« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu, thiết kế hệ thống đo lường, bảo vệ, điều khiển tự động và thông tin điện lực cho trạm biến áp 110kV không người trực.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu, thiết kế hệ thống đo lường, bảo vệ, điều khiển tự động và thông tin điện lực cho trạm biến áp 110kV không người trực.
- a) Lý do chọn đề tài Tự động hóa trạm biến áp trong hệ thống điện đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lưới điện “thông minh” (Smart Grid), nâng cao chất lượng điện năng, giảm chi phí vận hành là xu thế phát triển trên toàn thế giới.
- Vì vậy em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế hệ thống đo lường, bảo vệ, điều khiển tự động và thông tin điện lực cho trạm biến áp 110kV không người trực” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành “Kỹ thuật điện Hệ thống điện”.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích: Nghiên cứu, thiết kế hệ thống đo lường, bảo vệ, điều khiển tự động và thông tin điện lực cho trạm biến áp 110kV không người trực.
- Đối tượng nghiên cứu: Loại trạm biến áp 110kV với cấu hình phổ biến trong hệ thống điện Việt Nam: có hai máy biến áp, phía 110kV có hai thanh cái.
- Phạm vi nghiên cứu: Thiết kế hệ thống đo lường, bảo vệ, điều khiển tự động và thông tin điện lực cho trạm biến áp 110kV không người trực dùng RTU560.
- c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và các danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục của luận văn, nội dung của luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về công tác vận hành trạm biến áp trong hệ thống điện.
- Chương 2: Nghiên cứu cấu hình các trạm biến áp 110kV thường gặp trong hệ thống điện Việt Nam.
- Chương 3: Các yêu cầu về đo lường, bảo vệ, điều khiển tự động và thông tin điện lực của trạm biến áp.
- Chương 4: Thiết kế hệ thống đo lường, bảo vệ, điều khiển tự động và thông tin điện lực cho trạm biến áp 110kV không người trực.
- 2 Chương 5: Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống được thiết kế cho trạm biến áp 110kV không người trực trong lưới điện Việt Nam.
- d) Phương pháp nghiên cứu - Tìm hiểu hiện trạng về tự động hóa trạm biến áp trên thế giới và Việt Nam.
- So sánh các giải pháp tự động hóa trạm, xác định giải pháp phù hợp cho trạm biến áp 110kV của Việt Nam.
- Nghiên cứu thiết kế hệ thống tự động hóa cho một trạm biến áp 110kV cụ thể.
- e) Kết luận Ngày nay, việc áp dụng các giải pháp tự động hóa cho trạm biến áp và xây dựng các trạm biến áp không người trực có thể mang lại lợi ích to lớn.
- Các nhà nghiên cứu và sản xuất đã đề xuất nhiều giải pháp khác nhau để hỗ trợ cho các hoạt động thương mại với mục đích nâng cao độ tin cậy, giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng.
- Hàng trăm chức năng tự động đã được xem xét và áp dụng trên nhiều khía cạnh khác nhau về điều khiển, giám sát và hỗ trợ về mặt thông tin.
- Trong đó các trạm biến áp được tự động hóa cao đóng vai trò quyết định.
- Xây dựng các trạm biến áp không người trực là yêu cầu cần thiết trong quá trình hiện đại hóa lưới điện, nhằm.
- Nâng cao độ tin cậy cho hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt