« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu kỹ thuật thủy phân giới hạn pectin bằng enzyme tạo pectic oligosaccharide (POS).


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật thủy phân giới hạn pectin bằng enzyme tạo pectic oligosaccharide (POS).
- Nắm bắt được thực tiễn đó, các nhà sản xuất tích cực đẩy mạnh sản xuất cũng như nghiên cứu những dòng thực phẩm chức năng thế hệ mới, trong đó có prebiotic.
- Các nghiên cứu cho thấy POS có hoạt tính của một prebiotic, POS được các vi sinh vật có trong đường ruột sử dụng và sản phẩm của quá trình lên men này có những ảnh hưởng tích cực đối với cơ thể vật chủ.
- Hiện nay POS được sản xuất bởi một số phương pháp như tổng hợp hóa học, phân cắt pectin bằng chiếu xạ và sử dụng enzyme thủy phân giới hạn pectin.
- Trong đó, hướng nghiên cứu sử dụng enzyme thủy phân giới hạn pectin được quan tâm nhất do cho hiệu quả tốt nhất với điều kiện phản ứng enzyme êm dịu, thân thiện với môi trường, cường lực xúc tác của enzyme mạnh và đặc hiệu.
- Trên thế giới hiện nay đã có nhiều nghiên cứu công bố về quá trình thủy phân giới hạn pectin thu POS bằng phương pháp thủy phân gián đoạn và phương pháp thủy phân có tích hợp màng lọc.
- Tuy nhiên, trong nước vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu các kỹ thuật này.
- Từ đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu kỹ thuật thủy phân giới hạn pectin bằng enzyme tạo pectic oligosaccharide (POS.
- b, Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích: Xây dựng quy trình thủy phân giới hạn pectin thu POS có chất lượng và hiệu suất cao.
- Đối tượng: Nghiên cứu trên pectin chanh dây (tự thu nhận) và một số chế phẩm enzyme pectinase thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân + Xây dựng quy trình thủy phân gián đoạn + Xây dựng quy trình thủy phân có tích hợp màng lọc c, Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân giới hạn pectin bằng enzyme tạo POS.
- Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm Box-Behnken đã tìm được điều kiện tối ưu thủy phân gián đoạn pectin 3% (w/v) bằng enzyme Pectinex Ultra SP-L: tỷ lệ enzyme/cơ chất 44 U/g, pH 4,0, nhiệt độ 53°C, tốc độ khuấy 270 vòng/phút, thời gian thủy phân 4 giờ.
- Xây dựng được quy trình thủy phân pectin 1% (w/v) có tích hợp màng lọc với kích thước màng 1 – 50 kDa, màng 2 – 1 kDa, thời gian thủy phân ban đầu t1 : 90 phút, thời gian lưu dịch thủy phân ở bình 1 và bình 2 lần lượt là 30 phút và 60 phút, vận tốc dòng vdòng= 2 mL/min, hiệu suất thu hồi POS: 84,68%, hiệu suất thu hồi enzyme: 47,55%.
- d, Phương pháp nghiên cứu - Xác định hoạt độ polygalacturonase tổng (K.Kiss 2006, K.
- Xác định đường khử bằng phương pháp DNS (Miller, 1995.
- Xác định hàm lượng POS theo phương pháp thủy phân bằng axit, đường khử giải phóng ra được xác định theo kit D-galacturonic acid (Megazyme.
- Định tính POS bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC) (Esquivel, 2004.
- Xác định các thông số động học bằng phần mềm Sigma Plot 12.0 - Tối ưu hóa các điều kiện thủy phân gián đoạn tạo POS (phương pháp quy hoạch bậc 2 Box-Behnken) e, Kết luận 1.
- Quá trình thủy phân pectin bị ức chế bởi sản phẩm.
- Bằng phương pháp quy hoạch bậc 2 Box-Behnken đã tìm được điều kiện thực nghiệm tối ưu thủy phân pectin nồng độ 3% (w/v) bằng Pectinex Ultra SP-L tạo pectic oligosaccharide.
- Tỷ lệ enzyme/cơ chất 44 U/g - pH 4,0 - Nhiệt độ 53°C - Tốc độ khuấy 270 vòng/phút 4 - Thời gian thủy phân 4 giờ - Phổ sản phẩm thủy phân chủ yếu: mono, di, trigalacturonic acid.
- Thiết lập được hệ thống thủy phân pectin có tích hợp màng lọc cho thu nhận POS.
- Tỷ lệ enzyme/cơ chất: 36 U/g - pH: 4,0 - Nhiệt độ: 42˚C - Tốc độ khuấy: 225 vòng/phút - Thời gian tiền thủy phân cơ chất (bình 1): 90 phút - Thời gian lưu dịch trên hệ thống: 30 phút (bình 1) và 60 phút (bình 2

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt