« Home « Kết quả tìm kiếm

Hệ thống SMS trường học.


Tóm tắt Xem thử

- Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
- Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Đinh Xuân Thủy Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong viện Điện tử - viễn thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, thầy giáo hướng dẫn, bạn bè, người thân và đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành được luận văn của mình.
- Tác giả luận văn Đinh Xuân Thủy Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.
- Tổng quan về hệ thống thông tin di động GSM.
- Các hệ thống thông tin di động.
- Hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM.
- Các đặc điểm của hệ thống thông tin di động GSM.
- Tổng quan về dịch vụ SMS trong hệ thống thông tin di động GSM.
- 27 Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 4 1.2.7.3.
- Mô hình hệ thống SMS trường học.
- 38 Chƣơng 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG SMS TRƢỜNG HỌC.
- Các CSDL hệ thống của SQL Server.
- Việc trao đổi thông tin trong trường học.
- Các loại hình thông tin trong trường học.
- Ưu nhược điểm của các kênh thông tin.
- Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống.
- 48 Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 5 2.3.1.
- Sơ đồ khối hệ thống.
- Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống.
- 58 Chƣơng 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG SMS TRƢỜNG HỌC.
- Chức năng quản lý thông tin cá nhân.
- Xây dựng hệ thống.
- Các bước xây dựng hệ thống.
- Đánh giá hệ thống.
- 77 Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 6 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 2G, 3G Second Generation, Third Generation, Thế hệ thứ 2, 3 BSS Base Station Subsystem Phân hệ trạm gốc BTS Base Transceiver Station Trạm gốc CBGV Cán bộ giáo viên (giảng viên) CDMA Code Division MultiAccess Đa truy nhập phân chia theo mã CEPT European Conference of Postal and Telecommunications Administrations Tổ chức bưu chính viễn thông châu Âu CSDL Cơ sở dữ liệu EIR Equipment Identity Register Bộ nhận dạng thiết bị ETSI European Telecommunications Standards Institute Tổ chức Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu FDMA Frequency Division MultiAccess Đa truy nhập phân chia theo tần số GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung GSM Global System for Mobile Communications Mạng di động toàn cầu HSSV Học sinh sinh viên IMEI International Mobile Equipment Identity Số liệu nhận dạng di động quốc tế IMSI International mobile subscriber identity Bộ nhận dạng máy di động quốc tế ISDN Integrated Services for Digital Network Mạng số tích hợp đa dịch vụ LMSI Local Mobile Subscriber Identity số nhận dạng thuê bao di động nội bộ ME Mobile Equipment Thiết bị di động MS Mobile Station Máy di động MSC Mobile Switching Center Trung tâm chuyên mạch di động MSRN Mobile Station Roaming Number Số chuyển vùng thuê bao di động PDU Protocol Data Unit Đơn vị dữ liệu giao thức PIN Personal Identity Number Mật khẩu cá nhân Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 7 PLMN Public Land Mobile Network Mạng di động mặt đất RDBMS Relational Database Management System Hệ thống quản lý cơ sơ dữ liệu quan hệ SIM Subscriber Identity Module Thẻ đăng ký SMS Short Message Service Dịch vụ bản tin ngắn SMS Brand Name Tin nhắn thương hiệu TDMA Time Division MultiAccess Đa truy nhập phân chia theo thời gian TMSI Temporary Mobile Subscriber Identity Số nhận dạng thuê bao di động tạm thời UDDI UMTS Universal Mobile Telecommuication System Hệ thống viễn thông di động toàn cầu W3C World Wide Web Consortium Tiêu chuẩn Web W-LAN Wireless Local Area Network Mạng cục bộ không dây Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 8 DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 1.1 - SMS Gateway với chức năng chuyển tiếp.
- 24 Hình 1.3 - Chu trình gửi tin từ trạm di động đến tổng đài.
- 25 Hình 1.4 - Chu trình gửi tin từ đến tổng đài đến trạm di động.
- 27 Hình 1.6 - Hiệu quả quáng cáo qua điện thoại di động.
- 28 Hình 1.7 - Mô hình tổng quát hệ thống.
- 44 Hình 2.3 - Sơ đồ khối hệ thống.
- 49 Hình 2.4 - Sơ đồ tổng quát chức năng hệ thống.
- 49 Hình 2.5 - Sơ đồ khối chức năng quản lý người dùng.
- 50 Hình 2.6 - Sơ đồ khối chức năng quản lý nhân sự.
- 51 Hình 2.8 - Sơ đồ khối chức năng gửi tin nhắn.
- 52 Hình 2.9 - Bảng dữ liệu người dùng.
- 55 Hình 2.13 - Bảng thông tin chi tiết Cán bộ giảng viên nhân viên.
- 56 Hình 2.15 - Bảng thông tin chi tiết sinh viên.
- 57 Hình 2.17 - Thông tin chi tiết về các lớp.
- 66 Hình 4.2 - Giao diện chức năng quản lý các đơn vị.
- 68 Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 9 Hình 4.5 – Giao diện tính năng gửi điểm thi cho HSSV.
- 72 Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 10 MỞ ĐẦU 1.
- Trong các cơ sở đào tạo, nhu cầu trao đổi thông tin giữa nhà trường với cán bộ giảng viên (CBGV), học sinh sinh viên (HSSV), với gia đình của HSSV là rất lớn.
- Nhiều thông tin mà nhà trường cần phải thông báo gấp nhưng các kênh thông tin truyền thống khó có thể truyền tải được.
- Kết quả học tập, khen thưởng, kỷ luật, luôn là những thông tin cần cập nhật nhanh chóng không chỉ đối với HSSV mà còn đối với gia đình của các em.
- Làm thế nào để các bậc phụ huynh ở quê nhà nắm bắt được tình hình học tập của con em mình thường xuyên, liên tục, nhanh và chính xác nhất? Với những kênh thông tin truyền thống như website, thông báo bằng văn bản hay gọi điện thoại đều không thể truyền tải những thông tin như vậy một cách nhanh chóng, kịp thời đến một số lượng lớn người nhận.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và ý tưởng ban đầu về một kênh thông tin mới đơn giản, tiện dụng giữa nhà trường với CBGV, HSSV và gia đình, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và xây dựng một hệ thống gửi thông tin bằng SMS.
- Hệ thống này có thể truy nhập thông tin cá nhân của CBGV ở các khoa, viện quản ngành, các phòng ban, trung tâm và của HSSV các lớp, đồng thời xử lý các thông tin và gửi tín nhắn dạng văn bản đến các đối tượng cần thiết.
- Các thông tin cá nhân sẽ được lưu trữ trên hệ thống như như họ tên, quê quán, đơn vị, chức vụ, số điện thoại, điểm tổng kết Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 11 các học phần trong chương trình học của sinh viên.
- Hệ thống có thể gửi tin nhắn dạng văn bản vào điện thoại di động của các CBGV, HSSV, phụ huynh với nội dung như: thông báo mời họp, thông tin về học phí, điểm thi kết thúc học phần, thông tin về việc khen thưởng, kỷ luật… 2.
- Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là xây dựng một hệ thống truy nhập thông tin cá nhân của CBGV và HSSV trong toàn trường, đồng thời xử lý và gửi thông tin cần thiết đến các CBGV, HSSV và gia đình thông qua tin nhắn SMS.
- Hệ thống có thể gửi thông báo ngắn: thông báo mời họp, lịch nghỉ, lịch học, lịch thi, điểm thi, kết quả học tập, khen thưởng, kỷ luật… vào điện thoại di động cho cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên và phụ huynh.
- Hệ thống sẽ là một kênh truyền tải thông tin ngay lập tức và đồng thời đến một số lượng lớn người nhận.
- Và đặc biệt trong bối cảnh nhà trường chúng ta đang chuyển dần sang hình thức đào tạo tín chỉ, thì những thông tin đó sẽ rất quan trọng đối với không chỉ học sinh sinh viên mà còn đối với cả gia đình của họ.
- Các thông tin về kết quả học tập, rèn luyện sẽ được cập nhật liên tục để từ đó họ có thể yên tâm hơn, tin tưởng hơn vào quá trình đào tạo của nhà trường.
- Phân tích hệ thống  Xác định mục tiêu của hệ thống: Xác định yêu cầu là bước đầu tiên của quá trình phân tích hệ thống.
- Yêu cầu được phát hiện và cấu trúc lại trên cơ sở các thông tin dữ liệu khảo sát và nghiên cứu hệ thống thực.
- Do vậy, kết quả cũng như chất lượng của nó có một ý nghĩa quyết định chất lượng của hệ thống được xây dựng trong các bước sau này.
- Phỏng vấn - Quan sát - Điều tra bằng hỏi - Nghiên cứu tài liệu Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 12  Phân tích dữ liệu vào ra Mục tiêu phân tích dữ liệu là xác định các thông tin cơ bản, cần thiết của hệ thống, mô tả cấu trúc và mỗi quan hệ giữa chúng.
- Trên cơ sở những thông tin này để có thể tổ chức lưu trữ và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả.
- Ví dụ như: xác định các dữ liệu đầu vào cho hệ thống bao gồm những gì, lấy từ đâu, dữ liệu đầu ra sau khi xử lý là gì? b.
- Thiết kế hệ thống Quá trình thiết kế hệ thống là việc sử dụng các công cụ, phần mềm lập trình để xây dựng một hệ thống đảm bảo các yêu cầu đặt ra.
- Cụ thể hơn trong phần nghiên cứu này sẽ sử dụng phần mềm SQL Server để thiết kế, lưu trữ cơ sở dữ liệu, và phần mềm Visual Studio 2008 để xây dựng hệ thống.
- Vận hành kiểm thử và đánh giá hệ thống Công việc tiếp theo sau khi xây dựng xong hệ thống sẽ là kiểm tra khả năng hoạt động, các đảm bảo được các tính năng theo yêu cầu.
- Từ đó có thể kết luận, đánh giá về hệ thống.
- Nội dung nghiên cứu Luận văn được chia thành 4 chương, được trình bày trong 88 trang, bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Chƣơng 1: Tổng quan: chương này giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin di động GSM, đặc điểm hệ thống GSM.
- Đồng thời cũng giới thiệu dịch vụ SMS trong hệ thống GSM.
- Giới thiệu mô hình tổng quát hệ thống ứng dụng SMS Brand Name, và công cụ lập trình Visual Studio 2008.
- Chƣơng 2: Phân tích thiết kế hệ thống SMS trƣờng học: chương này trình bày những nội dung cơ bản về việc phân tích, thiết kế hệ thống SMS trường học.
- Việc phân tích các nhu cầu trong các đơn vị đào tạo để thấy được tính ưu việc của kệnh thông tin mới Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 13 qua SMS.
- Phần cuối chương trình bày về việc thiết kế các bảng cơ sở dữ liệu cho hệ thống.
- Chƣơng 3: Xây dựng hệ thống SMS trƣờng học: trên cơ sở đã có những phân tích để đưa ra được một CSDL thống nhất và mô hình đấu nối, chương 3 sẽ trình bày về việc xây dựng các lưu đồ thuật toán và sử dụng phần mềm Visual Studio 2008 để lập trình, xây dựng hệ thông theo các yêu cầu đã đặt ra.
- Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: chương cuối cùng này trình bày những kết quả nghiên cứu đã đạt được, vận hành thử những chức năng cơ bản của hệ thống.
- Đồng thời cũng đánh giá một cách khách quan về những ưu điểm và hạn chế của hệ thống.
- Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 14 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1.
- Tổng quan về hệ thống thông tin di động GSM 1.1.1.
- Các hệ thống thông tin di động Sự phát triển của công nghệ truyền thông di động là một trong những thành tựu nổi bật nhất về công nghệ và mục đích dịch vụ thương mại trong những thập niên gần đây.
- Sự phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu trải qua các thế hệ và hiện nay đang bước vào thế hệ thứ 3 (3G) của hệ thống công nghệ thông tin di động.
- Song, nhìn từ một khía cạnh khác thì những hệ thống của thế hệ thứ nhất (1G) là nền tảng cơ bản định hướng cho các thế hệ sau, nhìn chung những hệ thống này được xếp vào loại những mạng quốc gia dựa trên nền tảng công nghệ tương tự.
- Vào những năm 1980 công nghệ này đã được chuyển biến thành loại hình dịch vụ, các mạng đó đã được thiết kế cung cấp chủ yếu cho các thuê bao di động truyền thông chuyển tải giọng nói.
- Hệ thống công nghệ của thế hệ thứ 2 (2G) được xếp vào công nghệ kỹ thuật số, hệ thống này được sự giúp đỡ, ủng hộ của những Công ước quốc tế tạo đà cho khả năng vận hành một chiếc máy điện thoại di động vượt qua khỏi biên giới của một quốc gia.
- Bên cạnh lĩnh vực viễn thông truyền giọng nói bằng kỹ thuật số, với sự góp mặt của những hệ thống 2G, một loạt các dịch vụ số mới, với tốc độ truyền dữ liệu thấp đã trở nên phong phú và đa dạng.
- Cũng tại khoảng thời gian trong giai đoạn phát triển này, những loại hệ thống mới Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 15 bắt đầu nổi dậy phục vụ cho những thị hiếu riêng biệt.
- không những đó là những mạng di động mà còn có những giải pháp cho vô tuyến điện (Cordless), radio di động cho công cộng, vệ tinh và mạng vô tuyến cục bộ (W-LAN).
- Những hệ thống của thế hệ 2G đó là sự toàn cầu hóa của các hệ thống thông tin di động, trên quan điểm đó tầm quan trọng trong việc chuẩn hóa trên toàn cầu là rõ ràng và cần thiết.
- Giai đoạn phát triển cuối của loại mạng 2G đã cho ra đời nhiều dịch vụ đa phương tiện di động.
- Do yêu cầu của người dùng, trong những năm tới người ta hy vọng việc sử dụng hệ thống thông tin di động sẽ có xu hướng truy cập vào các dịch vụ đa phương tiện băng rộng như ở mạng cố định.
- Yêu cầu những loại hình dịch vụ này nằm ngoài khả năng của các hệ thống thuộc thế hệ 2G đương thời, là những dịch vụ mà chỉ cung cấp các dịch vụ thoại có tốc độ dữ liệu thấp.
- Sự phát triển và hội tụ của những công nghệ dựa trên các giao thức Internet và di động ngày nay chính là động lực cho sự phát triển của các hệ thống thuộc thế hệ thứ 3 (3G).
- Những hệ thống truyền thông di động 3G sẽ có khả năng phân phối các ứng dụng và dịch vụ với tốc độ dữ liệu lên tới và có thể vượt quá 2 Mb/s.
- Việc tiêu chuẩn hóa hệ thống 3G bởi Liên đoàn Viên thông quốc tế, trên phương diện toàn cầu người ta sẽ nhìn nhận ra đây là hệ thống Viễn thông di động Quốc tế 2000, bao hàm những hệ thống trong hộ gia đình mà cung ứng các dịch vụ tế bào, vô tuyến điện, W-LAN và vệ tinh.
- Ở Châu Âu hệ thống 3G sẽ được coi là hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS).
- Cho dù thoại vẫn có thể chiếm ưu thế trong những năm đầu của thế hệ mạng mạng 3G, song cũng sẽ có nhiều khả năng mạng sẽ vận hành những hệ thống với những ứng dụng đa phương tiện, chẳng hạn như dịch vụ thoại truyền hình ảnh, tra cứu trang Web… Khi công nghệ 3G mở ra, những ứng dụng dịch vụ với băng thông rộng sẽ thâm nhập thị trường theo khuynh hướng dữ liệu truyền tải với thông lượng lớn nhất.
- Hệ thống SMS trường học Đinh Xuân Thủy 16 Các nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy những đòi hỏi cần có sự ra đời của hệ thống mạng di động thế hệ thứ tư (4G) với việc truyền tải thông tin, dữ liệu tốc độ cao hơn có thể trên 2 Mb/s và khả năng sẽ đạt được 155 Mb/s trong một số môi trường nhất định, sẽ tiếp tục mở rộng các dịch vụ và ứng dụng trong khả năng phân phối.
- Do vậy việc phát triển hệ thống mạng di động 4G là một tất yếu trong thời gian sắp tới.
- Hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM GSM (Global System for Mobile Communications) là mạng thông tin di động toàn cầu.
- GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động trên thế giới do khả năng phủ sóng rộng khắp nơi cho phép người sử dụng có thể sử dụng điện thoại di động của họ ở nhiều vùng trên thế giới.
- Nó được xem như là một hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ hai (Second Generation, 2G).
- Tại Việt Nam, công nghệ GSM đã vào Việt Nam từ năm 1993 qua việc cung cấp hệ thống đầu tiên ở miền Bắc.
- triệu thuê bao, chiếm khoảng trên 90% số người dùng điện thoại di động tại Việt Nam .
- Với công nghệ SIM thuận tiện và roaming với hầu hết các quốc gia, đáp ứng những nhu cầu căn bản hiện tại của khách hàng như thoại, nhắn tin, truyền số liệu tốc độ thấp, GSM được dự đoán sẽ còn tiếp tục thống trị thị trường thoại di động toàn cầu trong thời gian tương đối dài nữa.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt