« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá kết quả môn học máy điện theo phương pháp trắc nghiệm khách quan


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THANH PHONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔN HỌC MÁY ĐIỆN THEO PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN Hà nội – năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THANH PHONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔN HỌC MÁY ĐIỆN THEO PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN Người hướng dẫn khoa học PGS.TS.Trần Việt Dũng Hà nội – 2012 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian tìm hiểu và làm việc khẩn trương cùng với sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Trần Việt Dũng tác giả đã hoàn thành luận văn với đề tài: “Đánh giá kết quả môn học Máy điện theo phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong khoa điện – Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội, các thầy, cô giáo trong khoa Sư phạm Kỹ thuật, Viện đào tạo sau đại học – trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều về kiến thức chuyên môn, tài liệu nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn.
- Hà Nội ngày 02 tháng 3 năm 2012 NGUYỄN THANH PHONG LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Đánh giá kết quả môn học Máy điện theo phương pháp trắc nghiệm khách quan ” đã hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân tác giả và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của tác giả khác (nếu có) đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
- Tất cả số liệu, kết quả nghiên cứu đều là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
- Hà Nội ngày 02 tháng 3 năm 2012 NGUYỄN THANH PHONG MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.
- 13 1.Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu .
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu .
- Phạm vi nghiên cứu .
- Nhiệm vụ nghiên cứu .
- Phương pháp nghiên cứu a.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận b.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn c.
- Phương pháp bổ trợ bằng toán thống kê Chương 1: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.
- 17 1.1 Tổng quan về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học Một số khái niệm cơ bản Mục đích, chức năng và các yêu đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Mục tiêu đánh giá kết quả học tập.
- 21 1.1.4 Các bước đánh giá Các lĩnh vực kiểm tra đánh giá Các loại hình kiểm tra đánh giá Các công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm trong KTĐG KQHT .
- Lịch sử của khoa học về đo lường trong giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam 34 1.2.2 Một số khái niệm Cách tiếp cận để xây dựng và sử dụng trắc nghiệm Kỹ thuật soạn một bài trắc nghiệm Đánh giá chất lượng câu hỏi và đề thi Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC KTĐG KQHT MÔN HỌC MÁY ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Đặc điểm chung về trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội Lịch sử ra đời và phát triển của nhà trường Đội ngũ giáo viên của nhà trường Quy mô và hình thức đào tạo Chương trình và nội dung môn học Mục tiêu môn học Chương trình khung môn máy điện Đặc điểm nội dung môn máy điện Thực trạng việc KTĐG KQHT tại khoa Điện - Điện Tử ,trường CĐCN Hà Nôi Nhận thức của SV về môn học Nhận thức của GV,SV về kiểm tra đánh giá kết quả học tập Vấn đề sử dụng câu TNKQ trong KTĐG KQHT cảu SV khoa Điện - Điện Tử trường CĐ Công Nghệ Hà Nội Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thiếu khách quan trong KTĐG KQHT của SV và cách khắc phục Khả năng vận dụng PP TNKQ vào KTĐG KQHT môn máy điện tại khoa điện trường CĐCNHà Nội Chương 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔN HỌC MÁY ĐIỆN THEO PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Quy trình đánh giá môn máy điện theo phương pháp TNKQ Xác định mục tiêu đánh giá Xây dựng bảng phân bố câu hỏi Xây dựng hàng câu hỏi trắc nghiệm Tạo bộ đề thi, kiểm tra Tổ chức kiểm tra, đánh giá người học Thu thập số liệu thống kê Đánh giá chất lượng câu hỏi và đề thi Xây dựng một số đề thi, kiểm tra đánh giá môn học máy điện Mục đích của thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm Nội dung thực nghiệm Tiến trình thực nghiệm Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm Kết quả phân tích câu hỏi trắc nghiệm Đánh giá tổng quát về bài thực nghiệm Thăm dò ý kiến sinh viên các lớp thực nghiệm Thăm dò ý kiến giáo viên trong bộ môn về kết quả thu được KẾT LUẬN CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHỤ LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ MINH HỌA Sơ đồ 1.1 Các phương pháp kiểm tra, đánh giá Bảng 2.1 Thống kế số lượng học sinh của các năm học Bảng 2.2.
- Chương trình khung môn máy điện Bảng 2.3 Kết quả đánh giá ý nghĩa môn học Máy Điện của SV ngành điện công nghiệp và dân dụng.
- Trường CĐ CN Hà Nội.
- Biểu đồ 2.1 Đánh giá ý nghĩa môn học Máy Điện của sinh viên ngành điện công nghiệp và dân dụng.
- Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội.
- Bảng 2.4 Kết quả đánh giá mức độ mục tiêu học tập của SV muốn đạt được trong môn học Biểu đồ 2.2 Đánh giá mức độ mục tiêu học tập của SV muốn đạt được trong môn học Bảng 2.5 Kết quả đánh giá việc sử dụng thời gian tự học của SV trong môn học Máy Điện Biểu đồ 2.3.1 Đánh giá việc sử dụng thời gian tự học của sinh viên nhóm thực nghiệm cho môn học máy điện Biểu đồ 2.3.2 Kết quả đánh giá việc sử dụng thời gian tự học của nhóm sinh viên nhóm đối chứng trong môn học máy điện Bảng 2.6.
- Kết quả nhận thức của giáo viên về mục đích kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập Biểu đồ 2.4 Kết quả nhận thức của giáo viên về mục đích kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập Bảng 2.7 Kết quả trưng cầu ý kiến về việc thực hiện các yêu cầu sư phạm trong kiểm tra đánh giá của GV Biểu đồ 2.5.
- Biểu đồ thể hiện kết quả việc thực hiện các yêu cầu sư phạm trong kiểm tra đánh giá của GV Bảng 2.8.
- Kết quả thăm dò GV về mục tiêu kiến thức GV yêu cầu đối với SV trong quá trình KTĐG KQHT môn máy điện Biểu đồ 2.6 Mô tả mục tiêu kiến thức GV yêu cầu đối với SV trong quá trình KTĐG KQHT môn máy điện.
- Kết quả thăm dò ý kiến giáo viên trong việc xây dựng và sử dụng hợp lý câu hỏi KTĐH KQHT của sinh viên Biểu đồ 2.7 Mô tả ý kiến GV trong việc xây dựng và sử dụng hợp lý câu hỏi kiểm tra trong KTĐG KQHT của SV.
- Bảng 2.10 Kết quả thăm dò GV về các PP KTĐG đang dùng trong khoa Điện – Điện Tử trường CĐ Công Nghệ Hà Nội.
- Biểu đồ 2.8 Mô tả việc sử dụng các phương pháp KTĐG KQHT của sinh viên khoa Điện – Điện Tử trường CĐ Công Nghệ Hà Nội Bảng 2.11 Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thiếu khách quan,chính xác trong KTĐG KQHT của SV.
- Biểu đồ 2.9 Mô tả các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thiếu khách quan và chính xác trong KTĐG KQHT của SV.
- Sơ đồ 3.1 Quy trình xây dựng bộ đề thi đánh giá kiến thức môn Máy điện bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan Bảng 3.1 Mục tiêu đánh giá nội dung môn học Bảng 3.2 Bảng phân bố câu hỏi theo mức độ nhận thức trong chương trình mon học Máy điện Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi Chương 2 Máy biến áp Bảng 3.4 Tổng hợp đánh giá câu hỏi trắc nghiệm qua độ khó Biểu đồ 3.1 Mức độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm Bảng 3.5 Tổng hợp đánh giá câu hỏi qua mức độ phân biệt Biểu đồ 3.2 Mức độ phân biệt của các câu hỏi trắc nghiệm Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi Chương 3 Máy điện không đồng bộ Bảng 3.7 Tổng hợp đánh giá câu hỏi trắc nghiệm qua độ khó Biểu đồ 3.3 Mức độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm Bảng 3.8 Tổng hợp đánh giá câu hỏi qua mức độ phân biệt Biểu đồ 3.4: Độ phân biệt của các câu hỏi trắc nghiệm Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi Chương 3 Máy điện không đồng bộ Bảng 3.10 Tổng hợp đánh giá câu hỏi trắc nghiệm qua độ khó Biểu đồ 3.5 Mức độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm Bảng 3.11 Tổng hợp đánh giá câu hỏi qua mức độ phân biệt Biểu đồ 3.6 Mức độ phân biệt của các câu hỏi trắc nghiệm Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi đề thi máy điện Bảng 3.13 Tổng hợp đánh giá câu hỏi trắc nghiệm qua độ khó Biểu đồ 3.7 Mức độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm Bảng 3.14 Tổng hợp đánh giá câu hỏi qua mức độ phân biệt Biểu đồ 3.8 Mức độ phân biệt của các câu hỏi trắc nghiệm Bảng 3.15 Bảng phân bố điểm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Biểu đồ 3.9 Phân bố điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Biểu đồ 3.10 Đồ thị phân bố điểm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU Cao đẳng Công nghệ Hà Nội CĐCN Hà Nội Giáo viên GV Học sinh HS Kiểm tra đánh giá KTĐG Kết quả học tập KQHT Phương pháp PP Tự luận TL Trắc nghiệm khách quan TNKQ Trắc nghiệm tự luận TNTL 13PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong quá trình giáo dục đào tạo, kiểm tra đánh giá (KTĐG) là một hoạt động thường xuyên và giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng đào tạo.
- Nếu coi quá trình dạy học là một hệ thống thì đánh giá đóng vai trò phản hồi của hệ thống.
- Đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh hệ thống, là cơ sở để đổi mới phương pháp (PP) dạy học.
- Hiện nay trường cao đẳng Công Nghệ Hà Nội, công cụ chủ yếu được sử dụng để đánh giá kết quả học tập (KQHT) của học sinh (SV) là các bài kiểm tra với các câu hỏi dạng tự luận và bước đầu đã làm quen với phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ).
- Tại đây các giáo viên ngày càng có nhu cầu tìm hiểu và thực hiện phương pháp đánh giá TNKQ.
- Ngoài việc tìm hiểu những nội dung yêu cầu khi thực hiện đánh giá đo lường bằng phương pháp TNKQ, các GV đang vận dụng các phần mềm tin học vào việc KTĐG để nâng cao độ tin cậy của PP đánh giá.
- Ngoài ra, việc thực hiện một chương trình máy tính (phần mềm) để hỗ trợ các giáo viên trong việc biên tập các câu hỏi trắc nghiệm, lưu trữ chúng thành ngân hàng câu hỏi, từ đó thực hiện ra đề là hết sức cần thiết.
- Từ ngân hàng câu hỏi này, sẽ dễ dàng tạo ra một bộ đề chung cho các người học, hoặc cho nhiều nhóm người học, thậm chí mỗi người học một đề khác nhau với cùng mức độ khó như nhau.
- Nhờ đó việc đánh giá sẽ trở nên khách quan, hạn chế được cách học tủ, học vẹt, "phao thi".
- Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội đang bắt đầu thực hiện đào tạo theo tín chỉ và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan, nhưng trong thực tế đang gặp nhiều khó khăn.
- Chính vì lý do trên kết hợp với nhiều năm giảng dạy môn Máy điện, tác giả luận văn đã nghiên cứu đề tài: 14“Đánh giá kết quả môn học Máy điện theo phương pháp trắc nghiệm khách quan”, để vận dụng KTĐG KQHT tại trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội.
- 2.Mục đích nghiên cứu Vận dụng các vấn đề lý luận và kỹ thuật kiểm tra đánh giá theo phương pháp TNKQ, để xây dựng bộ đề thi cho môn Máy Điện bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan,để đưa vào đánh giá tại trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu + Nội dung môn học Máy điện của trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội + Quá trình kiểm tra đánh giá môn học Máy điện tại trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội + Quy trình xây dựng bộ đề thi đánh giá kiến thức môn Máy điện bằng câu hỏi TNKQ trên máy tính.
- Khách thể nghiên cứu: Kết quả học môn học Máy điện ở trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội và so sánh với kết quả đạt được với phương pháp KTĐG truyền thống 4.
- Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quy trình, phương pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Trên cơ sở đó vận dụng xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho môn Máy Điện tại trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội.
- Nghiên cứu một số phần mềm tạo bồ đề thi từ ngân hàng câu hỏi trắc TN.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội - Vận dụng PP trắc nghiệm khách quan để biên soạn ngân hành câu hỏi TNKQ cho môn Máy điện.
- Sử dụng máy tính (phần mềm) để tạo ra bộ đề thi từ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
- 15- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu 6.1.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích , tổng hợp trên cơ sở thu thập tài liệu từ sách, báo, các phương tiện thông tin… 6.2.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Dùng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp và học sinh trên cơ sở đó tổng hợp , rút ra kết luận.
- Phương pháp toạ đàm: Đàm thoại, thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm để đối chứng, phân tích kết quả , rút ra kết luận.
- Phương pháp bổ trợ bằng toán thống kê Xử lý theo phương pháp thống kê toán học để đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm.
- 16Chương 1 LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TNKQ TRONG ĐÁNH GIÁ KQHT 1.1 Tổng quan về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Kiểm tra Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế.
- Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lại công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét.
- Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
- Như vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét.
- Trong giáo dục, kiểm tra có các hình thức như kiểm tra thường xuyên (kiểm tra hàng ngày), kiểm tra định kì (kiểm tra hết chương, hết phần.
- và kiểm tra tổng kết (kiểm tra cuối học kì).
- 1.1.1.2 Đánh giá Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu qủa công việc.
- Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục.
- Cũng có thể nói rằng đánh giá là quá trình thu thập phân tích và giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục về phía học sinh.
- Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính.
- 17Như vậy đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ học sinh.
- Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của học sinh, sau đó tiến hành đo lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định.
- Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau.
- Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra.
- Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra- đánh giá.
- 1.1.1.3 Đo lường Đo lường là một cách đánh giá căn cứ vào sự ghi chép và lượng hóa các thông tin thành điểm số của mức độ dựa trên một hệ quy tắc Đo lường là một phương thức dùng bài trắc nghiệm trong một dung sai để đạt được mức độ đo định lượng và tương đối khách quan về một hay nhiều tính chất nào đó.
- Những mức độ đạt được, những thành quả khác nhau, biểu thị bằng điểm số chẳng hạn, sẽ giúp giáo viên đo lường và đánh mức độ thành công của công việc giảng dạy.
- Nếu có sẵn kết quả thi một bài trắc nghiệm tương đương từ trước, giáo viên có thể so sánh điểm của hai kỳ thi để ước lượng mức độ tiến bộ của HS.
- Thông thường kết quả bài làm của HS được ghi nhận là một số đo (điểm số).
- Điểm số là ký hiệu gián tiếp phản ánh kết quả học tập của HS về mặt định tính (khá, giỏi, trung bình, yếu, kém) và định hạng (thứ bậc cao thấp trong nhóm được kiểm tra, đánh giá).
- Ví dụ HS được điểm 10 thì cũng không có ý nghĩa có trình độ cao gấp đôi HS được điểm 5, hoặc HS được điểm 0 thì cũng không có ý nghĩa là HS đó không biết chút gì về môn học đó.
- 1.1.1.4 Chẩn đoán Chẩn đoán là ngoài việc đánh giá còn có chức năng phát hiện những nguyên nhân của hiện trạng, lỗi, khiếm khuyết và xây dựng căn cứ để khắc phục.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt