« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc thù trong giải quyết tranh chấp thuế bằng thủ tục khiếu nại ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Đặc thù trong giải quyết tranh chấp thuế bằng thủ tục khiếu nại ở Việt Nam.
- Hiện nay, giải quyết tranh chấp thuế bằng khiếu nại theo Luật Khiếu nại, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Hiện nay, giải quyết tranh chấp về thuế theo hai thủ tục: một là thủ tục khiếu nại theo Luật Khiếu nại và thủ tục tố tụng tại tòa án theo Luật Tố tụng hành chính..
- Với việc ban hành Luật khiếu nại năm 2011 và Luật Tố Tụng hành chính 2010, thủ tục giải quyết tranh chấp thuế đã rõ ràng.
- Tranh chấp thuế và thủ tục khiếu nại.
- Thông thường, người nộp thuế cho rằng khoản thuế hoặc tiền phạt phải nộp quá cao hoặc không đủ căn cứ thuyết phục họ, đây chính là lý do yêu cầu giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện..
- Ý nghĩa giải quyết tranh chấp bằng thủ tục khiếu nại.
- Thủ tục khiếu nại buộc cơ quan có thẩm quyền thu thuế phải xem xét lại việc kê khai thuế và các căn cứ tính thuế theo qui định pháp luật để khẳng định quyết định thu thuế hay quyết định xử phạt là đúng hay sai..
- Thủ tục khiếu nại là thủ tục hành chính được đặt ra để giúp cho người khiếu nại thực.
- hiện quyền khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền.
- Đối với các vụ khiếu nại về thuế, chủ thể tiến hành khiếu nại là người nộp thuế còn chủ thể bị khiếu nại là cơ quan có thẩm quyền thu thuế..
- Từ phía người nộp thuế, thủ tục khiếu nại giúp cho người nộp thuế bảo vệ quyền lợi của mình trước cơ quan và cán bộ có thẩm quyền thu thuế.
- Người nộp thuế được bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, do đó thủ tục khiếu nại cũng chính là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền này.
- Với khiếu nại của người nộp thuế, cơ quan có thẩm quyền thu thuế phải xem xét lại quyết định thu thuế, quyết định xử phạt dựa trên yêu cầu của người nộp thuế, căn cứ tính thuế và căn cứ xử phạt..
- Những quy định đặc thù về giải quyết khiếu nại thuế.
- Nguyên tắc giải quyết khiếu nại.
- Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.
- Đối tượng của khiếu nại là quyết định thu.
- Theo Luật Khiếu nại (Luật KN), nguyên tắc giải quyết kiếu nại là việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Trong khiếu nại thuế, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại ngoài tuân thủ Luật Khiếu nại còn phải tuân thủ các qui định của Luật Quản lý thuế và Luật Hải quan.
- Giải quyết khiếu nại thuế nhằm xem xét lại quyết định của cơ quan có thẩm quyền thu thuế và cơ quan có thẩm quyền xử phạt đã ban hành.
- Theo đó, khi giải quyết khiếu nại về thuế, trình tự, thủ tục giải quyết theo Luật Khiếu nại nhưng nội dung xem xét là căn cứ thu thuế, căn cứ xử phạt theo các Luật thuế, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành..
- Về nguyên tắc, pháp luật công nhận quyền khiếu nại lần đầu đối với cơ quan ra quyết định thu thuế, quyết định xử phạt, sau đó, người nộp thuế được quyền tiếp tục khiếu nại khi chưa đồng ý với quyết định khiếu nại lần đầu lên cơ quan cấp trên, hoặc được được khiếu nại vượt cấp khi cơ quan có thẩm quyền không giải quyết khiếu nại lần đầu trong thời hạn Luật định.
- Tuy nhiên, việc khiếu nại chỉ được thực hiện tối đa không qua hai lần 5.
- 5 Người nộp thuế không được quyền khiếu nại quá hai lần dựa trên căn cứ không được thực hiện kiếu nại theo Luật Khiếu nại hiện hành.
- Cụ thể là: hành vi hành chính bị khiếu nại lần ba.
- khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
- hết thời hạn khiếu nại mà không có lý do chính đáng.
- việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý giải quyết trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án (Điều 12 Luật KN)..
- Qui định về quyền khiếu nại của người nộp thuế.
- Chủ thể khiếu nại thuế.
- Pháp luật quản lý thuế ngoài tuân thủ các qui định chung của Luật Khiếu nại còn cụ thể hóa quyền khiếu nại của người nộp thuế.
- Trong khiếu nại về thuế, người nộp thuế là tổ chức và cá nhân có quyền khiếu nại trực tiếp hoặc ủy quyền khiếu nại.
- tục khiếu nại.
- Nội dung khiếu nại thuế.
- Đối tượng của khiếu nại về thuế là: (i) Nội dung quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thu thuế hoặc xử phạt vi phạm pháp luật thuế và (ii) Hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền thu thuế và người có thẩm quyền trong quá trình quyết định thu thuế và xử phạt..
- Người nộp thuế có quyền khiếu nại khi không đồng ý với quyết định thu thuế, quyết định phạt và hành vi của cơ quan có thẩm quyền thu thuế và người có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục qui định trong Luật khiếu nại, Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan và các văn bản pháp luật có liên quan..
- Về khiếu nại hành vi hành chính của người nộp thuế.
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại, việc không tuân thủ theo thời hạn thụ lý giải quyết, quyết định không đúng thẩm quyền… được gọi là các hành vi hành chính thuộc đối tượng khiếu nại.
- Bởi vậy, cần có sự phân biệt giữa khiếu nại về nội dung của quyết định và khiếu nại về hành vi hành chính là vi phạm về thủ tục của cơ quan và cán bộ có thẩm quyền thu thuế..
- Đối với khiếu nại về nội dung.
- Khiếu nại về nội dung là khiếu nại quyết định nộp thuế liên quan đến căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế… được qui định trong các Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi.
- Do cơ quan có thẩm quyền thu thuế lại chính là cơ quan giải quyết khiếu nại nên không tránh khỏi quyết định giải quyết khiếu nại dựa trên ý chí chủ quan, điều này thường dẫn tới việc người nộp thuế gửi khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện ra tòa án hành chính.
- Đối với khiếu nại về thủ tục.
- Khi có khiếu nại liên quan.
- Chủ thể giải quyết khiếu nại về thuế.
- Thông thường, cơ quan có thẩm quyền quyết định về thuế, xử phạt là cơ quan có nghĩa vụ tiếp nhận khiếu nại..
- Đồng thời Luật này cũng ghi nhận trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan hải quan các cấp đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình (Điều 76)..
- Theo đó, khi người nộp thuế không đồng ý với quyết định của cơ quan ra quyết định thu thuế thì trực tiếp khiếu nại lên cơ quan đó..
- Với việc qui định thẩm quyền xử phạt trên đây, người nộp thuế khi bị xử phạt mà không đồng ý với quyết định xử phạt sẽ trực tiếp khiếu nại đến cơ quan ra quyết định xử phạt..
- Khiếu nại việc ra quyết định thu thuế đối với Cơ quan thuế có thẩm quyền cũng chính là khiếu nại người có thẩm quyền ra quyết định thu thuế..
- Thẩm quyển của cơ quan giải quyết khiếu nại thuế được phân định theo phạm vi quản lý thuế.
- (1) Chi cục trưởng Chi cục thuế có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định.
- (2) Cục trưởng Cục thuế có thẩm quyền: (i) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình.
- của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp và (ii) giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục thuế đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại..
- (3) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền: (i) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình.
- của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp và (ii) Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại..
- (i) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình.
- và (ii) giải quyết khiếu nại mà Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại 9.
- Như vậy theo qui định trên, việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo nguyên tắc giải quyết khiếu nại lần đầu tại cơ quan quyết định thu thuế, xử phạt, còn giải quyết khiếu nại lần hai tại cơ quan có thẩm quyền cấp trên.
- Căn cứ vào thời hiệu khiếu nại, thời hạn thụ lý, thời hạn giải quyết khiếu nại, người nộp thuế thực hiện quyền khiếu nại yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quyết định thu thuế, xử phạt xem xét lại quyết định đã ban hành..
- 8 Thanh tra Bộ Tài chính là cơ quan thuộc Bộ Tài chính có thẩm quyền xử phạt, theo đó người ra quyết định xử phạt là Chánh thanh tra là chủ thể bị khiếu nại..
- Các hành vi vi phạm của Cơ quan có thẩm quyền thu thuế, xử phạt bị khiếu nại.
- So với giải quyết bằng thủ tục tố tụng tại tòa án 10 , giải quyết khiếu nại đơn giản hơn nhiều.
- Cơ quan ra quyết định xem lại căn cứ ra quyết định để xác định đúng hay sai trong nội dung khiếu nại của người nộp thuế.
- Tuy nhiên, việc xử lý này không được thực hiện bởi một cơ quan độc lập nên không thể phủ nhận kết quả thông thường trong khiếu nại thuế là cơ quan giải quyết khiếu nại giữ nguyên quan điểm trong quyết định thu thuế hoặc xử phạt..
- Trong trường hợp kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu là giữ nguyên quyết định thu thuế hoặc xử phạt thì người nộp thuế có quyền khiếu nại lần hai lên cơ quan cấp trên.
- Tùy thuộc vào nội dung khiếu nại, cơ quan tiếp nhận khiếu nại phải xem xét nội dung khiếu nại và trả lời trong thời hạn pháp luật qui định..
- Ngoài ra, cơ quan giải quyết khiếu nại, xử phạt cần có biện pháp kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ để hạn chế tình trạng bất cập trong quá trình quyết định thu thuế và xử phạt dẫn đến khiếu nại..
- Qui định quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại thuế.
- Quyền được khiếu nại hai cấp: trong khiếu nại hành chính, người nộp thuế được bảo vệ trước hành vi của cơ quan quyết định thu thuế và quyết định xử phạt.
- Người nộp thuế có thể khiếu nại lần hai khi khiếu nại lần đầu không được giải quyết..
- Thủ tục khiếu nại hai cấp hỗ trợ cho người nộp thuế có thể khiếu nại lên cấp trên của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp người nộp thuế không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu..
- Theo Luật KN, người khiếu nại được bảo đảm được thụ lý đơn giải quyết khiếu nại lần hai (Điều 36 Luật KN)..
- nhiên, việc thực hiện quyền này không được bảo đảm sự khách quan trong việc xem xét khiếu nại bởi khiếu nại lần một do chính cơ quan có thẩm quyền thu thuế hoặc xử phạt giải quyết.
- Còn khi khiếu nại lần hai lên cơ quan cấp trên của cơ quan giải quyết khiếu nại lần một thì có thể bảo đảm tính khách quan hơn do cơ quan này không phải là cơ quan trực tiếp ra quyết định thu thuế hoặc xử phạt.
- Việc khiếu nại lần hai chỉ mang lại kết quả có lợi cho người nộp thuế khi Cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai chứng minh được việc ra quyết định thu thuế hoặc xử phạt thuộc đối tượng bị khiếu nại chưa đủ căn cứ, trái với qui định của pháp luật hoặc không tuân thủ trình tự, thủ tục theo Luật Quản lý thuế..
- Người nộp thuế được bảo đảm giải quyết khiếu nại trong một thời hạn nhất định tùy thuộc vào tính phức tạp của vụ việc, lần khiếu nại, địa điểm tranh chấp thuế.
- Cụ thể là: theo Luật Khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý;.
- Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Cũng như khiếu nại lần đầu, khiếu nại lần hai được bảo đảm giải quyết trong thời hạn nhất định.
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý (Điều 37)..
- Quyền được tiếp cận thông tin về giải quyết khiếu nại.
- Quyền được tiếp cận thông tin giải quyết khiếu nại là căn cứ để người nộp thuế thực hiện quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện.
- Nội dung thông báo liên quan đến kết quả giải quyết khiếu nại với nội dung giữ nguyên quyết định thuế, xử phạt, sửa đổi một phần hoặc sửa đổi toàn bộ..
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại (Điều 32 Luật KN)..
- Khi có sự bất đồng với quyết định thu thuế hoặc xử phạt, người nộp thuế vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế song hành cùng với thực hiện quyền khiếu nại.
- Có nghĩa là, đối với khiếu nại thuế, trong trường hợp cơ quan giải quyết khiếu nại giải quyết nhanh chóng sẽ bảo đảm quyền lợi vật chất cho người nộp thuế.
- Cần có hướng dẫn riêng về thời hạn giải quyết khiếu nại thuế.
- Như trên đã đề cập, do cơ quan giải quyết khiếu nại lần một đồng thời là cơ quan thu thuế hoặc xử phạt nên kết quả giải quyết khiếu nại thường giữ nguyên quyết định thu thuế hoặc xử phạt, trong khi đó người nộp thuế có bất đồng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nộp phạt theo qui định.
- Hiện nay, việc giải quyết khiếu nại thuế mặc dù dựa trên các Luật thuế và Luật Quản lý thuế nhưng do tình trạng “luật khung”.
- Với những đặc thù về đối tượng tranh chấp thuế qui định rút ngắn thời hạn giải quyết khiếu nại của Cơ quan thuế và Cơ quan Hải quan..
- Từ thực trạng không ít vụ việc khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần hai không làm thay đổi quyết định thu thuế, xử phạt nên nhiều doanh nghiệp.
- 13 Theo Luật Khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Để hạn chế tình trạng này pháp luật cần qui định rõ trách nhiệm vật chất đối với người có thẩm quyền thực hiện hành vi hành chính và người đứng đầu tổ chức thu thuế khi quyết định thu thuế, xử phạt thiếu căn cứ, không tuân thủ trình tự, thủ tục theo Luật Quản lý thuế dẫn đến khiếu nại.
- Quyền của người nộp thuế khiếu nại không chỉ được qui định trong Luật Khiếu nại mà còn được qui định trong Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan và văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thủ tục khiếu nại hành chính là cần thiết có thể chấn chỉnh hành vi của Cơ quan có thẩm quyền thu thuế và người có thẩm quyền đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính tuy nhiên, cần thiết phải qui định chế tài nghiêm khắc đối với cơ quan và người có thẩm quyền ban hành quyết định thu thuế và xử phạt trái pháp luật và có hành vi không tuân thủ qui định pháp luật trong giải quyết khiếu nại