« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu một số loại rau gia vị Việt Nam.


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt luận văn 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu một số loại rau gia vị Việt Nam Tác giả luận văn: Nguyễn Minh Thắng Khóa: 2011 Người hướng dẫn: TS.
- Cung Thị Tố Quỳnh Nội dung tóm tắt: Lý do chọn đề tài: Từ xa xưa, các loại rau gia vị đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, rau gia vị còn xuất hiện thường xuyên trong văn hóa ẩm thực của các quốc gia trên thế giới.
- Ngoài ra tinh dầu của một số loại rau gia vị còn được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực: y học, dược phẩm và mĩ phẩm.
- Do vậy, đã có nhiều công trình khoa học trên thế giới nghiên cứu về tinh dầu rau gia vị và hoạt tính kháng khuẩn của nó.
- Nghiên cứu về thành phần hóa học trong tinh dầu rau gia vị tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về các hợp chất tạo hương gia vị có nguồn gốc tự nhiên.
- Ngoài ra, hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu một số loại rau gia vị là một lợi điểm để phát triển các nghiên cứu về phụ gia bảo quản thực phẩm hoặc được bổ sung vào thuốc như một thành phần giống như kháng sinh có nguồn gốc thiên nhiên, nhất là trong tình hình hiện nay, tình trạng vi khuẩn kháng các loại thuốc kháng sinh ngày càng tăng.
- Do vậy, tìm ra các thành phần hợp chất thiên nhiên có khả năng kháng khuẩn là hướng đi mới trong ngành dược phẩm.
- Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng kháng vi sinh vật của tinh dầu rau gia vị.
- Tinh dầu của các loại rau gia vị là một trong những loại tinh dầu chiến lược trên thế giới, được sử dụng trong công nghiệp hóa mỹ phẩm, dược, thực phẩm, thuốc lá.
- Ở nước ta, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp cho rất nhiều loài thực vật phát triển rất thuận lợi cho việc khai thác tinh dầu.
- Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu một số loại rau gia vị Việt Nam”.
- Tóm tắt luận văn 2 Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu một số loại rau gia vị Việt Nam Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Một số loại rau gia vị thường dùng ở Việt Nam, đó là Rau mùi và Rau tía tô.
- Tách chiết tinh dầu từ rau mùi và rau tía tô được trồng ở Hà Nội bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước và trích ly bằng dung môi.
- Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu thu được bằng sắc ký cột silicagel và sắc kí khí khối phổ (GC-MS.
- Xác định hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu đối với một số loại vi khuẩn.
- Một số đóng góp mới đó là bước đầu xác định được hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu với một số loại vi khuẩn khác nhau.
- Một số phương pháp nghiên cứu  Phương pháp chưng cất thu tinh dầu bằng lôi cuốn hơi nước  Phương pháp trích ly thu nhựa thơm bằng dung môi  Phương pháp sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ (GC và GC-MS.
- Phương pháp sắc ký cột xác định thành phần tạo hương  Phương pháp nuôi cấy trên bề mặt thạch để xác định hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Kết luận Qua một thời gian nghiên cứu đề tài đã đạt được những kết quả như sau.
- Bước đầu khảo sát nguyên liệu, bằng thực nghiệm, sơ bộ xác định được tỷ lệ nguyên liệu/nước phù hợp với bộ chưng cất phòng thí nghiệm sao cho thu được lượng tinh dầu tối ưu.
- Đã thu nhận được tinh dầu và nhựa thơm từ lá tía tô, từ rau mùi bằng phương pháp lôi cuốn và trích ly bằng dung môi.
- Ttrong các chất thơm thu được từ tinh dầu tía tô thì các aldehyde và rượu chiếm tỷ trọng lớn nhất.
- Dù chiết bằng phương pháp nào thì perilla aldehyde đều là thành phần chính: trong tinh dầu là 28.71%, trong nhựa thơm là 14.07.
- Các thành phần chính trong chất thơm rau mùi chủ yếu là các aldehyde và rượu no và không no, mạch thẳng tương ứng của các phân tử chất hữu cơ có số cacbon từ 10 đến 16, trong đó chủ yếu là: (E)-2- decenal,(E)- 2-dodecenal, decanal, (E)-2-decenol.
- Đã bước đầu khảo sát tách được thành phần tạo hương của tinh dầu lá tía tô, thành phần này chủ yếu là các rượu và aldehyde, trong đó perilla aldehyde chiếm tỷ trọng lớn nhất.
- Thành phần tạo hương chủ yếu của tinh dầu mùi là: (E)-2-decenal, (E)-2-dodecenal, decanal, (E)-2-decenol, decanol  Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng.
- Tinh dầu tía tô có khả năng kháng được cả 5 chủng vi khuẩn thử nghiệm là E.coli, S.typhimurium, S.aureus, B.subtilis với hoạt tính khác nhau.
- Khả năng kháng vi khuẩn tăng khi lượng tinh dầu sử dụng tăng lên.
- Tinh dầu rau mùi thể hiện khả năng ức chế với 3 chủng vi khuẩn thử nghiệm : E.Coli, Bacillus cereus, Bacillus subtilis.
- Tinh dầu mùi thể hiện hoạt tính cao nhất với chủng Bacillus subtilis và thấp nhất với chủng E.
- Khi tăng lượng tinh dầu nhỏ vào đĩa giấy thì tính kháng khuẩn của tinh dầu tăng lên.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt