phân bố của các taxon trong các ngành là không đồng đều, đa số các taxon tập trung vào ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 58 họ chiếm 92,06% tổng số họ, 108 chi chiếm 95,58% tổng số chi, 115 loài chiếm 95,04% số loài của khu vực nghiên cứu.
- Các ngành còn lại đều có các taxon ở mỗi bậc chiếm tỷ lệ dưới 4%.
- Trong ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 45 họ chiếm 77,59% số họ, 90 chi chiếm 83,33% số chi và 96 loài chiếm 83,48% số loài 1180 .
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 của hệ.
- Tỷ lệ lớp Ngọc lan/lớp Loa kèn là 4,5: 1,3.
- Điều này cho thấy lớp Ngọc lan đóng vai trò chủ đạo của hệ thực vật làm thuốc.
- Từ đó có thể khẳng định được tính ưu thế của lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) và trong toàn khu vực nghiên cứu, chi tiết được trình bày trong bảng 1.
- Bảng 1 Thành phần loài cây thuốc tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phƣớc Bửu Họ Chi Loài TT Tên Việt Nam Tên khoa học Số Số Số.
- lƣợng lƣợng lƣợng I Ngành Thông đất Lycopodiophyta II Ngành Dương xỉ Polypodiophyta III Ngành Thông Pinophyta IV Ngành Ngọc lan Magnoliophyta Lớp Ngọc lan Magnoliopsida Lớp Hành Liliopsida Tổng Về đa dạng loài ở bậc họ, kết quả nghiên cứu đã thống kê được 38 họ đơn 1 loài, 13 họ có 2 loài, 4 họ có 3 loài, 3 họ có 4 loài, 2 họ có 5 loài và 3 họ có từ 7-8 loài.
- Ba họ có số lượng loài cây làm thuốc nhiều nhất là họ Đậu-Fabaceae và họ Trúc đào-Apocynaceae có cùng 8 loài (đều chiếm 6,61% tổng số loài của khu vực nghiên cứu), họ Cúc-Asteraceae (7 loài, chiếm 5,79% tổng số loài).
- Đây cũng là 3 họ có số lượng loài lớn trong hệ thực vật Việt Nam và có nhiều loài có giá trị làm thuốc.
- Về đa dạng loài ở bậc chi, kết quả nghiên cứu đã thống kê được 105 chi đơn loài chiếm 92,92% tổng số chi khảo sát, 8 chi có 2 loài chiếm 7,08% tổng số chi đã điều tra gồm Cissus, Drynaria, Connarus, Tetracera, Phyllanthus, Cassia, Melastoma,Cyperus.
- Như vậy, có thể thấy sự đa dạng về loài của các chi thấp.
- Đa dạng về dạng thân của cây thuốc Bên cạnh sự đa dạng số lượng các taxon thì sự đa dạng về dạng thân có một vai trò quan trọng.
- Bởi dạng thân thể hiện sự thích nghi của thực vật với môi trường sống của chúng.
- Từ kết quả nghiên cứu về dạng thân sẽ góp phần định hướng cho việc khai thác, trồng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc.
- Kết quả nghiên cứu cây thuốc tại 4 xã thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu cho thấy, cây thuốc nơi đây có 06 dạng thân chính.
- Kết quả được tổng hợp ở bảng 2.
- Nhóm có tỷ lệ cao nhất là cây thân thảo với 40 loài (chiếm 33,06.
- những loài cây này sống chủ yếu ở dưới tán rừng, trên các trảng cây bụi (đồi), khe suối chủ yếu tập trung ở các họ Costaceae, Asteraceae, Cyperaceae, Araceae, Poaceae, Zingiberaceae.
- Nhóm thứ 2 gồm những cây dây leo với 30 loài (chiếm 24,79.
- các loài này chủ yếu mọc ở các trảng cây bụi, ở dưới tán rừng, thuộc các họ Gnetaceae, Apocynaceae, Dilleniaceae, Menispermaceae, Piperaceae, Vitaceae.
- Nhóm thứ 3 gồm những cây thân gỗ với 26 loài (chiếm 21,49.
- Nhóm thứ 4 là cây thân bụi với 22 loài (chiếm 18,18%) các loài này tập trung ở một số họ như Malvaceae, Melastomataceae, Oleaceae, Simaroubaceae, Verbenaceae.
- Nhóm thứ 5 là dạng cây phụ sinh với 2 loài chiếm 1,65% chúng sống chủ yếu trên thân cây gỗ và vách đá ven biển thuộc họ Polypodiaceae.
- Nhóm có tỷ lệ thấp nhất là cây thân ký sinh với 1 loài (chiếm 0,83.
- Bảng 2 Số lƣợng và tỷ lệ các nhóm dạng thân của cây thuốc tại KVNC TT Dạng sống Số loài Tỷ lệ % 1 Thân thảo Dây leo Thân gỗ Thân bụi Phụ sinh 2 1,65 6 Ký sinh 1 0,83 Tổng 121 100 3.
- Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc Tùy mỗi loài cây mà bộ phận dùng để làm thuốc có thể khác nhau, có cây chỉ dùng được một bộ phận, có cây dùng kết hợp hai hay nhiều bộ phận hoặc dùng toàn cây.
- Điều này phụ thuộc vào các hợp chất hóa học có tác dụng điều trị các chứng bệnh nằm ở những bộ phận khác nhau của cây thuốc.
- Căn cứ tài liệu của Đỗ Tất Lợi (2003), Võ Văn Chi (2012) kết hợp với kết quả phỏng vấn các lương y ở địa phương.
- Chúng tôi đã thống kê được các bộ phận của cây thuốc, chi tiết được thể hiện tại bảng 3.
- Bảng 3 Đa dạng các bộ phận của cây thuốc tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phƣớc Bửu Số loài cây thuốc STT Bộ phận dùng cây thuốc Số lƣợng Tỷ lệ.
- 1 Thân, vỏ thân Rễ, vỏ rễ Lá Quả 9 7,44 5 Bộ phận khác (tinh dầu, nhựa, bào tử.
- 6 4,96 6 Hạt 5 4,13 7 Hoa 4 3,31 Kết quả bảng 3 cho thấy, bộ phận dùng là thân và vỏ thân có tới 40 loài, chiếm 33,06% số loài được khảo sát.
- Sử dụng rễ và vỏ rễ cây có 30 loài, chiếm 24,74% các loài chủ yếu là băm nhỏ rễ, vỏ rễ cây sau đó phơi khô để sắc uống như Cam thảo dây (Abrus precatorius L.
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 (Euodia lepta (Spreng.) Merr.
- tiếp đến là lá có 27 loài chiếm 22,31% các loài đại diện gồm có Mây nước (Flagellaria indica L.
- Nhóm sử dụng quả có 09 loài chiếm 7,44% nhóm này chủ yếu ăn sống khi quả chín hoặc xanh, gồm có Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.
- Nhóm sử dụng hạt có 5 loài chiếm 4,13% gồm một số đại diện Sầu đâu rừng (Brucera javanica (L.) Merr.
- Nhóm sử dụng hoa chữa bệnh gồm 4 loài chiếm 3,31% gồm Đại (Plumeria rubra L.
- Nhóm sử dụng bộ phận khác (tinh dầu, nhựa, bào tử.
- gồm có 6 loài chiếm 4,96% tổng số loài.
- Đa dạng các nhóm bệnh đƣợc chữa trị Dựa theo các tài liệu của Đỗ Tất Lợi (1999), Võ Văn Chi (2012) và kết quả phỏng vấn các lương y tại địa phương, đã thống kê được 15 nhóm bệnh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu.
- Trong đó, 3 nhóm bệnh có số lượng loài chữa trị cao nhất (trên 10 loài) là: nhóm bệnh ngoài da và xương khớp có cùng 19 loài đều chiếm 15,70% tổng số loài, nhóm bệnh do thời tiết có 13 loài, chiếm 10,74%.
- Các nhóm bệnh còn lại có số loài ít hơn, chi tiết được thể hiện trong bảng 4.
- Bảng 4 Sự đa dạng các nhóm cây thuốc chữa trị bệnh tại KVNC Tỷ lệ STT Nhóm công dụng của cây thuốc Số loài.
- Các loài cây thuốc quý hiếm cần ƣu tiên bảo tồn Kết quả bảng 5 cho thấy có 4 loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006).
- Đây cũng là các loài cây thuốc quý 1183 .
- TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT đang bị khai thác mạnh.
- Trên cơ sở kết quả điều tra nghiên cứu các ngành chức năng cần quan tâm và có chính sách ưu tiên trong việc bảo tồn các loài cây thuốc quý hiếm.
- Bảng 5 Thành phần loài cây thuốc quý hiếm cần ƣu tiên bảo tồn tại khu vực nghiên cứu Danh lục Đỏ Sách Đỏ Việt TT Tên khoa học Tên phổ thông cây thuốc VN Nam Drynaria bonii Christ.
- KẾT LUẬN Bước đầu đã xác định được 121 loài thực vật được sử dụng làm thuốc thuộc 113 chi và 63 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch đó là Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta).
- Trong đó, Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 58 họ, chiếm 92,06%.
- 108 chi, chiếm 95,58% và 115 loài, chiếm 95,04% so với tổng số họ, chi, loài cây thuốc đã điều tra.
- Có 38 họ đơn loài, 13 họ có 2 loài, 12 họ có từ 3-8 loài.
- Đã ghi nhận 6 dạng sống của cây thuốc.
- Bảy nhóm bộ phận của cây thuốc đã được cộng đồng người dân sử dụng trong đó, thân và vỏ thân có số lượng loài lớn nhất với 40 loài chiếm 33,06%, xếp thứ 2 là rễ và vỏ rễ với 30 loài, lá có 27 loài còn lại là quả 9 loài, bộ phận khác 6 loài, hạt 5 loài và thấp nhất là hoa chỉ có 4 loài chiếm 3,31%.
- Các loài cây thuốc tại đây có khă năng điều trị 15 nhóm bệnh khác nhau.
- 3 nhóm bệnh được chữa trị có số lượng loài nhiều nhất là bệnh ngoài da và bệnh xương khớp có cùng 19 loài.
- Các nhóm bệnh còn lại có số lượng loài chữa trị biến động từ 3-9 loài.
- Bốn loài được ghi nhận có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006) với cùng cấp đánh giá là VU (Sẽ nguy cấp).
- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007.
- Sách Đỏ Việt Nam (Phần II-Thực vật).
- Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật.
- Danh lục các loài thực vật Việt Nam.
- Từ điển cây thuốc Việt Nam.
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 6.
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB.
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.
- 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, NXB.
- Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Công ty Cổ phần Thiết kế chế bản và in công nghệ cao, Hà Nội