« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu sàng lọc các chủng xạ khuẩn và đánh giá khả năng sinh hoạt chất kháng Xanthomonas oryzae pv.oryzae gây bệnh bạc lá lúa.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đề tài: Nghiên cứu sàng lọc các chủng xạ khuẩn và đánh giá khả năng sinh hoạt chất kháng Xanthomonas oryzae pv.oryzae gây bệnh bạc lá lúa Tác giả luận văn: Trần Thị Hằng Khóa: 2013BCNSH Người hướng dẫn: TS.
- oryzae, bạc lá lúa, hoạt chất a) Lý do chọn đề tài: Lúa là một trong những loại cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam.Tuy nhiên, năng suất thu hoạch lúa luôn bị ảnh hưởng nặng nề do sự tàn phá của các loại bệnh như: bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá lúa, bệnh tungro,…trong đó đặc biệt nguy hiểm là bệnh bạc lá lúa.
- Các thống kê cho thấy bệnh bạc lá lúa có thể làm giảm năng suất lúa của khu vực châu Á đến 60% (Dai et al., 2007).
- Ở Việt Nam, bệnh bạc lá lúa đã được phát hiện ở rất nhiều vùng miền, đặc biệt là khu vực miền Bắc (E et al., 1999).
- Bệnh bạc lá lúa do một loại vi khuẩn gram âm Xanthomonas oryzae pv.
- Có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhưng cho đến nay, chưa có một phương pháp phòng trừ bệnh bạc lá lúa nào được đánh giá là hiệu quả, an toàn và kinh tế.
- Phương pháp chuyển gen để tạo giống lúa kháng bệnh chưa đạt được hiệu quả cao do phổ kháng quá hẹp của một hoặc hai gen được chuyển vào lúa.
- Các phương pháp hoá học cũng chưa thực sự thành công do tính đa dạng rất cao của các nòi Xoo, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nòi kháng thuốc (Gnanamanickam et al., 2009).
- Chính vì vậy, phương pháp kiểm soát sinh học (biocontrol) hiện nay được đánh giá rất cao do tính hiệu quả và mức độ an toàn đối với môi trường của phương pháp này.
- Một số nghiên cứu trên thế giới sử dụng các chủng Bacillus sp., Streptomyces sp.
- có khả năng kháng Xoo bước đầu cho thấy tiềm năng của phương pháp kiểm soát sinh học đối với bệnh bạc lá lúa (Gnanamanickam et al., 2009, Park et at., 2011).
- Xạ khuẩn là một nhóm vi sinh vật nhân sơ, thuộc giới các vi khuẩn gram.
- Xạ khuẩn được coi là nguồn sản xuất tự nhiên các chất kháng sinh và các chất có hoạt tính sinh học lớn nhất.
- Phan Thị Phương Hoa và các cộng sự tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật (VTCC), Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã sàng lọc 2690 chủng xạ khuẩn hiện đang lưu giữ ở VTCC và phát hiện 16 chủng xạ khuẩn có khả năng kháng cả 10 nòi Xoo được tìm thấy ở Việt Nam (Hoa et al., 2012 và các kết quả chưa được công bố).
- Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp kiểm soát sinh học hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ phun bào tử, phun dịch nuôi cấy lên cây trồng mà không hề biết thành phần, hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học cũng như các chất có thể gây hại khác do các chủng vi sinh vật này sinh ra.
- Chính vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo cần được tiến hành để xác định thành phần, cấu trúc hoá học của các chất có hoạt tính cũng như cải biến, tối ưu hoá chủng sinh chất có hoạt tính và nghiên cứu hàm lượng hoạt động để có thể ứng dụng rộng rãi chất có hoạt tính kháng Xoo từ xạ khuẩn trong công tác phòng trừ bệnh bạc lá lúa.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, phạm vi, đối tượng nghiên cứu : Lựa chọn được môi trường nuôi cấy và tách thu thích hợp hoạt chất kháng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.
- oryzae từ xạ khuẩn.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 16 chủng xạ khuẩn được phân lập ở Việt Nam, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật (VTCC), Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học.
- Chủng Xanthomonas oryzae pv.
- b) Nội dung nghiên cứu: Sàng lọc một số chủng xạ khuẩn có khả năng kháng Xanthomonas oryzae pv.
- Nghiên cứu điều kiện thích hợp để nuôi cấy xạ khuẩn sinh hoạt chất kháng sinh cao.
- Nghiên cứu tách chiết và tinh sạch sơ bộ một số hoạt chất có hoạt tính kháng sinh từ xạ khuẩn.
- d) Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp đục thỏi thạch, khuếch tán trên thạch và phương pháp sắc kỹ lỏng hiệu năng cao HPLC.
- e) Kết luận: Đã xác định được 4 nhóm hoạt chất có khả năng kháng lại vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt