« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá diễn biến chất lượng nước các sông chính trên Hà Nội thông qua các chỉ số chất lượng nước và đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài : Đánh giá diễn biến chất lượng nước các sông chính trên Hà Nội thông qua các chỉ số chất lượng nước và đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ Tác giả luận văn: Phạm Thị Thu Hương Khóa: 2011 Người hướng dẫn : TS Hoàng Thị Thu Hương 1.
- Lý do chọn đề tài Chất lượng nước ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã và đang suy giảm nghiêm trọng.
- Sử dụng phương pháp truyền thống (các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã xây dựng sẵn) trong không phản ánh được diễn biến chất lượng nước sông theo không gian và thời gian cũng như khó phân loại chất lượng nước cho một mục đích cụ thể.
- Để khắc phục những hạn chế này, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước lưu vực sông, cần phải đánh giá được xu thế diễn biến chất lượng nước sông của khu vực.
- Chỉ số chất lượng nước là sự tích hợp số liệu mô tả đặc tính ô nhiễm của nhiều tham số trong một chỉ số duy nhất, là công cụ giúp đánh giá nhanh chất lượng nước sông một cách tổng quát, từ đó là cơ sở trong việc đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước lưu vực sông.
- Mục đích và phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu quả của tiếp cận chỉ số chất lượng nước trong đánh giá chất lượng thủy vực thông qua nghiên cứu điển hình phân loại chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy bằng chỉ số chất lượng nước.
- Từ kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ lưu vực sông.
- Phạm vi nghiên cứu Tác giả sử dụng số liệu quan trắc chất lượng nước tại 30 điểm trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy theo chương trình quan trắc thường xuyên của Tổng cục Môi trường từ năm 2008 đến năm 2011 với tần suất quan trắc 6 lần/năm (tháng riêng năm 2011 là 5 lần/năm (tháng .
- Nội dung nghiên cứu và đóng góp mới của tác giả - Hồi cứu và tổng hợp các số liệu quan trắc chất lượng nước LVS Nhuệ - Đáy.
- Tính toán WQI tại các điểm quan trắc theo một số phương pháp phổ biến.
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước LVS Nhuệ - Đáy dựa trên số liệu tính toán WQI.
- So sánh và đánh giá mức độ phù hợp và tính ứng dụng của các phương pháp tính toán WQI.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp WQI của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Phương pháp WQI tổng quát của Kannel - WQI theo phương pháp của Phạm Ngọc Hồ 5.
- Kết luận - Chất lượng nước LVS Nhuệ - Đáy đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề.
- Sau đó, chất lượng nước có được cải thiện nhưng đến năm 2011 chất lượng nước lại bắt đầu suy giảm ở nhiều nơi.
- Chỉ số chất lượng nước là phương pháp đánh giá nhanh chất lượng nước lưu vực sông một cách tổng quát rất có hiệu quả và tận dụng tối đa được số liệu quan trắc.
- Việc tính toán chỉ số WQI theo phương pháp của Kannel cho thấy có sự khác biệt với 2 phương pháp tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của GS.
- Cách tính của Kannel cho kết quả WQI cao hơn so với 2 phương pháp còn lại.
- Do vậy, lựa chọn phương pháp tính WQI của Kannel trong trường hợp không có đầy đủ bộ thông số quan trắc.
- Trên cơ sở đánh giá diễn biến chất lượng nước LVS thông qua các chỉ số chất lượng nước, đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước LVS Nhuệ - Đáy.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt