« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận động hành lang - Sự tham gia xây dựng pháp luật của các tổ chức xã hội ở Hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Vận động hành lang - Sự tham gia xây dựng pháp luật của các tổ chức xã hội ở Hoa kỳ và.
- Tóm t ắ t: Ở Việt Nam, khái niệm “vận động hành lang”, “lợi ích nhóm” mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây và thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực như “chạy giấy phép, dự án”.
- Ở phạm vi thế giới, “vận động hành lang” đã được pháp luật thừa nhận từ lâu và phát triển một cách phổ biến ở nhiều nước.
- Bài viết này bước đầu phân tích hoạt động “vận động hành lang” ở Mỹ - nơi mà hoạt động vận động hành lang diễn ra sôi động nhất thế giới, xác định chính xác hơn hai mặt tích cực và tiêu cực của vận động hành lang và đề xuất về việc luật hóa hoạt động “vận động hành lang” ở Việt Nam..
- Từ khóa: Vận động hành lang, nhóm lợi ích, xây dựng pháp luật..
- “Vận động hành lang” (lobby) theo nghĩa đen gốc tiếng Anh, đó là hành lang rộng của tòa nhà Quốc hội, hoặc là nơi chờ đợi trong tiền sảnh của các khách sạn hay các tòa nhà lớn..
- Còn về nghĩa bóng và được sử dụng rất thông dụng, đó là những “hoạt động hậu trường”.
- thường được thấy ở nhiều nước trên thế giới, nhằm “vận động những người có chức, có.
- Những “hoạt động hậu trường” này gắn liền với đời sống chính trị và có ý nghĩa (tác động, ảnh hưởng) rất lớn, bổ sung cho quá trình xây dựng chính sách và pháp luật ở những quốc gia này..
- Vận động hành lang được cho là xuất hiện đầu tiên ở nước Anh, vào khoảng những năm 1840, nó gắn liền với sự ra đời của nền dân chủ đại diện.
- Lobby – được lấy theo tên địa điểm mà hoạt động này diễn ra đầu tiên trong lịch sử, đó là hành lang của Nghị viện Anh, nơi mà trong thời gian nghỉ giải lao, các Nghị sĩ thường trao đổi với đồng nghiệp, hoặc các cử tri tập trung để trình bày ý kiến, kiến nghị với các đại diện của mình..
- Qua hoạt động này, những người vận động hoặc nhà vận động (lobbyists) có thể chuyển tải quan điểm của dân cư trong xã hội, cung cấp thông tin, nguyện vọng của dân cư để có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới những thành viên của cơ quan lập pháp, thuyết phục họ thực hiện hoặc không thực hiện hành vi lập pháp mới hay hoạch định chính sách mới để đạt được kết quả như những người vận động hành lang mong muốn [3]..
- Trong nền chính trị hiện đại, hoạt động lobby được luật pháp của nhiều nước phát triển công nhận như Hoa Kỳ, Anh, Bỉ,… (3 nước đại diện cho 3 mô hình lobby hiện nay – mô hình Washington, mô hình Westminster, và mô hình Brussels) [4] và ngày càng trở nên quan trọng và là phần không thể thiếu được trong các hoạt động chính trị – xã hội, mà đặc biệt là trong các hoạt động nghị trường của Nghị viện.
- Ở Mỹ, hoạt động này diễn ra rất sôi nổi và được coi là một phần không thể thiếu của nền chính trị Mỹ [5].
- Ra đời và tồn tại trong hơn 200 năm, hoạt động này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền chính trị Mỹ, hầu như đã thâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực và các ngành sản xuất, kinh doanh tại Mỹ, và đặc biệt được sử dụng sôi nổi và hiệu quả trong quá trình xây dựng chính sách và pháp luật.
- Hoạt động này quan trọng tới mức, không ít Nghị sĩ Mỹ đã từng phát biểu rằng, “thật khó tưởng tượng được sự vắng mặt của các chuyên gia lobby đối với hoạt động của Quốc hội Hoa Kỳ [1].
- Hoạt động lobby ở Mỹ được hiểu đơn giản là việc những người vận động hành lang gặp gỡ các Nghị sĩ, dân biểu trong Quốc hội (cả ở Thượng viện và Hạ viện) để trình bày, tư vấn chính sách và thuyết phục để họ hiểu, từ đó các Nghị sĩ sẽ lên tiếng ủng hộ hay bảo vệ các quan điểm, chính sách mà những người vận động hành lang đưa ra, hoặc có thể đề xuất các đạo luật, các nghị quyết, các quyết định mang tính chính sách có lợi cho họ.
- Cũng có những trường hợp người vận động hành lang soạn thảo sẵn dự án luật cho Nghị sĩ, hoặc cố thuyết phục để các Nghị sĩ đề xuất Quốc hội bỏ một đạo luật nào đó [7]..
- Về hình thức, hoạt động lobby không phải lúc nào cũng diễn ra ở trong các phòng họp, hay trên các phiên họp của Nghị viện hay các Ủy ban của Nghị viện, mà chủ yếu lại diễn ra ở.
- “ngoài hành lang” và hết sức phong phú bên ngoài trụ sở Nghị viện với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau..
- Những người (hoặc nhà) vận động hành lang (lobbyist) được trả lương để tác động tới bộ máy lập pháp hoặc dư luận.
- Họ có hiểu biết tốt về hệ thống chính trị Mỹ, nhưng lại hạn chế về kiến thức kinh doanh.
- Họ là những người có thanh thế, uy tín trong xã hội, và thường là các cựu quan chức của Chính phủ, những nhà tư vấn trong Quốc hội – những người đã có nhiều kinh nghiệm và xây dựng được nhiều mối quan hệ sau nhiều năm làm việc và công tác, hoặc có thể là người thân của Nghị sĩ, hay những người từng hoạt động chính.
- Họ đi tìm hiểu nhu cầu xã hội, nguyện vọng của cộng đồng và cả mong muốn của các công ty, tập đoàn,… họ nhận lời với các chủ thể như là một hợp đồng, một giao ước,… Tuy nhiên, họ thực hiện công việc rất tận tụy, đầy trách nhiệm vì lợi ích chung và cũng xuất phát từ thanh danh cá nhân, danh dự nghề nghiệp [7]..
- Có thể thấy hoạt động này giống như một loại hình kinh doanh mang tính chính trị – xã hội, và nó có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ..
- Hoạt động hành lang ở Mỹ rất sôi nổi, phát triển và hiệu quả, có thể kể ra những yếu tố góp phần thúc đẩy hoạt động này như sau:.
- Thứ nhất, vận động hành lang được hệ thống pháp luật quy định và bảo vệ.
- Quy định này rất quan trọng cho các nhà vận động hành lang..
- Đạo luật đầu tiên được áp dụng cho hoạt động lobby là Đạo luật Vận động hành lang (The Federal Regulation of Lobbying Act of 1946) [12] được Quốc hội thông qua năm 1946..
- Đạo luật này quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động lobby phải: đăng kí với Thư ký của Hạ viện và Thượng viện.
- hàng quý phải gửi báo cáo về các hoạt động lobby của mình cho Thư ký của Hạ viện và Thượng viện..
- Tiếp đến là Đạo luật về Công khai hóa hoạt động lobby (Lobbying Disclosure Act of 1995) [13] điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động lobby cả trong và ngoài nước Mỹ..
- Quy định“các hoạt động vận động hành lang” bao gồm việc lên kế hoạch, chuẩn bị, nghiên cứu, tìm kiếm thông tin có chủ định, thực hiện vận động đúng thời điểm, phối hợp với hoạt động vận động của những người khác [14].
- Quy định bắt buộc những người hoạt động lobby phải đăng kí chậm nhất là sau 45 ngày, kể từ khi người vận động hành lang thực hiện cuộc.
- vận động đầu tiên hoặc được thuê để thực hiện cuộc vận động, tại bất kì thời điểm nào trước thời hạn này, người vận động hành lang phải đăng kí với Thư ký của Thượng viện và Thư ký của Hạ viện [14].
- và quy định rằng, bất cứ ai được trả tiền để vận động các nhà lập pháp và các quan chức chính phủ đều được coi là người làm lobby, nếu người ấy dùng ít nhất 20% thì giờ của mình để đại diện cho thân chủ trong thời gian sáu tháng [14]..
- Luật này cũng yêu cầu cả những lobby không chuyên nghiệp và những người chỉ vận động với công nhân viên cấp dưới của Quốc hội hay nhà nước cũng phải đăng kí, nếu vi phạm có thể bị phạt tới 50 ngàn USD [14]..
- người lobby phải thường xuyên giải trình chi tiết hoạt động của họ và đăng nội dung trên công báo.
- Trong Bản hướng dẫn Đạo luật về Công khai hóa hoạt động lobby năm 2011 của Văn phòng Thư ký Hạ viện Mỹ quy định một hình phạt tiền lên đến 200 ngàn USD, và hình phạt tù giam có thể đến 5 năm đối với bất kì nhà vận động hành lang nào không tuân thủ thủ tục đăng kí và thủ tục báo cáo công khai [18]..
- Ngoài ra, liên quan đến hoạt động lobby còn có Bộ luật về ngân sách liên bang (Internal Revenue Code – IRC) và Đạo luật Đăng ký đại diện cho nước ngoài (Foreign Agents Registration Act of 1938 – FARA)..
- Luật này quy định các cá nhân, tổ chức đại diện cho các chính phủ nước ngoài tham gia vào các hoạt động như phổ biến, tuyên truyền chính trị và bất cứ hoạt động nào gây ảnh hưởng với dư luận Mỹ, với các cơ quan, quan chức của Chính phủ, Quốc hội Mỹ liên quan đến việc hoạch định hoặc thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ thì đều phải đăng kí [2]..
- Thứ hai, sự phát triển vai trò của các nhóm lợi ích trong xã hội Mỹ..
- Các nhóm lợi ích – một đặc trưng của xã hội Mỹ, đó là “tổ chức của những người có cùng quan tâm, có cùng quan điểm với từng vấn đề xã hội khác nhau.
- cố gắng tác động đến việc xây dựng các chính sách để phục vụ lợi ích của nhóm dân cư có cùng mối quan tâm mà họ là người đại diện” [19].
- Theo một thống kê, có đến 60% người dân Mỹ tham gia vào các nhóm lợi ích – một đặc trưng của hệ thống dân chủ truyền thống Mỹ, qua đó người dân (trực tiếp hoặc gián tiếp) tham gia vào chính trị nói chung và quá trình ra quyết định nói riêng – một biểu hiện của nền dân chủ tự do [20]..
- Các nhóm lợi ích ở Mỹ rất đa dạng: nhóm về kinh doanh (các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia).
- nhóm lợi ích công.
- Họ đấu tranh, vận động để bảo đảm lợi ích tối đa cho lợi ích của nhóm mình – thường.
- là các lợi ích trong lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực chính trị [15], thông qua việc cố gắng tác động đến việc xây dựng chính sách và pháp luật của chính quyền..
- Lĩnh vực đại diện của các nhóm lợi ích cũng có sự phân hóa rất lớn.
- Theo một thống kê sơ bộ,nhóm đại diện cho lợi ích kinh doanh của các tập đoàn tư bản chiếm đến 72%, nhóm đại diện cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp chiếm 8%, nhóm đại diện cho các nhóm bảo vệ dân quyền, phúc lợi xã hội chiếm 5%, nhóm đại diện cho người nghèo chiếm 2%, nhóm đại diện cho những nhóm yếu thế trong xã hội (như người già, người khuyết tật.
- Hoạt động (lobby) của các nhóm lợi ích thường gây ảnh hưởng mạnh tới quá trình xây dựng các chính sách và pháp luật của các cơ quan làm luật (ở cả cấp bang và liên bang, thông qua việc thuyết phục các nhà làm luật, các nhà chính trị và hoạt động chính sách), cho nên có thể nói việc xây dựng các chính sách và pháp luật ở Mỹ chịu ảnh hưởng bởi sự tranh giành hay thỏa hiệp giữa các nhóm lợi ích [21]..
- Thứ ba, vai trò yếu của các đảng phái chính trị..
- Hệ thống chính trị của Hoa Kỳ cho phép các nghị sĩ, dân biểu sẵn sàng chống lại đường lối của Đảng.
- Họ làm điều này hoặc vì các cử tri và nhu cầu bầu cử, vì lý do lương tâm, hoặc đơn giản chỉ vì họ đã được thuyết phục bởi một sự vận động hành lang khéo léo.
- Lợi ích cử tri luôn vượt qua lòng trung thành với Đảng, và điều này rõ ràng hỗ trợ cho hoạt động vận động hành lang [22]..
- Hoạt động lobby ở Mỹ cũng có tính hai mặt.
- Trước hết, nó là phương thức có hiệu quả rất lớn để tác động, nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của chính quyền (Quốc hội, Chính phủ), và cũng là một kênh để chính quyền tiếp nhận các thông tin và yêu cầu của một bộ phận trong xã hội.
- Nó giống như một chiếc cầu nối giữa những người hoạch định.
- chính sách, xây dựng pháp luật với những người thụ hưởng, chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, pháp luật đó.
- Giúp chuyển tải những mong muốn, nguyện vọng của các nhóm trong xã hội đến những người có quyền ra quyết định..
- Thông qua lobby, người có thẩm quyền hướng đến gần hơn với những bức xúc của xã hội, người dân và những chủ thể có quyền lợi liên quan khác, từ đó họ có được một cách nhìn toàn diện, đa chiều với đầy đủ thông tin, chứng cứ cũng như ý kiến, kiến nghị của cử tri và xã hội về vấn đề đang được xem xét, quyết định, trên cơ sở đó, họ đưa ra những quyết định có lợi cho xã hội, cử tri hoặc các nhóm lợi ích…[23]..
- Còn đối với các nhóm trong xã hội, thông qua lobby họ có thể nhận được sự chú ý nhiều hơn đối với các lợi ích và mong muốn của mình từ các cơ quan hành pháp, lập pháp..
- Ngược lại, hoạt động lobby cũng có những mặt trái của nó, dễ bị lợi dụng theo hướng.
- Hoạt động này tiêu tốn rất nhiều tiền, và trên thực tế lobby chính là việc dùng thế lực tiền bạc để vận động và làm áp lực để chính quyền hành động theo chiều hướng phục vụ quyền lợi của các nhóm lợi ích [24].
- Bản chất của “vận động hành lang nhìn chung không phải là xấu mà có những giá trị rất.
- 1 Chẳng hạn như vào tháng 1-2006, một nhà vận động hành lang nổi tiếng là Jack Abramoff đã bị kết tội âm mưu chống lại liên bang, trốn thuế và giả mạo e-mail.
- Theo đúng nghĩa được ghi nhận trong các văn bản pháp luật mục đích của lobby rất trong sáng, và có vai trò, tác dụng tích cực đến hoạt động của chính quyền.
- Ở Việt Nam, khái niệm “vận động hành lang” còn mới và chưa phổ biến, đôi khi khái niệm này còn được hiểu theo nghĩa tiêu cực, cho đó là chuyện đi đêm, bôi trơn, phi pháp,….
- hay nghĩ đó là hoạt động lén lút, không công khai và phạm pháp (như những hoạt động “chạy giấy phép, dự án.
- Việc thừa nhận chính thức và quy định cụ thể, đưa vận động chính sách vào khuôn khổ, minh bạch, có thể giám sát sẽ giúp loại bớt những ý kiến cực đoan trước khi tới cơ quan hoạch định chính sách (vì bản chất của lobby chính là cung cấp thông tin, bằng chứng xác thực cho những người xây dựng chính sách, pháp luật).
- Cụ thể, một số nội dung về vận động hành lang cần được nghiên cứu như: định nghĩa về hoạt động vận động hành lang, đối tượng của hành vi vận động hành lang, điều kiện và các tiêu chuẩn của người vận động hành lang, cơ quan quản lý vấn đề hoạt động hành lang, các.
- hành vi bị nghiêm cấm, chế tài xử lý vi phạm, việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về vận động hành lang,… để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
- Đồng thời, cũng nghiên cứu sớm ban hành các luật về hội, luật tiếp cận thông tin, luật trưng cầu ý dân để dần hiện thực hóa hoạt động “vận động hành lang” không những chỉ trong pháp luật, mà còn trong cả đời sống và ý thức của người dân..
- [1] Trần Bách Hiếu, Vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ và một số liên hệ với Việt Nam, đăng trên: http://luatminhkhue.vn/chinh-sach/van-dong- hanh-lang-trong-nen-chinh-tri-my-va-mot-so-lien- he-voi-viet-nam.aspx.
- [2] Huyền Trang, Việt Hà, Lobby trong nền chính trị Mỹ:.
- [3] Thói quen chính trị được thể chế hóa,đăng trên:.
- [5] Lionel Zetter,Lobbying: The art of political persuasion Về lịch sử của hoạt động vận động hành lang, cũng có ý kiến cho rằng hoạt động lobby ra đời đầu tiên là ở Mỹ vào năm 1792, khi William Hull được giữ lại bởi cựu chiến binh Virginia của quân đội thuộc địa để vận động tăng bồi thường cho thời gian họ phục vụ chiến tranh trong suốt thời kì chiến tranh cách mạng Mỹ..
- [10] Tính hai mặt của vận động hành lang, đăng trên:.
- [15] Trần Đăng Thịnh, Nhóm lợi ích và vận động hành lang: Nhìn từ nước Mỹ, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 8-2013..
- [16] Nguyễn Dũng Chí, “Vận động hành lang” trong hoạt động lập pháp các nước và xu hướng ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 79, tháng 9-2006..
- [19] Nguyễn Tuấn Minh, Hệ thống chính trị Mỹ và vận động hành lang, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11..
- đăng trên:.
- [23] Tổng quan về vận động hành lang, đăng trên:.
- http://www.opensecrets.org/lobby/index.php, số tiền chi cho hoạt động lobby tính từ năm 1998- 2013 tăng gấp hơn 2 lần, từ 1.45 tỉ đôla lên 3.24 tỉ đôla, trong đó có năm 2010 là đỉnh điểm lên đến 3.55 tỉ đôla.