« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu thu nhận sản phẩm thủy phân protein từ phế liệu tôm bằng các chế phẩm protease thương mại


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu thu nhận sản phẩm thủy phân protein từ phế liệu tôm bằng các chế phẩm protease thương mại.” Tác giả luận văn: Đồng Thị Liên Khóa: CH Người hướng dẫn: PGS.
- TS Phạm Thu Thủy Từ khóa (Keyword): Phế liệu tôm, Chế phẩm protease thương mại, hiệu suất thu hồi protein.
- Tuy nhiên, một lượng đáng kể protein còn lại cần phải được thu hồi một mặt làm giảm ô nhiễm môi trường, mặt khác giúp tăng giá trị sử dụng của phụ phẩm còn lại trong chế biến các sản phẩm từ tôm.
- Do đó, nghiên cứu thu hồi protein bằng các chế phẩm protease thương mại vừa có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích: Nhận được chế phẩm thủy phân protein từ vỏ và đầu tôm có hàm lượng axit amin cao.
- Phạm vi nghiên cứu : Phòng thí nghiệm c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Khảo sát khả năng thu hồi protein trong phế liệu tôm của các chế phẩm protease thương mại.
- Nghiên cứu sử dụng phối hợp chế phẩm Alcalase và Flavourzyme.
- Ảnh hưởng trạng thái PLT đến quá trình thu hồi protein.
- Khảo sát khả năng thu hồi protein từ PLT khô bằng các chế phẩm protease.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu thủy phân PLT bằng các chế phẩm protease thương mại Thủy phân PLT: Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng PLT đã nghiền nhỏ và phối trộn với nước, sau đó hỗn hợp được điều chỉnh tới pH tối ưu đối với từng chế phẩm, gia nhiệt trong bể ổn nhiệt 50oC trong vòng 15 phút.
- Tiếp đó bổ sung các chế phẩm enzym với liều lượng 91U/g PLT và để thủy phân trong điều kiện nhiệt độ 50oC, thời gian là 8 giờ.
- Sau khi thủy phân xong ta vô hoạt enzyme ở 950C trong 5-10 phút.
- Xử lý bã sau thủy phân: Bã sau ly tâm được ngâm trong 30 ml NaOH 3% qua đêm, tiếp đó đun dịch ở 90-95OC trong 1 giờ, tiếp tục ly tâm ở 6000 vòng/phút trong 20 phút để thu dịch và xác định hàm lượng protein theo phương pháp Biuret và tính tổng protein thu được sau thủy phân.
- Xác định hiệu suất thu hồi Hiệu suất thu hồi protein được xác định dựa trên công thức: H.
- A+B 100% C Trong đó: H: Hiệt suất thu hồi protein.
- A: Lượng protein trong dịch thủy phân (g/100gPLT).
- B: Lượng protein trong bã sau thủy phân (g/100gPLT).
- e) Kết luận - Thủy phân phế liệu tôm thẻ chân trắng với tỷ lệ phối trộn thích hợp PLT/nước (1:2) ở 50oC trong thời gian 8h với giá trị pH thích hợp cho từng chế phẩm Alcalase (pH= 8), Protamex (pH = 7), Flavourzyme (pH = 7), lượng protein thu được tương ứng là .
- Alcalase luôn có hiệu suất thu hồi protein là cao nhất trong 3 chế phẩm đối với cả hai trạng thái của PLT tươi và khô.
- Flavourzyme cho hiệu suất thu hồi protein thấp nhất trong 3 chế phẩm nhưng hàm lượng axit amin thu được trong dịch thủy phân bằng Flavourzyme luôn luôn đạt cao hơn.
- Điều kiện thích hợp nhất thủy phân protein trong phế liệu tôm khi phối hợp hai chế phẩm Alcalase (273U/gPLT tương ứng 0,042ml/gPLT) và Flavourzyme (182U/gPLT tương ứng 0,046g/gPLT), ở 50oC và pH 7,5 cho hiệu suất thu hồi protein cao nhất 84,92% và lượng axit amin cao nhất nhận được khi sử tăng chế phẩm Flavourzyme (273U/gPLT) là 1,9g/100gPLT.
- Bước đầu khảo sát thủy phân với PLT khô cho thấy chế phẩm Alcalase vẫn cho hiệu suất thu hồi protein là cao nhất đạt 79.43% tiếp đó là Protamex đạt 70.39% và thấp nhất là Flavourzyme đạt 64.63%.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt