« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số kỹ năng tập để trở thành tập huấn viên giỏi


Tóm tắt Xem thử

- Chương 3 Một số kỹ năng tập để trở thành tập huấn viên giỏi 49 Trong chương 2 chúng tôi đã đề cập đến sự khác nhau giữa tập huấn truyền thống thụ động và tập huấn có sự tham gia tích cực và nên thay đổi hướng tiếp cận trong công tác tập huấn/khuyến nông như thế nào để có thể thay đổi vai trò và nhiệm vụ của người tập huấn viên.
- Chương này sẽ miêu tả cụ thể những yêu cầu, thái độ và kỹ năng cần có để trở thành một tập huấn viên/người hướng dẫn giỏi.
- Cần nhấn mạnh rằng tất cả các tập huấn viên đều có thể cải thiện kỹ năng của mình bằng cách tích cực sử dụng chúng trong quá trình tập huấn với thái độ cầu thị.
- Tuy vậy, chúng tôi cũng nhận thấy rằng để trở thành một tập huấn viên xuất sắt thì cần phải có những khả năng thiên bẩm.
- Cũng giống như việc thay đổi để chuyển sang sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia ở một số người là rất hữu hiệu, tạo cho họ nhiều niềm vui trong công việc, nhưng đối với một số người khác lại không bao giờ cảm thấy thoải mái với phương pháp này.
- Phần đầu của chương này sẽ phân tích về vai trò của tập huấn viên và tiếp theo là các kỹ năng để họ có thể trở thành những tập huấn viên giỏi.
- 3.1 Vai trò của tập huấn viên AITCV (2003) đã mô tả một cách tổng quan vai trò của tập huấn viên trong phương pháp tập huấn có sự tham gia như sau: Người lập kế hoạch Tập huấn viên là người đề xuất và phát triển kế hoạch tập huấn cụ thể như lựa chọn học viên, địa điểm, nội dung, phương pháp, thời gian tập huấn, các tình huống, mô hình, hiện trường và giáo cụ trực quan sử dụng trong quá trình tập huấn.
- Ngoài ra họ phải xác định và bảo vệ các chuẩn mực, qui tắc, nội qui, tiêu chí đánh giá để đạt được mục tiêu tập huấn.
- 50 Nhà xây dựng Tập huấn viên xây dựng môi trường thoải mái và ý thức học tập tốt cho người học, duy trì và nâng cao hiệu quả làm việc nhóm bằng cách tham gia với vai trò của một thành viên trong nhóm, gây dựng và tạo ảnh hưởng khi tham gia hoạt động nhóm.
- Nhà giáo dục và giáo viên Tập huấn viên là người xác định, giải thích, khái quát hoặc liên hệ với các khái niệm, ý kiến, nguyên tắc, mô hình lý thuyết để tăng cường hiểu biết kiến thức cho học viên.
- Ngoài ra, tập huấn viên còn bổ sung những thông tin kiến thức có tính hệ thống, lô-gíc và kỹ năng mang tính thực tế cao mà học viên cần.
- Người cung cấp nguồn tư liệu Tập huấn viên là chỗ dựa về phương pháp giải quyết các vấn đề nằm trong lĩnh vực chuyên môn và giới thiệu các nguồn cung cấp thông tin, tư liệu sẵn có vì tập huấn viên/cán bộ khuyến nông có thể dễ dàng tiếp cận thông tin hơn học viên/nông dân.
- Người hướng dẫn Tập huấn viên giúp học viên phát hiện và sử dụng những kinh nghiệm vốn có của họ để làm nền tảng cho quá trình học tập, giúp học viên dùng kiến thức, kinh nghiệm, tiềm năng của họ để đi đến quyết định và cuối cùng là đạt được mục tiêu và kết quả học tập cao.
- 51 Người tư vấn Tập huấn viên tư vấn và giúp học viên thoát khỏi áp lực, xung đột nhóm hoặc ảnh hưởng của chính họ.
- Người ủng hộ Tập huấn viên khuyến khích học viên bắt đầu công việc và ủng hộ học viên trong quá trình xác định vấn đề, lựa chọn giải pháp, sáng tạo và chấp nhận thay đổi hành vi.
- Người đánh giá Đối với nhóm/lớp, tập huấn viên giúp phân tích và đánh giá không khí, thái độ và kết quả học tập hay hoạt động nhóm để giúp nhóm hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của họ.
- Đối với từng cá nhân, tập huấn viên phân tích, đánh giá kết quả học tập và thực hành để phản hồi kịp thời cho học viên.
- Người bạn đồng hành Tập huấn viên luôn là người lắng nghe và tôn trọng những quyết định, suy nghĩ, hành động và tâm tư tình cảm của học viên.
- Luôn chia sẻ với học viên các vấn đề nảy sinh trong quá trình tập huấn.
- Hình mẫu lý tưởng Về phương diện hành vi, tập huấn viên là người nên có những hành động và cư xử một cách mẫu mực hoặc phù hợp để làm gương cho các học 52 viên.
- Về mặt chuyên môn, tập huấn viên nên lựa chọn sử dụng tối ưu và nhuần nhuyễn các kỹ năng và phương pháp để giúp học viên hình thành một hình mẫu.
- Do vậy tập huấn viên nên có phẩm chất của một nhà tư vấn, người hướng dẫn, hỗ trợ, và là người bạn đồng hành của học viên.
- Để được như vậy, tập huấn viên nên lưu tâm đến phương châm sau.
- Đối với tập huấn viên, kỹ năng chính là tổ hợp nhiều yếu tố để kết hợp thành mức độ chuyên nghiệp của họ.
- Trong đào tạo tập huấn, kỹ năng cùng với khả năng trời phú tạo nên "cái duyên" và quyết định mức độ chuyên nghiệp của người tập huấn viên.
- Trong tập huấn có sự tham gia, tập huấn viên phải thể hiện tính cách của mình nhiều hơn trong phương pháp truyền thống.
- Sự luyện tập thường xuyên sẽ giúp tập huấn viên có được "cái duyên" vì họ sẽ có nhiều kinh nghiệm và tự tin hơn khi sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia.
- 3.3 Kỹ năng ứng dụng Một số văn phòng phẩm cơ bản như bảng, bút, giấy, băng dính thường xuyên được sử dụng trong đào tạo nói chung và tập huấn sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia nói riêng.
- Nhìn chung, sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia yêu cầu sử dụng nhiều loại văn phòng phẩm hơn so với phương pháp truyền thống vì nó khuyến khích một môi trường học chủ động và sự tham gia tích cực của học viên.
- Hầu hết tập huấn viên đã từng sử dụng những loại văn phòng này, do vậy chúng tôi sẽ chủ yếu đưa ra những lưu ý để khi sử dụng không mắc lỗi.
- Ngoài bút dạ và giấy viết, một số loại văn phòng phẩm thông dụng khác thường hay được sử dụng như dao, kéo, hồ dán, phấn, băng dính (gồm các loại băng dính giấy, ni-lông, hai mặt), dập ghim, đục lỗ, file tài liệu mà bạn nên chuẩn bị để sử dụng trong các buổi tập huấn.
- Thông thường tập huấn viên hay dùng giấy Ao để làm bảng lật vì dễ gấp, cất, di chuyển, và sử dụng lại được.
- Tránh lệ thuộc quá nhiều vào bảng lật vì như vậy sẽ tạo thành môi trường học thụ động và thói quen ỷ lại cho tập huấn viên.
- Giáo cụ trực quan Giáo cụ trực quan sử dụng trong đào tạo tập huấn để minh hoạ hoặc nhấn mạnh những nội dung cần thiết và khuyến khích người học sử dụng nhiều giác quan hơn là chỉ nghe.
- Giáo cụ trực quan phải phù hợp với đối tượng học viên, nội dung trao đổi và điều kiện tập huấn.
- Ngôn ngữ hình thể là một trong các phương tiện giao tiếp hỗ trợ đắc lực cho ngôn ngữ lời nói trong tập huấn và khuyến khích giao tiếp hai chiều có sự tham gia của học viên.
- Vì vậy, điều quan trọng là bạn hãy chú ý đến việc bạn nên sử dụng ngôn ngữ này như thế nào trong quá trình tập huấn.
- Bạn có nên thể hiện phong cách như thế này không? Phong cách Nếu tập huấn viên có vai trò tạo dựng hình mẫu lý tưởng thì bạn cần phải có phong cách phù hợp với những chuẩn mực trong xã hội.
- Tập huấn viên nên có phong cách thoải mái, tự tin, thân thiện, cởi mở và gần gũi.
- Để có thể thực hiện tốt vai trò của một người hướng dẫn, tập huấn viên phải năng động, linh hoạt và lịch sự.
- Tính hài hước để gây ấn tượng và cuốn hút học viên là một trong những lợi thế của nhiều tập huấn viên.
- Tập huấn viên nên tránh thể hiện sự thiếu tự tin, cứng nhắc, xa cách, lạnh lùng, buồn tẻ và quá nghiêm trang.
- 58 Bạn có nên mặc như Trang phục thế này không? Tập huấn viên nên mặc những trang phục chỉnh tề, màu sắc hài hòa, giản dị, phù hợp với đối tượng và phong tục tập quán của địa phương và để tạo cảm giác thoải mái và tự tin khi giao tiếp với học viên.
- Mặc những trang phục thiếu kín đáo, không phù hợp sẽ làm phân tán sự chú ý của học viên, tạo cảm giác thiếu tự tin cho chính bản thân tập huấn viên và thiếu tôn trọng học viên.
- Nét mặt Bạn có nên có nét mặt này không? Người tập huấn viên nên có nét mặt thay đổi thích hợp đối với từng lời nói, cử chỉ và từng đối tượng tập huấn khác nhau.
- Tập huấn viên nên tránh các biểu hiện nét mặt như cau có, đăm chiêu, lạnh nhạt gây khó chịu.
- 59 Giao tiếp bằng mắt Tập huấn viên khi giao tiếp bằng mắt với học viên nên nhìn vào vùng miệng hơn là vùng trán của người đó để tỏ ra thân mật hơn.
- 60 Bạn có nên cầm Cách cầm tài liệu tài liệu như thế Tập huấn viên nên có một bản tài này không? liệu tóm tắt ngắn gọn trong tay để tăng thêm sự tự tin và tỏ ra tôn trọng người nghe, nhất là để tránh những phút lúng túng đột xuất xảy ra.
- Tập huấn viên khi viết nên đứng ở phía bên trái bảng.
- Di chuyển Tập huấn viên chỉ di chuyển khi có Đi lại nhiều quá, mục đích cụ thể.
- Ngôn ngữ lời nói được xem như là một trong những phương tiện giao tiếp có hiệu quả nhất trong tập huấn.
- Ngôn ngữ lời nói được tập huấn viên sử dụng để chuyển tải những thông tin cho học viên nghe hoặc nghe và ghi chép lại.
- Một tập huấn viên có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói tốt khi chuyển tải nội dung có hiệu quả và cuốn hút người nghe.
- Để đạt được yêu cầu này, tập huấn viên nên lưu ý những vấn đề sau.
- 63 3.6 Kỹ năng lắng nghe Một nhiệm vụ có thể nói là quan trọng hàng đầu của tập huấn viên khi sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia là khả năng lắng nghe học viên.
- Sự sẵn lòng và khả năng lắng nghe của tập huấn viên sẽ quyết định phần lớn mức độ tương tác trong các buổi tập huấn.
- 64 Tập huấn viên có kỹ năng lắng nghe tốt khi thu thập thông tin đầy đủ và sử dụng chúng để đưa ra những câu trả lời hợp lý.
- Để đạt được kết quả này, tập huấn viên cần chú ý đến.
- Phản hồi cho học viên.
- 65 3.7 Kỹ năng quan sát Để có thể chủ động trong mọi tình thế, tập huấn viên cần phải biết được những gì đang diễn ra trong lớp học.
- Chính vì vậy, tập huấn viên cần phải rèn luyện kỹ năng quan sát.
- Quan sát là một quá trình tích cực đòi hỏi người tập huấn viên sử dụng tất cả các giác quan để đánh giá không khí của lớp học.
- Mục đích của quá trình quan sát trong tập huấn đảm bảo cho môi trường học đạt trạng thái tốt nhất.
- Để làm được điều này thì tập huấn viên cần phải hiểu tình trạng của lớp học bằng cách thu thập thông tin qua quan sát, lắng nghe và cảm nhận.
- Do vậy, tập huấn viên nên quan sát.
- Các tập huấn viên khác hoặc trợ giảng để phối hợp nhịp nhàng với nhau trong quá trình tập huấn.
- Môi trường xung quanh và môi trường xã hội để đánh giá tác động của nó đến hiệu quả tập huấn.
- Tương tự như kỹ năng lắng nghe, tập huấn viên có kỹ năng quan sát tốt khi thu thập thông tin đầy đủ và đưa ra kết luận chính xác.
- Để đạt được kết quả này, tập huấn viên cần lưu ý: 66 • Phạm vi quan sát: Cần quan sát từ phạm vi bao quát nhiều góc độ, khía cạnh đến phạm vi hẹp từng cá nhân, từng nhóm nhỏ, từng sự kiện.
- Thời gian tiến hành quan sát: Cần liên tục từ khi bắt đầu đến kết thúc quá trình tập huấn và trong một số trường hợp đặc biệt khác.
- 3.8 Kỹ năng đặt câu hỏi Câu hỏi là một cách để thu thập thông tin từ những câu trả lời.
- Các loại câu hỏi Các loại câu hỏi thường hay được sử dụng trong tập huấn là câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi dẫn dắt và câu hỏi hùng biện.
- Do vậy được áp dụng trong phương pháp tập huấn tích cực chủ động để tạo cơ hội cho người học tham gia.
- 68 Các cách đặt câu hỏi Trong tập huấn thường có hai cách đặt câu hỏi: hoặc trực tiếp cho cá nhân nào đó và hoặc đưa câu hỏi cho tập thể.
- Do vậy, nên sử dụng hài hòa hai cách đặt câu hỏi trên.
- Tập huấn viên có kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ thu được câu trả lời hay, đúng, phù hợp và đạt được các mục đích đề ra khi sử dụng câu hỏi.
- Để đạt được kết quả này, tập huấn viên cần chú ý.
- Chuẩn bị câu hỏi.
- 3.9 Kỹ năng trả lời câu hỏi Quan trọng không kém kỹ năng câu hỏi là khả năng của người tập huấn viên khi để cho học viên đưa ra các câu hỏi.
- Như vậy, tập huấn viên có thể rơi vào tình thế không trả lời được câu hỏi học viên đưa ra.
- Trả lời câu hỏi là một trong các phương tiện sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hai chiều.
- Trong tập huấn có sự tham gia của người học, trả lời câu hỏi của học viên đưa ra là một nhiệm vụ mà tập huấn viên thường xuyên phải làm.
- 70 Tập huấn viên có kỹ năng trả lời câu hỏi tốt khi đưa ra các câu trả lời đúng, dễ hiểu, đáp ứng được thắc mắc của học viên và đạt được mục đích đề ra.
- Để làm được điều này, tập huấn viên cần chú ý những điểm sau.
- Luôn tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích học viên đặt câu hỏi.
- Đó là một câu hỏi/điểm rất hay.
- Không thách thức hoặc bắt đầu đếm các câu hỏi mà học viên đưa ra.
- Trong tập huấn thường thì học viên sẽ đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc.
- Do vậy, trả lời câu hỏi nên theo trình tự sau: 1.
- Thêm nữa tập huấn viên sẽ không có nhiều thời gian để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời hay nhất.
- Trong tập huấn, phản hồi có nghĩa là tập huấn viên sẽ thu nhận được những nhận xét từ học viên về mức độ phù hợp của nội dung, trình độ và kỹ năng của tập huấn viên, thái độ và chấp hành nội qui của học viên.
- Phản hồi tích cực có mục đích giúp học viên/tập huấn viên thay đổi thái độ và hành vi theo chiều hướng tốt.
- Để có kỹ năng cho phản hồi tích cực, tập huấn viên cần lưu ý.
- Để có kỹ năng nhận phản hồi tích cực, tập huấn viên cần lưu ý.
- 73 Tóm tắt chương 3 Chương này đề cập đến tất cả các kỹ năng mang tính cá nhân và vai trò của tập huấn viên để trở thành những tập huấn viên giỏi.
- Trở thành tập huấn viên sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia rất khác nếu so sánh với giáo viên theo cách giảng dạy truyền thống.
- Các kỹ năng được trình bày ở trên cũng liên quan nhiều đến những giáo viên tập huấn cho người nông dân theo cách cũ.
- Một tập huấn viên sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia cần có nhiều khả năng và vai trò như người lập kế hoạch và xây dựng, người giáo viên, người cung cấp thông tin.
- Họ cần phải biết sử dụng những dụng cụ hỗ trợ tập huấn như bảng, bảng lật, giáo cụ trực quan.
- Tập huấn viên sẽ cần sử dụng những kỹ năng này trong tập huấn và khi sử dụng các phương pháp khác nhau để tạo ra môi trường học tích cực