« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá sự ảnh hưởng của chất mang và hàm lượng kim loại đến hoạt tính xúc tác cho quá trình tổng hợp Fischer-Tropsch ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất thường.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá sự ảnh hưởng của chất mang và hàm lượng kim loại đến hoạt tính xúc tác cho quá trình tổng hợp Fischer-Tropsch ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất thường.
- Chính vì lý do đó chúng tôi đã đề xuất và thực hiện tổng hợp nhiên liệu lỏng từ khí tổng hợp bởi quá trình tổng hợp Fischer-Tropsch ở điệu kiện nhiệt độ thấp áp suất thường, như một phần để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi đi nghiên cứu sâu về sự ảnh hưởng của hợp phần xúc tác mà cụ thể là chất mang và hàm lượng kim loại đến sự phân bố sản phẩm, hoạt tính xúc tác và độ chuyển hóa của nguyên liệu.
- Sau đó chọn ra hợp phần tích hợp nhất để có thế áp dụng được vào thiết bị phản ứng lớp xúc tác cố định ở điều kiện nhiệt độ thấp áp suất thường.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả -Tổng hợp xúc tác với các loại chất mang khác nhau mà cụ thể là SiO2, MCM41, γ-Al2O3 với cùng một hàm lượng kim loại.
- Thử hoạt tính của xúc tác tổng hợp được bằng cách thực hiện phản ứng trên hệ thiết bị lớp xúc tác cố định.
- Phân tích đặc trưng hóa lý của xúc tác cùng với kết quả từ quá trình thử hoạt tính để đưa ra những lý giải khoa học từ đó chọn ra loại chất mang phù hợp với mục đích.
- Trên cơ sở chất mang đã có khảo sát hàm lượng kim loại hoạt động thích hợp nhất để tổng hợp xúc tác.
- Xúc tác đã tổng hợp được thử hoạt tính và được phân tích đặc trưng hóa lý.
- Với các kết quả đó chọn ra được hợp phần và hàm lượng xúc tác thích hợp nhất cho mục đích và điều kiện thực hiện của quá trình tổng hợp.
- thực hiện tại phòng phân tích hóa lý trường Đại học Khoa học tự nhiên.
- thực hiện tại phòng phân tích cấu trúc vật liệu đại học Bách khoa Hà Nội.
- Hấp phụ xung CO – thực hiện tại phòng phân tích hóa lý Đại học Sư phạm Hà Nội.
- thực hiện tại phòng phân tích cấu trúc vật liệu Đại học Bách khoa Hà Nội.
- e) Kết luận Từ các nghiên cứu đã thực hiện về vật liệu xúc tác trên cơ sở coban cho quá trình chuyển hóa khí tổng hợp thành nhiên liệu lỏng, có thể đưa ra một số kết luận: 1.
- Chất mang thích hợp nhất được sử dụng để làm hợp phần của xúc tác là SiO2, chất mang này làm tăng hoạt tính xúc tác cũng như góp phần tăng độ chọn lọc của quá trình qua đó làm tăng hiệu suất của quá trình.
- Hàm lượng kim loại 25% Coban trên chất mang SiO2 là mẫu xúc tác thích hợp nhất cho quá trình chuyển hóa khí tổng hợp thành nhiên liệu lỏng ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất thường.
- Tùy vào mục đích của quá trình mà chúng ta có thể sử dụng thêm 2 loại chất mang khác đó là γ-Al2O3 và MCM41

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt