« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số biện pháp phối hợp đào tạo với doanh nghiệp công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số biện pháp phối hợp đào tạo với doanh nghiệp công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc - Tác giả luận văn: Ngô Thành Văn.
- Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực luôn là nhiệm vụ trọng tâm đối với các cơ sở dạy nghề, đặc biệt trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay.
- Một trong những giải pháp được cho là hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đó là tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp.
- Với giải pháp này sẽ tạo được sự thống nhất về chương trình đào giữa nhà trường và doanh nghiệp.
- người học được trải nghiệm với máy móc, môi trường làm việc thực tiễn tại doanh nghiệp, có thể đáp ứng được công việc của doanh nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp.
- đảm bảo được sự cân đối về ngành nghề giữa đào tạo và sử dụng;… Phối hợp đào tạo với DNCN tuy đã được nhà trường thực hiện nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc liên hệ thực tập tốt nghiệp và giới thiệu việc làm cho HSSV.
- Công tác này chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa có đề án hay kế hoạch mang tính chiến lược nào được đưa ra, cả phía nhà trường và doanh nghiệp còn thụ động trong tiếp cận phối hợp đào tạo.
- Mặc dù vậy, bước đầu đã cho thấy những tín hiệu khả quan về chất lượng, hiệu quả đào tạo từ hoạt động phối hợp đem lại.
- Đây là lý do cơ bản để tác giả lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phối hợp đào tạo với doanh nghiệp công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường CĐN Việt – Đức Vĩnh Phúc” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất một số biện pháp phối hợp đào tạo với doanh nghiệp công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp phối hợp đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc với các doanh nghiệp công nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phối hợp đào tạo nghề giữa trường CĐN Việt – Đức Vĩnh Phúc với doanh nghiệp công nghiệp trong thời gian 3 năm gần đây và nhóm biện pháp thực hiện trong 3 năm tiếp theo .
- Tóm tắt nội dung chính - Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Các lý luận về nguyên lý giáo dục.
- Các công trình nghiên cứu, mô hình phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp trong nước và trên thế giới.
- Các khái niệm về phối hợp đào tạo, chất lượng đào tạo….
- Những vấn đề cơ bản trong phối hợp đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo tại trường CĐN Việt – Đức Vĩnh Phúc Giới thiệu khái quát về trường CĐN Việt – Đức Vĩnh Phúc.
- Thực trạng chất lượng đào tạo và các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.
- Thực trạng về phối hợp đào tạo với các DNCN.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp công nghiệp + GP1: Phối hợp xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo.
- GP2: Phối hợp tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho đào tạo.
- GP3: Phối hợp tăng cường về nhân lực cho đào tạo.
- GP4: Phối hợp tổ chức quá trình đào tạo.
- GP5: Phối hợp về thông tin – dịch vụ.
- Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả các biện pháp phối hợp đào tạo 2.
- Đóng góp mới của tác giả - Xác định được thực trạng trạng phối hợp đào tạo giữa trường CĐN Việt – Đức Vĩnh Phúc với DNCN.
- Căn cứ vào thực trạng nhà trường, đề xuất năm giải pháp phối hợp đào tạo với DNCN, trong đó xây dựng được cách và quy trình thực hiện đối với từng giải pháp.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục dạy nghề.
- về lý luận giáo dục và đào tạo nghề, các chủ trương về đào tạo nghề, các đánh giá về phối hợp đào tạo nghề .
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra để thu thập thông tin về thực trạng đào tạo nghề và phối hợp đào tạo nghề giữa nhà trường với doanh nghiệp công nghiệp, đánh giá làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp phối hợp đào tạo.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến, thăm dò về thực trạng đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề, liên kết đào tạo nghề.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ: Phương pháp hội đồng, phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích các số liệu, kết quả điều tra.
- Kết luận Trên cơ sở lý thuyết và khoa học về chất lượng đào tạo nghề, vai trò của phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề được nêu ở Chương 1.
- Áp dụng vào các điều kiện thực tiễn về công tác đào tạo nghề và thực trạng phối hợp đào tạo với DNCN tại Trường CĐN Việt – Đức Vĩnh Phúc được trình bày ở Chương 2, tại Chương 3 tác giả đã đưa ra 5 giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và chất lượng đào tạo tại trường CĐN Việt – Đức nói riêng, đồng thời đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả các giải pháp.
- Nhìn chung, cả 5 giải pháp đưa ra đều nhận được sự đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi.
- Các giải pháp này được xây dựng mang tính độc lập, trong từng hoàn cảnh, từng đối tượng phối hợp thì mỗi biện pháp sẽ phát huy tính ưu việt riêng.
- Chính vì vậy, nếu phối hợp đồng bộ các giải pháp sẽ đem lại hiệu quả, chất lượng tốt nhất cho công tác đào tạo nghề tại trường.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt