« Home « Kết quả tìm kiếm

Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương


Tóm tắt Xem thử

- CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN HẢI DƯƠNG.
- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH.
- CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60 34 05.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC.
- khái niệm chiến lược kinh doanh.
- Một số quan điểm về chiến lược.
- Các cấp độ chiến lược của một doanh nghiệp.
- Một số quan điểm về chiến lược kinh doanh.
- Đặc trưng của chiến lược kinh doanh.
- Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động của doanh.
- Phân loại chiến lược kinh doanh.
- Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của doanh nghiệp.
- Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định mục tiêu của doanh nghiệp.
- Phân tích và lựa chọn chiến lược.
- Thực hiện chiến lược.
- Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện chiến lược.
- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TIỀN ĐỀ CHO XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN HẢI DƯƠNG.
- Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương (HDL.
- Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.
- Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của công ty.
- Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của công ty.
- Phân tích môi trường nội bộ công ty.
- CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN HẢI DƯƠNG.
- Cơ sở xây dựng chiến lược.
- Mục tiêu dài hạn của công ty.
- Mục tiêu trước mắt (trong 5 năm tới) của Công ty.
- Một số chiến lược kinh doanh có thể áp dụng.
- Chiến lược trọng tâm hóa (tập trung hóa.
- Chiến lược khác biệt hóa.
- Chiến lược đại dương xanh (blue ocean strategy.
- Chiến lược liên minh hợp tác.
- Giải pháp chiến lược cho các nhóm sản phẩm.
- Xác định nhóm dịch vụ chiến lược: Vận tải – Kho – Bãi.
- Các chiến lược bộ phận chức năng.
- Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm.
- Bảng2.2: Ma trận SWOT cho công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương.
- Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hình 2.1: Vị trí địa lý thuận lợi của Công ty Cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương.
- Hình 2.2: Sơ đồ quản lý và kiểm soát của công ty.
- Hình 3.1: Nhóm dịch vụ chiến lược của công ty.
- Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, của công nghệ thông tin và việc ứng dụng các tiến bộ này vào lĩnh vực đời sống, kinh doanh đã làm cho thế giới bị thu nhỏ lại ví như “cái ao làng”.
- Sự phát triển rộng khắp của các ngành nghề kinh doanh cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp vừa mới thành lập xong hoặc đã rất thành công, lớn mạnh mà bỗng chốc cũng bị thua lỗ nặng nề, phá sản hàng loạt..
- Nguyên nhân của các vấn đề đó là gì? Thực tế đã chứng minh rằng hầu hết các doanh nghiệp bị phá sản là do làm ăn manh mún, có tầm nhìn hạn chế, khống có chiến lược kinh doanh cụ thể hoặc chiến lược kinh doanh của họ đã lỗi thời, không đúng xu hướng thời đại mà không kịp điều chỉnh..
- Một doanh nghiệp hoạt động mà không có chiến lược ví như một người đi trên đường mà không xác định mình đi đâu, về đâu, cứ mặc cho đám đông (thị trường và đối thủ) đẩy theo hướng nào thì dịch chuyển theo hướng đấy..
- Một nhà lãnh đạo có bản lĩnh sẽ không chịu phó mặc tương lai của doanh nghiệp như thế.
- Như vậy chiến lược kinh doanh rõ ràng là một yêu cầu bắt buộc đối với những doanh nghiệp có tham vọng dẫn đầu và những doanh nghiệp không có tham vọng dẫn đầu vẫn cần có chiến lược kinh doanh nếu không muốn bị những người khác trong ngành chèn ép và cuối cùng bị loại khỏi cuộc chơi..
- Trong thực tế, có những doanh nghiệp tuy không có chiến lược nhưng vẫn có thể phát triển.
- Đó là các doanh nghiệp có thể phát triển nhờ vào một điều kiện thị trường đặc thù, một hoặc nhiều lợi thế mà các doanh nghiệp khác không có (doanh nghiệp nhà nước) hoặc doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát triển trong giai đoạn đầu, khi chưa có nhiều đối thủ, nhờ khả năng phát hiện và nắm bắt cơ hội thị trường mà không cần phải có một chiến lược.
- Tuy nhiên đó là trong ngắn hạn, còn về lâu dài, khi doanh nghiệp phát triển hơn về quy mô, khả năng kiểm soát các vấn đề sẽ khó khăn hơn thì mới thấy hết được giá trị của việc có chiến lược kinh doanh..
- Các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và thiếu rất nhiều: vốn, nhân lực, thông tin, cung cách quản lý, công nghệ, kinh nghiệm…, các nhà quản lý doanh nghiệp hầu hết không được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức quản trị và kinh nghiệm kinh doanh nên trong quá trình mở cửa, gia nhập WTO thì họ còn rất nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm.
- Để tránh những rủi ro gặp phải và tận dụng tốt cơ hội đem lại, các doanh nghiệp Việt Nam phải xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, lựa chọn cách thức để có thể cạnh tranh được với các đối thủ.
- Để làm được điều đó, trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể, có tầm nhìn tốt, có kế hoạch và giải pháp hỗ trợ cho chiến lược đem lại thành công bền vững cho doanh nghiệp mình.
- Đứng trước thực trạng trên, tôi thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiêm túc thực hiện các chiến lược đã đặt ra..
- Trước đây đã có một số đề tài nghiên cứu lĩnh vực chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Đó là Luận văn về “chiến lược kinh doanh cho bộ phận gạo của công ty cổ phần Du Lịch An Giang” hay luận văn về “Chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO”.
- Tuy nhiên việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho một doanh nghiệp vẫn là vấn đề mới và nó phải linh hoạt, vận dụng cho từng giai đoạn, từng thời kỳ.
- Do đó tôi lựa chọn đề tài “Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương” nhằm có cái nhìn thực tế về quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như hiểu thêm kiến thức về quản trị chiến lược kinh doanh..
- Công ty tôi lựa chọn có đặc thù là ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực vận tải và kho bãi nhưng lại liên quan chặt chẽ đến các hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận.
- Đến thời điểm hiện tại công ty chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng.
- Qua các số liệu thu thập được, bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp với một số mô hình chiến lược kinh doanh của các chuyên gia kinh tế thế giới để xác định những giá trị cốt lõi của công ty, qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này, đồng thời với kiến thức đã học xây dựng, đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm giúp công ty Cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương có thêm lựa chọn trong việc áp dụng xây dựng chiến lược kinh doanh của mình trong giai đoạn 2015-2020..
- Xây dựng chiến lược kinh doanh có vai trò như thế nào đối với hoạt động của công ty?.
- Căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty là gì?.
- Chiến lược kinh doanh đến năm 2020 của công ty là gì?.
- Trần Thị Huyền Anh (2005), Xây dựng chiến lược kinh doanh cho bộ phận gạo của công ty cổ phần Du Lịch An Giang, Luận văn cử nhân kinh tế, Trường đại học An Giang..
- Công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương Báo áo tổng kết hoạt động kinh doanh, Hải Dương..
- Bùi Văn Đông) (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội..
- Renee Mauborgne,(người dịch: Phương Thúy) (2005), Chiến lược đại dương xanh, NXB Tri thức.