« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Điện lực Long Biên, giai đoạn 2013 - 2018


Tóm tắt Xem thử

- Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám A Ngành Quản trị kinh doanh LỜI CAM ĐOAN Tác giả của đề tài: "Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh” xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được tập hợp từ nhiều tài liệu, tự thu thập các thông tin liên quan và liên hệ thực tế trong công tác quản lý để đưa ra các giải pháp với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh.
- 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÊ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- KHÁI NIỆM CẠNH TRANH.
- Khái niệm về cạnh tranh.
- 7 1.1.2 .Các hình thức cạnh tranh.
- Vai trò cạnh tranh.
- NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Mối quan hệ giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh.
- Tính tất yếu khách quan của việc tăng năng lực cạnh tranh.
- 11 1.3.CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- Thị phần của doanh nghiệp.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- 19 1.4.1.Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp.
- Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
- 22 Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám C Ngành Quản trị kinh doanh 1.5.
- CÁC CÔNG CỤ CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh.
- Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter.
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU.
- 41 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU QUẢNG NINH.
- ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA XNXDQN TRONG THỜI GIAN QUA.
- 61 Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám D Ngành Quản trị kinh doanh 2.2.7.
- 62 2.3 .ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA XÍ NGHIỆP.
- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA XNXDQN.
- 89 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA XNXDQN.
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU QUẢNG NINH.
- Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của XNXDQN.
- 125 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT BQ: Bình quân BKHN: Bách khoa Hà nội CBCNV: Cán bộ công nhân viên CDB12: Cảng dầu B12 CHBLXD: Cửa hàng bán lẻ xăng dầu CNXD: Chi nhánh xăng dầu CTXDB12: Công ty xăng dầu B12 ĐL: Đại lý KH: Kế hoạch KTTC: Kế toán tài chính NXB: Nhà xuất bản QLKT: Quản lý kỹ thuật SXKD: Sản xuất kinh doanh TĐ: Tập đoàn TĐL: Tổng đại lý TP: Thành phố TT: Thứ tự TX: Thị xã XNXD: Xí nghiệp xăng dầu XNXDQN: Xí nghiệp xăng dầu Quảng ninh UBND: Ủy ban nhân dân Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám 2 Ngành Quản trị kinh doanh DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của XNXDQN Hình 2.2: Biểu đồ sản lượng xuất bán xăng dầu từ năm Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu sản lượng xuất bán xăng dầu trực tiếp qua các phương thức xuất bán của XNXDQN năm Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám 3 Ngành Quản trị kinh doanh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Bảng 1.2 : Ma trận SWOT Bảng 2.1: Báo cáo KQSXKD của XNXDQN qua các năm Bảng 2.2 : Thị phần bán xăng dầu của XNXDQN trên địa bàn năm Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu cơ bản về năng lực tài chinh của XNXDQN giai đoạn Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng thị phần bán xăng dầu của XNXDQN giai đoạn Bảng 2.5: Số lượng các cửa hàng được đầu tư xây mới của XNXDQN giai đoạn Bảng 2.6: Đánh giá năng lực cạnh tranh của XNXDQN Bảng 2.7: Cơ cấu, trình độ nguồn nhân lực của XNXDQN năm Bảng 2.8: Chi phí dành cho hoạt động quảng cáo tại XNXDQN……………….87 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu của XNXDQN Bảng 2.10: Bảng tổng hợp các cơ hội và thách thức của XNXDQN Bảng 3.1: Ma trận phân tích điểm mạnh, đểm yếu, cơ hội và nguy cơ của XNXDQN Bảng 3.2: Dự kiến quy mô của Cửa hàng Cái Lân và kinh phí thực hiện Bảng 3.3: Dự kiến kinh phí đào tạo Bảng 3.4: Kinh phí quảng bá nhận diện thương hiệu mới của XNXDQN.....…113 Bảng 3.5: So sánh lợi ích thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ..…114 Bảng 3.6: So sánh lợi ích thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Bảng 3.7: So sánh lợi ích thực hiện giải pháp pháp tăng cường quảng bá thương hiệu.
- 117 Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám 4 Ngành Quản trị kinh doanh PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Các đầu mối kinh doanh xăng dầu đang phải cạnh tranh nhau và đứng trước những tồn tại và thách thức không nhỏ.
- Trong thời gian qua, mặc dù cũng đã có những giải pháp cho kinh doanh xăng dầu , tuy nhiên do sự thay đổi của môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước nói chung và trên địa bàn Tỉnh Quảng ninh nói riêng, cũng như sự đáp ứng phù hợp với những quy hoạch phát Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám 5 Ngành Quản trị kinh doanh triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
- Đòi hỏi phải xây dựng cho được những giải pháp tối ưu để nâng cao được năng lực cạnh tranh và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
- Trong diều kiện như vậy, điều không thể tránh khỏi là quyền lợi kinh tế bị xung đột, chính vì vậy bất kỳ chủ thể nào tham gia vào quá trình này nếu muốn tồn tại và phát triển được chỉ có cách duy nhất là phải cạnh tranh và nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh của mình.
- Phạm Thị Kim Ngọc và Ban lãnh đạo Xí nghiệp, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp xăng dầu Quảng ninh” làm đề tài luận văn Thạc sỹ ngành quản trị kinh doanh.
- Mục đích nghiên cứu - Tổng hợp những lý thuyết cơ bản về cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của XNXDQN.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của XNXDQN-Công ty Xăng dầu B12.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: *Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp *Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của XNXDQN *Chương 3: Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của XNXDQN Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám 7 Ngành Quản trị kinh doanh CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÊ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới hướng đến thế kỉ XXI, không một quốc gia nào có thể phát triển kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
- KHÁI NIỆM CẠNH TRANH 1.1.1.
- Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hàng hoá, là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế.
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh: Theo Các Mác.
- Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu hút lợi nhuận siêu ngạch” [4].
- Cạnh tranh là sự kình địch giữa những doanh nghiệp cạnh tranh để giành khách hàng, thị trường”[6].
- Theo Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh Công nghiệp của tổ chức Hợp tác & Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng.
- Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và các vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
- Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám 8 Ngành Quản trị kinh doanh Theo Từ điển Bách khoa của Việt nam thì “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giưữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất” [7].
- Từ các định nghĩa trên, luận văn có thể tiếp cận về cạnh tranh ở những góc độ.
- Thứ nhất, cạnh tranh là sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng.
- Thứ hai, mục đích cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận.
- Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể.
- Thứ tƣ, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: chất lượng, giá bán sản phẩm dịch vụ, bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm.
- Thứ năm, ngày nay cạnh tranh còn được xem là sự ganh đua mang tính hợp tác.
- Từ đó, có thể khái quát cạnh tranh trong luận văn này như sau:“ Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần”.
- 1.1.2 .Các hình thức cạnh tranh Một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường có thể cạnh tranh với nhau dưới nhiều hình thức: Cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ Cạnh tranh về sản phẩm là cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, phục vụ, sự đa dạng hoá của các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) và tính độc đáo của nó.
- Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp tìm mọi cách để hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của mình như: bao bì đóng gói, quảng cáo tư vấn, giao hàng, lưu kho…Cải tiến các thông số chất lượng kỹ thuật, nghiên cứu đưa những sản phẩm mới vào thị trường, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm.
- Cạnh tranh về giá Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám 9 Ngành Quản trị kinh doanh Giá cả là một vũ khí lợi hại để doanh nghiệp tiến hành cạnh tranh.
- Doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh để xác định mức giá hợp lý.
- Cạnh tranh về phân phối sản phẩm dịch vụ Để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối rộng, hiệu quả.
- Các doanh nghiệp phát triển mạng lưới đại lý, giao hàng, chọn kênh phân phối hiệu quả.
- Cạnh tranh về xúc tiến bán hàng Quảng cáo và khuyến mãi đã trở nên không thể thiếu trên thị trường cạnh tranh gay gắt.
- Thông qua truyền thông, hình thức cạnh tranh này tỏ ra hiệu quả đối với những doanh nghiệp hiện nay: giúp gia tăng sự quan tâm, chú ý của khách hàng trong điều kiện thị trường đa dạng chủng loại, sản phẩm, dịch vụ v.v.v.
- Hình thức cạnh tranh khác Ngoài những hình thức cạnh tranh trên, những doanh nghiệp còn cạnh tranh với nhau về phương thức thanh toán như bán chịu, trả chậm, trả góp cho khách hàng.
- Những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của mình và hạn chế tình trạng công nợ cao đã đưa ra hình thức giảm giá trực tiếp trên hóa đơn bán hàng khi khách hàng thanh toán tiền trước khi nhận hàng.
- Vai trò cạnh tranh Cạnh tranh là một hiện tượng tự nhiên, là quy luật phổ biến của nền kinh tế thị trường, bởi thế bất cứ một quốc gia nào, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia thị trường thế giới đều phải chấp nhận cạnh tranh và phải tuân thủ theo các quy luật của cạnh tranh.
- Trong thương mại nói chung và trong thương mại Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám 10 Ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế nói riêng, một trong số những vai trò to lớn của cạnh tranh là làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng nâng cao.
- Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có quyền lựa chọn được nhiều sản phẩm với nhiều hình thức mẫu mã khác nhau từ nhiều nhà cung cấp khác nhau ở các nước khác nhau với chất lượng tốt và giá rẻ.
- Vì vậy việc duy trì cạnh tranh là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, là phương thức phân bổ các nguồn lợi một cách tối ưu có hiệu quả và là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Đứng ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh vừa là động lực vừa là điều kiện thuận lợi để họ tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn thiện và phát triển để vươn lên giành được ưu thế với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Chính vì vậy cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích của các doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực, sáng tạo nhằm tồn tại và phát triển trên thương trường nếu họ thích nghi được với các điều kiện của thị trường và đào thải những doanh nghiệp không có khả năng thích ứng những đòi hỏi của thị trường.
- Tóm lại, cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đồng thời góp phần kết hợp một cách tối ưu nhất các lợi ích của các doanh nghiệp, của người tiêu dùng và xã hội nói chung trong nền kinh tế thị trường.
- NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1.
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ được hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà sản phẩm, dịch vụ đó có để duy trì và phát triển vị trí của mình trên thương trường một cách lâu dài và có ý nghĩa.
- Vì vậy, sản phẩm, dịch vụ được coi là có sức cạnh tranh khi nó đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tạo ra sự hấp dẫn và thu hút được khách hàng.
- Định lượng năng lực cạnh tranh của một sản phẩm, dịch vụ chính là thị phần của sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường.
- Luận văn thạc sĩ Trường Đại học BKHN Học viên: Nguyễn Quang Tám 11 Ngành Quản trị kinh doanh 1.2.2.
- Mối quan hệ giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
- Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ở một quốc gia do năng lực cạnh tranh của các ngành trong nước đó tạo thành.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước.
- Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm, dịch vụ nên người ta còn phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường.
- giá bán sản phẩm, dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh hay mức độ đáp ứng thị hiếu, các yêu cầu về chất lượng, dịch vụ.
- so với các đối thủ cạnh tranh.
- Giữa bốn cấp độ năng lực cạnh tranh trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau.
- Do đó khi xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh này.
- Tính tất yếu khách quan của việc tăng năng lực cạnh tranh Cạnh tranh là một quy luật tất yếu bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận và tuân thủ, thực chất của việc tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ngày một nhiều hơn các ưu thế về tất cả các mặt: Giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín, tiêu thụ.
- Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một yếu tố khách quan, các doanh nghiệp khi tham gia thị trường phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo các quy luật cạnh tranh.
- Các điều kiện cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn buộc các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu giảm chi phí để giảm giá thành, giá bán sản phẩm, thực hiện giá trị sử dụng sản phẩm, tổ chức tốt hệ thống tiêu thụ để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh thị trường.
- Để đáp ứng kịp thời các nhu cầu, các doanh nghiệp phải không ngừng điều tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
- Doanh nghiệp nào nhanh chân hơn, doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng và điều này làm cho cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn.
- Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, trước sức ép về mở cửa thị trường, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các công ty xăng dầu nước ngoài.
- Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu về chất lượng, giá cả, dịch vụ bán hàng.
- Từ những cố gắng nỗ lực đó của doanh nghiệp đã dần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ, nói cách khác là tạo ra ưu thế cho sản phẩm về giá cả, uy tín, chất lượng.
- Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng để đạt được điều này không phải đơn giản bởi vì các đối thủ cạnh tranh cũng ý thức được điều kiện để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
- Đồng thời cạnh tranh không chỉ diễn ra trong một phạm vi nhỏ hẹp mà vượt ra cả bên ngoài, lan tỏa ra phạm vi khu vực và toàn cầu.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh áp lực cạnh tranh từ các nhà khai thác mới đã tác động tới cán cân quyền lực của họ, do Nhà nước thường có ưu đãi đối với các doanh nghiệp mới, đồng thời nhằm chiếm lĩnh thị trường, khi mới ra đời các doanh nghiệp liên tục tung ra các đợt khuyến mãi với giá trị lớn và thời gian kéo dài.
- Các doanh nghiệp cũ cũng muốn phát triển xây dựng mạng lưới hạ tầng đủ mạnh để có thể lấn sang dịch vụ khác có lợi nhuận cao hơn.
- Với lộ trình mở cửa và hợp tác trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh xăng dầu như hiện nay và việc gia nhập WTO của Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ co thể phải đối mặt với cạnh tranh có yếu tố nước ngoài sớm hơn và trên phạm vi rộng hơn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt