« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển và ứng dụng công cụ CAD/ CAM/ CAE trong gia công phay, gia công tấm và ép phun.


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN TẤT BIÊN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CAD/ CAM/ CAE TRONG GIA CÔNG PHAY, GIA CÔNG TẤM VÀ ÉP PHUN.
- Sản phẩm nhựa hiện nay được sản xuất bằng nhiều phương pháp công nghệ khác nhau, trong đó ép phun là một phương pháp gia công nhựa chủ yếu và các sản phẩm của ép phun rất đa dạng chủng loại: sản phẩm gia dụng, điện thoại, linh kiện điện tử… Phương pháp ép phun hiện nay chủ yếu thử nhiều lần với những chế độ khác nhau để tìm ra bộ chế độ tối ưu cho chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu công nghệ, phương pháp này gây tốn kém thời gian, gây lãng phí nguyên vật liệu và tăng chi phí giá thành.
- Vậy vấn đề đặt ra: làm thế nào chúng ta có thể quản lý được các bộ thông số ép phun, quản lý được chất lượng sản phẩm của sản phẩm sau khi ép phun, từ đó giảm thời gian sản xuất, tăng năng suất sản xuất, tiết kiệm chi phí, với những vấn đề được đặt ra như vậy tạo cho tôi mong muốn được nghiên cứu vấn đề này.
- Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển và ứng dụng công cụ CAD/ CAM/ CAE trong gia công tấm, gia công phay và ép phun” do PGS.TS.Nguyễn Thị Hồng Minh hướng dẫn.
- Mục đích và phương pháp nghiên cứu Nhiệm vụ của đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các bài toán sau.
- Tìm hiểu các thông số ép phun và miềm tham số khảo sát của các thông số ép phun ảnh hưởng đến chỉ tiêu kích thước của sản phẩm.
- Chạy mô phỏng quá trình ép phun trên phần mềm Moldex3D.
- Xuất dữ liệu và xử lý kết quả mô phỏng.
- Thực nghiệm ép phun và kết quả thực nghiệm.
- Phương pháp lý thuyết sử dụng phần mềm CAE để chạy mô phỏng toàn bộ quá trình ép phun giống như thực tế để dự đoán & kiểm soát chất lượng của sản phẩm dựa trên kết quả tính toán của quá trình mô phỏng.
- 4 - Phương pháp thực nghiệm đã được sử dụng để kiểm tra các thông số ảnh hưởng trong quá trình ép phun thực tế và so sánh với phương pháp lý thuyết.
- Nội dung chính - Tổng quan về công nghệ ép phun và phần mềm mô phỏng Moldex 3D - Mô phỏng quá trình ép phun trên Moldex3D với bộ 3 thông số: thời gian điền đầy, thời gian giữ áp và thời gian làm lạnh.
- Tiến hành thực nghiệm quá trình ép phun với bộ thông số mô phỏng.
- Kết qủa và kiến nghị Qua quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát triển và ứng dụng công cụ CAD/ CAM/CAE trong gia công phay, gia công tấm và ép phun” với sự hướng dẫn tận tình của TS.
- Nghiên cứu và đưa ra các thông số ép phun ảnh hưởng đến chỉ tiêu kích thước của sản phẩm đó là: thời gian điền đầy fillingt, thời gian giữ áp packingt, thời gian làm lạnh ooc lingt .
- Khi tăng thời gian điền đầy kích thước chi tiết tăng, khi tăng thời gian giữ áp kích thước tăng, khi tăng thời gian làm lạnh thì kích thước chi tiết giảm.
- Trong ba thông số thì thời gian làm lạnh là thông số ảnh hưởng nhiều nhất đến kích thước thước còn thời gian điền đầy ảnh hưởng ít nhất đến kích thước sản phẩm.
- Dựa trên kết quả của 2 phương pháp mô phỏng và thực nghiệm thì xu hướng ảnh hưởng của các thông số ép phun (fillingt,packingt,ooc lingt) là như nhau.
- Hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong tương lai, tác giả dự định sẽ tiếp tục phát triển luận văn tốt nghiệp thạc sỹ này theo định hướng: “Tối ưu hóa bộ thông số ép phun nhằm khắc phục lỗi co ngót của sản phẩm bằng phần mềm Moldex3D

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt