« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở nam học sinh tiểu học Hà Nội năm 2012


Tóm tắt Xem thử

- Ảnh hưởng của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở nam học sinh tiểu học Hà Nội năm 2012.
- Béo phì là một bệnh đa nhân tố do tác động của các yếu tố dinh dưỡng, hoạt động thể lực và gen di truyền.
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở học sinh tiểu học nam tại Hà Nội..
- Một nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành trên 167 trẻ nam có tình trạng dinh dưỡng bình thường và 189 trẻ nam bị béo phì được chọn từ 31 trường tiểu học Hà Nội..
- Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến điều chỉnh theo tuổi và khu vực sống cho thấy những đặc điểm làm tăng nguy cơ béo phì là háu ăn (OR=3,6.
- trong khi, ăn chậm là một yếu tố bảo vệ làm giảm nguy cơ béo phì (OR=0,3.
- Các đặc điểm gồm tần suất ăn thức ăn nhanh, thời gian ngủ trưa, thời gian xem tivi, chơi điện tử, hoạt động thể thao và tập thể dục buổi sáng, và cách thức đến trường không liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ tiểu học nam tại Hà Nội..
- Từ khóa: béo phì, trẻ em nam, đặc điểm ăn uống, lối sống tĩnh tại, thời gian ngủ..
- Theo WHO, béo phì ở trẻ em là một vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm nhất ở thế kỷ 21 do béo phì ở trẻ gây ra nhiều hậu quả, như làm trẻ dậy thì sớm, gù vẹo cột sống, tăng nguy cơ các bệnh rối loạn chuyển hóa như: rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, rối loạn đường máu, ngoài ra còn có thể dẫn đến ngừng thở khi ngủ và tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư [1]..
- Điều đáng lo ngại là tại Việt Nam, trong những năm gần đây tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em có xu hướng tăng nhanh đặc biệt ở các thành phố lớn, tỷ lệ trẻ nam bị béo phì thường cao hơn trẻ nữ.
- Năm 1997, theo nghiên cứu của Lê Thị Hải ở học sinh 6-11 tuổi ở hai trường tiểu học nội thành thì tỷ lệ béo phì ở trẻ nam là 5,8%, ở trẻ nữ là 2,2% [2].
- năm 2011, con số này đã là 25,6% trẻ nam và 8,4% trẻ nữ béo phì khi nghiên cứu trên 13 trường tiểu học nội thành Hà Nội [3]..
- Béo phì là một bệnh đa nhân tố, trong đó các yếu tố chính là dinh dưỡng, hoạt động thể.
- Sự tăng nhanh tỷ lệ mắc béo phì trong thời gian gần đây, trong khi bộ gen của con người gần như không thay đổi đã gợi ý ảnh hưởng quan trọng của các yếu tố môi trường và lối sống cũng như sự tương tác giữa các yếu tố này và yếu tố di truyền [4].
- Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng đồng thời của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở trẻ nam 6-11 tuổi Hà Nội.
- Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp dữ liệu cho việc xác định các yếu tố nguy cơ của béo phì ở trẻ giúp cho công tác dự phòng bệnh béo phì hiệu quả ngay ở giai đoạn tiểu học..
- Phương pháp nghiên cứu 2.1.
- Thiết kế nghiên cứu.
- Sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh-chứng gồm 189 trẻ nam béo phì (nhóm béo phì) và 167 trẻ nam có tình trạng dinh dưỡng bình thường (nhóm bình thường) để xác định mối liên quan giữa một số đặc điểm ăn uống (đặc điểm háu ăn, đặc điểm tốc độ ăn, đặc điểm mức ăn mỗi bữa, sở thích một số loại thức ăn, tần suất ăn một số đồ ăn nhanh) và lối sống tĩnh tại (thời gian ngủ, xem ti vi, chơi điện tử, có hay không tập thể dục thể thao và phương thức đi đến trường) đối với bệnh béo phì ở trẻ em nam 6-11 tuổi Hà Nội.
- Nghiên cứu đã được hội đồng đạo đức Viện Dinh dưỡng quốc gia thông qua..
- Chọn đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh nam tiểu học Hà Nội béo phì và bình thường.
- Những trẻ bị béo phì do nguyên nhân bệnh lý được loại khỏi nghiên cứu.
- Bà mẹ hoặc người chăm sóc của các học sinh này là đối tượng để phỏng vấn, thu thập thông tin.
- chọn từ đề tài “Nghiên cứu mối liên quan giữa gen và lối sống đối với nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội”, mã số: 01C–.
- 08/05–2011–2 - là học sinh tại 31 trường tiểu học nội thành và ngoài thành Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 9/2011-4/2012..
- Tiêu chuẩn xác định trẻ bình thường và béo phì: trẻ bình thường và béo phì thoả mãn cả hai tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) năm 2007 (WHO 2007) và Tổ chức hành động vì béo phì quốc tế (The InternatinalObesity Task Force) năm 2000 (IOTF 2000).
- Theo tiêu chuẩn WHO 2007 sử dụng Z-score BMI theo tuổi và giới: ngưỡng từ -2SD đến +1SD được dùng để xác định trẻ bình thường.
- ngưỡng≥+2SD được dùng để xác định tình trạng béo phì [5].
- Tiêu chuẩn IOTF 2000 đưa ra các ngưỡng xác định tình trạng dinh dưỡng cho trẻ từ 2-18 tuổi, tương đương với ngưỡng đối với tình trạng bình thường và béo phì sử dụng cho người lớn (18,5≤BMI<25kg/m 2 đối với bình thường và BMI≥30 kg/m 2 đối với béo phì) [6]..
- Thu thập và phân tích số liệu.
- Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập thông tin của học sinh gồm: tuổi, giới, nơi sống, đặc điểm háu ăn, đặc điểm tốc độ ăn, đặc điểm mức ăn mỗi bữa, sở thích một số loại thức ăn, tần suất ăn loteria+KFC, tần suất ăn xúc xích, thời gian ngủ trưa, ngủ tối, xem ti vi, chơi điện tử, có hay không chơi các môn thể thao (đá bóng, nhảy dây, đá cầu, tập múa, cầu lông, tennis, bơi, tập võ, chạy), có hay không tập thể dục buổi sáng và có tự đi đến trường (đi bộ hoặc xe đạp) không.
- Chiều cao đứng được đo bằng thước đo chiều cao đứng bằng gỗ (độ chính xác 0,1cm), kết quả tính bằng cm.
- cân điện tử SECA 890 (UNICEF) với độ chính xác 100g, kết quả tính bằng kg.
- Vòng eo, vòng hông được đo bằng thước dây, kết quả tính bằng cm..
- Các yếu tố nguy cơ đối với béo phì được xác định bằng phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến..
- Kết quả và thảo luận.
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
- Hai nhóm bình thường và béo phì không có sự chênh lệch về tuổi (P=0,983) nhưng nhóm béo phì có tỷ lệ trẻ ở khu vực nội thành cao hơn (63,3% so với 51,4%, P=0,018), có chiều cao, cân nặng, BMI, chu vi vòng eo, chu vi vòng hông, tỷ lệ eo hông cao hơn nhóm bình thường với P<0,0001 (bảng 1)..
- Đặc điểm Nhóm bình thường (n=167) Nhóm béo phì (n=189) P.
- Mối liên quan giữa một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại với bệnh béo phì ở trẻ em nam 6-11 tuổi Hà Nội.
- Kết quả phân tích đơn biến sự liên quan của một số đặc điểm ăn uống, lối sống tĩnh tại với bệnh béo phì ở trẻ em nam 6-11 tuổi Hà Nội được trình bày ở bảng 2.
- Các đặc điểm háu ăn, đặc điểm tốc độ ăn, đặc điểm mức độ ăn, sở.
- thích ăn béo và thời gian ngủ tối ảnh hưởng đến bệnh béo phì ở trẻ em nam 6-11 tuổi Hà Nội (P<0,0001), trong đó những đặc điểm làm tăng nguy cơ béo phì là: háu ăn (OR=13,4), ăn nhanh (OR=10,4), ăn nhiều (OR=25,5), thích ăn béo (OR=2,6), thời gian ngủ tối≤8 giờ (OR=2,3);.
- những đặc điểm làm giảm nguy cơ béo phì là: lười ăn (OR=0,1), ăn chậm (OR=0,2)..
- Mối liên quan giữa một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại với bệnh béo phì ở trẻ em nam 6-11 tuổi Hà Nội khi phân tích đơn biến.
- Đặc điểm OR (95%CI) P.
- Ăn bình thường 1.
- Háu ăn 13,4 (6,8-26,5) <0,0001 Đặc điểm háu ăn.
- Lười ăn 0,1 (0,1-0,3) <0,0001 Ăn bình thường 1.
- Ăn nhanh 10,4 (5,4-19,8) <0,0001 Đặc điểm tốc độ ăn.
- Ăn chậm 0,2 (0,1-0,4) <0,0001 Ăn bình thường 1.
- Ăn nhiều 25,5 (7,8-83,1) <0,0001 Đặc điểm mức ăn.
- ≤1,5 giờ 1 Thời gian ngủ.
- >8 giờ 1 Thời gian ngủ tối/ngày.
- <2 giờ 1 2-3 giờ 1,2 (0,8-1,9) 0,383 Thời gian xem ti vi và.
- Phân tích hồi quy đa biến logistic được thực hiện sau khi phân tích đơn biến để kiểm soát các yếu tố nhiễu và có sàng lọc bớt những biến có nhiều đối tượng thiếu thông tin và không có ý nghĩa thống kê bằng các mô hình phân tích forward: conditional, backward: conditional và.
- Bảng 3 là kết quả thu được từ phân tích hồi quy logistic đa biến với các biến có ảnh hưởng mạnh đến bệnh béo phì ở trẻ nam Hà Nội trước và sau khi điều chỉnh theo tuổi và khu vực sống..
- Mối liên quan giữa một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại với bệnh béo phì ở trẻ em nam 6-11 tuổi Hà Nội khi phân tích đa biến.
- Đặc điểm OR (95%CI) P OR* (95%CI) P*.
- Ăn bình thường 1 1.
- Háu ăn 3,5 (1,6-8,0) 0,003 3,6 (1,6-8,1) 0,003 Đặc điểm háu.
- Ăn nhanh 3,5 (1,6-7,6) 0,002 3,5 (1,6-7,8) 0,002 Đặc điểm tốc.
- Ăn nhiều 8,0 (2,2-28,7) 0,001 8,2 (2,3-29,5) 0,001 Đặc điểm mức.
- Thích ăn béo.
- Thời gian ngủ.
- Kết quả cho thấy, khi phân tích đa biến (trước và sau khi điều chỉnh theo tuổi và khu vực sống) thì những đặc điểm làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em nam Hà Nội là: háu ăn (OR*=3,6.
- thời gian ngủ tối≤8 giờ (OR*=2,3.
- P*=0,007), sở thích ăn béo cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì ở ngưỡng xấp xỉ có ý nghĩa thống kê (OR*=1,7.
- Đặc điểm ăn chậm là yếu tố bảo vệ, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ với OR*=0,3;.
- Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy một số đặc điểm ăn uống như ăn nhiều, ăn nhanh, háu ăn, sở thích ăn béo và ăn nhiều đồ ăn nhanh là các yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì ở trẻ.
- Nghiên cứu trên trẻ mẫu giáo Thành phố Hồ Chí Minh (2008) ghi nhận: trẻ ăn nhiều hơn 4 bữa một ngày có nguy cơ thừa cân, béo phì gấp 4,7 lần trẻ bình thường.
- trẻ bình thường [7].
- Nghiên cứu trên trẻ tiểu học Parkistan (2009) cho thấy trẻ em ăn thức ăn nhanh và đồ ăn nhẹ một lần hoặc hơn 1 lần/tuần có nguy cơ tăng béo phì lên 1,41 lần (95%CI=1,07-1,86) [8].
- Nghiên cứu ở học sinh tiểu học nam Nhật Bản cho kết quả khi trẻ ăn đến no căng làm tăng nguy cơ thừa cân lên 1,5 lần (95%CI=1,16-1,94) so với trẻ ăn bình thường, trong khi việc nhai kỹ làm giảm nguy cơ thừa cân (OR=0,37.
- Trong nghiên cứu này, thông tin về các đặc điểm ăn uống của trẻ như háu ăn, đặc điểm tốc độ ăn, đặc điểm mức ăn mỗi bữa thu được từ bà mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp trẻ.
- Háu ăn được xác định khi so sánh với trẻ bình thường mà không được hiểu là háu ăn bệnh lý.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi phân tích đa biến, kết hợp điều chỉnh theo tuổi và khu vực sống thì có các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì ở học sinh nam 6-11 tuổi Hà Nội là: háu ăn, ăn nhanh, ăn chậm, ăn nhiều, thời gian ngủ tối ≤8 giờ (với P*<0,05), sở thích ăn béo cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì ở ngưỡng xấp xỉ có ý nghĩa thống kê (P*=0,059) (bảng 3).
- giải thích do các đặc điểm ăn uống như háu ăn, ăn nhanh, ăn nhiều và thích ăn béo có ảnh hưởng lớn đến lượng thức ăn và loại thức ăn trẻ ăn trong ngày: những trẻ háu ăn, ăn nhanh, thích ăn béo có tổng năng lượng hấp thu cao hơn so với trẻ bình thường [10].
- Ngủ ít được xem là một yếu tố cơ cao dẫn đến béo phì ở trẻ do mất ngủ kích thích cơ thể tăng tiết hormone Ghrelin và giảm lượng hormone Leptin từ đó gây nên cảm giác thèm ăn [12]..
- Khi phân tích đơn biến và đa biến, không thấy mối liên quan của tần số ăn một số đồ ăn nhanh (loteria, KFC, xúc xích) với béo phì.
- Kết quả này có thể do việc ăn các thức ăn nhanh như ở các quán Loteria hay KFC chưa phổ biến nên chưa ảnh hưởng rõ rệt đến nguy cơ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học..
- Hoạt động thể lực thường xuyên làm tăng tiêu hao năng lượng giúp chống lại sự tăng cân, trong khi lối sống tĩnh tại và sự giải trí thụ động như xem tivi, chơi điện tử lại dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì.
- Theo nghiên cứu ở học sinh tiểu học Pakistan thì những trẻ hoạt động thể lực mạnh >2 lần/tuần giúp giảm nguy cơ thừa cân, béo phì (OR=0,49), những trẻ có lối sống ít vận động >1 giờ/ngày làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì lên 1,56 lần so với trẻ khác [8]..
- Nghiên cứu thuần tập tại thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2004-2009) cho kết quả:.
- thời gian dành cho các hoạt động thể lực giảm đáng kể trong giai đoạn 5 năm từ 87 phút/ngày xuống 50 phút/ngày và thời gian dành cho các hành vi ít vận động tăng lên từ 512 phút/ngày lên 600 phút/ngày dẫn đến tổng tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì tăng từ 14,2% lên 21,8% [13]..
- Trong nghiên cứu này, chưa thấy mối liên quan giữa béo phì và thời gian xem tivi, chơi điện tử,.
- thời gian ngủ trưa, đặc điểm chơi thể thao, tập thể dục sáng và cách thức đến trường với bệnh béo phì ở trẻ nam 6-11 tuổi.
- Điều này có thể được giải thích do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh tiểu học nam ở Hà Nội đều được học bán trú (ở trưa ở tại trường) với cùng chương trình học của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Những học sinh này có đặc điểm tương tự nhau về thể dục thể thao, thời gian ngủ trưa, cách thức đến trường..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi phân tích đa biến và điều chỉnh theo tuổi và khu vực sống thì những đặc điểm làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em nam Hà Nội là: háu ăn (OR*=3,6;.
- P*=0,007), sở thích ăn béo cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì ở ngưỡng xấp xỉ có ý nghĩa thống kê (OR*=1,7;.
- Đề tài được sự tài trợ của Sở Khoa học công nghệ Hà Nội trong “Nghiên cứu mối liên quan giữa gen và lối sống đối với nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội”, mã số 01C- 08/05-2011-2.