« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu hợp kim hóa và xử lý nhiệt thép MANGAN cao


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu hợp kim hoá và xử lý nhiệt thép Mn cao Tác giả luận văn: Trương Quốc Tính Khóa: 2011B Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Chiều Nội dung tóm tắt: I.
- Lý do chọn đề tài Do nhu cầu sử dụng thép Mn tăng mạnh mà hầu hết các chi tiết đều nhập từ nước ngoài.
- Do đó, hiện nay một số doanh nghiệp trong nước đi vào sản xuất các loại chi tiết nói trên nhưng chất lượng chưa cao và đặc biệt là rất ít công trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết và công nghệ vật liệu sản xuất các chi tiết đó.
- Vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm có một cái quan sát, đánh giá đúng về cơ chế hoá bền của thép Mn và cũng nhằm nâng cao chất lượng của chi tiết.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim đến thép hadfied cụ thể luận văn này là xét ảnh hưởng của nguyên tố Vanadi và nguyên tố Crom.
- Ảnh hưởng của chế độ nhiệt luyện đến thép hadfied.
- Ngoài ra luận văn này còn nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ dỡ khuôn đến thép Mn 2.2 Đối tượng nghiên cứu.
- Thực hiện các nấu các mác cần nghiên cứu sau đó tiến hành đánh giá qua tổ chức tế vi và độ cúng của vật liệu.
- 2.3 Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá trên các thiết bị hiện có của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và của các công ty.
- Tìm hiểu quá trình nghiên cứu thép hadfied trong và ngoài nước.
- Trình bày ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim đến thép Mn  Trình bày ảnh hưởng chế độ nhiệt luyện đến thép Mn  Trình bày cơ chế hoá bền thép Mn  Trên cơ sở lý thuyết ta tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng cuả vanadi, crom và chế độ nhiệt luyện ảnh hưởng đến thép Mn Đóng góp của tác giả: Bằng những kết quả thực nghiệm luận văn này đã đưa ra được cái nhìn tổng quát về cơ chế hoá bền thép Mn, và đã đánh giá được sự đóng góp quan trọng của Vanadi và FeSi đất hiếm cũng như nhiệt luyện trung gian trong việc nâng cao cơ tính và tổ chức thép Mn IV.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Tiến hành nấu các mẻ liệu để nghiên cứu ảnh hưởng của Cr đến tổ chức và cơ tính với các mẻ liệu thành phần Cr khác nhau Bước 2: Xác định thành phần hoá học tại Viện Tên Lửa- Viện Khoa Học và Công Nghệ Quân Sự.
- Bước 4: Xử lý mẫu và chụp ảnh tổ chức và dộ cứng tế vi rồi trên cơ sở thực nghiệm phân tích đánh giá V.
- Kết luận Bằng kết quả thực nghiệm và quá trình nghiên cứu chứng tỏ được sự đóng góp quan trọng của Vanadi và FeSi đất hiếm trong việc nâng cao cơ tính và tổ chức cho thép Mangan cao.
- Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng V từ 0 đến 2.
- Tuy nhiên lương Vanadi không nên dùng quá 2%, Tương tự, khi tăng lượng Crom, tổ chức nhỏ mịn hơn, độ cứng tốt hơn nhưng không nên sử dụng quá 2,5% vì lượng và kích thước cacbít đều lớn, giảm cơ tính thép Quan sát ảnh tổ chức tế vi nhận thấy những mẫu có sử dụng chất biến tính thì tổ chức hạt nhỏ mịn hơn, cơ tính tốt hơn.
- Chế độ nhiệt luyện có xử lý hóa già trung gian cho tổ chức austenit hạt nhỏ với cacbits nhỏ mịn phân bố bên trong làm tăng độ cứng và tính chống mài mòn cho thép Với thép Mn thì nhiệt độ dỡ khuôn cũng đóng vai trò đến tổ chức sau nhiệt luyện, qua nghiên cứu trên ta thấy khi đúc thép Mn thì dỡ khuôn trong khoảng nhiệt độ 400-500oC là tôt nhất Tuy nhu cầu chi tiết làm từ thép Mangan cao ở nước ta rất lớn: trong ngành khai thác quặng, sản xuất xi măng…cũng như các sản phẩm khác trong ngành công nghiệp nặng.
- Nhưng phần lớn đều phải đi nhập ngoại, chưa có nghiên cứu cụ thể về nấu luyện thép hợp kim Mangan cao ( công nghệ nấu đúc, hợp kim hóa,ảnh hưởng của biến dạng, chế độ xử lý nhiệt).
- Bởi vậy những kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa nhất định với việc sản xuất ra những sản phẩm thép hợp kim sau này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt