« Home « Kết quả tìm kiếm

TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 -PHẦN VĂN HỌC NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ


Tóm tắt Xem thử

- TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – PHẦN VĂN HỌC NĂM HỌC BÀI GIẢNG: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ Nguyễn Tuân A.
- Trước 1945: Sáng tác của Nguyễn Tuân tập trung vào ba đề tài chính.
- Sau 1945: Nguyễn Tuân đến với cách mạng và kháng chiến, trở thành nhà văn công dân, nhà văn chiến sĩ.
- Nguyễn Tuân phản ánh vẻ đẹp của người Việt Nam anh dũng và tài hoa trong những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (Tình chiến dịch - 1950, Hà 1 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH (Tài liệu lưu hành nội bộ) TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – PHẦN VĂN HỌC NĂM HỌC Nội ta đánh Mĩ giỏi - 1972).
- Ngoài kí, tùy bút, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình và chân dung văn học với những phát hiện sâu sắc, độc đáo.
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: a.
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân luôn có ý thức tạo cho mình một phong cách riêng độc đáo, thể hiện thái độ ngông trong văn chương, thái độ được tạo ra bởi sự tài hoa uyên bác và nhân cách khác người, hơn người.
- Văn Nguyễn Tuân thể hiện rõ chất tài hoa - uyên bác: tài hoa trong việc dựng người, vẽ cảnh, trong những liên tưởng, so sánh táo bạo, bất ngờ, thú vị với những hình ảnh đẹp, gợi cảm.
- Là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường quan sát, khám phá, diễn tả thế giới ở phương diện văn hoá, thẩm mĩ.
- Trước 1945, Nguyễn Tuân tìm kiếm cái đẹp chỉ còn trong quá khứ vang bóng một thời.
- Sau 1945, Nguyễn Tuân tìm thấy cái đẹp trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Nguyễn Tuân có cảm hứng đặc biệt với những tính cách phi thường, những phong cảnh tuyệt mĩ, những gió bão, thác ghềnh dữ dội.
- Thiên nhiên, con người trong văn Nguyễn Tuân luôn phi thường, xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt, tất cả đều có xu hướng vươn tới cái tuyệt vời, tuyệt đích.
- Nguyễn Tuân là một tâm hồn nghệ sĩ tha thiết yêu thiên nhiên, ông có những phát hiện tinh tế, độc đáo về thiên nhiên.
- Thiên nhiên trong văn Nguyễn Tuân luôn hiện ra như những công trình mĩ thuật kì vĩ, tuyệt vời của tạo hoá.
- Nguyễn Tuân có một vị trí và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn học hiện đại, đem đến cho văn xuôi hiện đại một phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, phóng túng và độc đáo.
- Cá tính mạnh mẽ, cách sống tự do, phóng túng, ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.
- Nguyễn Tuân đã đưa thể tuỳ bút lên tới trình độ nghệ thuật cao.
- 2 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH (Tài liệu lưu hành nội bộ) TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – PHẦN VĂN HỌC NĂM HỌC Nguyễn Tuân cũng có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật từ cách tổ chức câu văn sáng tạo nhạc điệu, kho từ vựng phong phú cho đến chất văn vừa trang nhã, cổ kính vừa sắc sảo, hiện đại.
- Những biến chuyển trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau CMT8: Trước Cách mạng Sau Cách mạng Quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ Không đối lập quá khứ với hiện tại.
- “Người lái đò Sông Đà” là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.
- tập tùy bút cho thấy diện mạo của một Nguyễn Tuân đã căn bản đổi thay, để trở thành một nhà văn mới trong thời đại mới.
- Đặc điểm tùy bút Nguyễn Tuân.
- Tuỳ bút của Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện.
- Nguyễn Tuân bén duyên với truyện trước sau đó mói gặp gỡ tuỳ bút.
- Tuỳ bút của Nguyễn Tuân rất đậm tính chất kí.
- Ghi chép sự thật và thông tin thời sự chính xác, đó là nét riêng của tùy bút Nguyễn Tuân.
- Tuỳ bút của Nguyễn Tuân giàu tính trữ tình.
- Những trang tuỳ bút của Nguyễn Tuân thường nóng hổi cảm xúc, lắng thấm những cảm nghĩ của ông, thông qua cái tôi chủ quan của ông mà phản ánh hiện thực cuộc sống.
- Tuỳ bút của Nguyễn Tuân đúng nghĩa tự do về phép tắc.
- Tuỳ bút của Nguyễn Tuân có phẩm chất văn chương qua sự tìm tòi sáng tạo về cách diễn ý, tả cảnh, đặt câu, dùng từ.
- Văn tuỳ bút của Nguyễn Tuân là cả một kho tu từ ắp đầy và thú vị như ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng.
- Câu văn tuỳ bút Nguyễn Tuân có cấu trúc đa dạng, giàu nhạc tính.
- 4 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH (Tài liệu lưu hành nội bộ) TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – PHẦN VĂN HỌC NĂM HỌC Phần 2 (còn lại): Miêu tả vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà qua đó thể hiện lòng yêu thiên nhiên đất nước của nhà văn.
- Chủ đề: Qua hình ảnh con Sông Đà hung bạo và thơ mộng, người lái đò giản dị mà anh dũng, tài hoa, Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người vùng Tây Bắc của tổ quốc.
- Hình tượng Sông Đà: Nguyễn Tuân là nhà văn luôn khám phá đời sống từ phương diện văn hóa, thẩm mỹ vì vậy trong tùy bút Người lái đò sông Đà, con sông Đà đã hiện lên như một công trình mỹ thuật tuyệt vời của tạo hóa in đậm bản ngã văn chương của Nguyễn Tuân.
- Hướng chảy độc đáo: Mở đầu tác phẩm, mượn câu thơ của Nguyễn Quang Bích: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”, Nguyễn Tuân đã giới thiệu cho người đọc tính cách khác thường, độc đáo của sông Đà: Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông - Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc.
- Chỉ với một hình ảnh “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”, Nguyễn Tuân vừa giúp người đọc hình dung được độ cao của cảnh đá hai bên bờ sông vừa diễn tả được cái lạnh lẽo, âm u của những khúc sông có đá dựng thành vách.
- So sánh với một bộ phận nhỏ, hẹp ở cổ họng con người, Nguyễn Tuân đã diễn tả một cách hình ảnh sự nhỏ hẹp của dòng chảy.
- Như chưa thoả mãn với sự miêu tả trên, Nguyễn Tuân tiếp tục khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy bằng một liên tưởng độc đáo: “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.
- Phải là người có óc tưởng tượng sáng tạo và trường liên tưởng phong phú, Nguyễn Tuân mới tạo ra được những đoạn văn độc đáo, thú vị đến vậy.
- NHẬN XÉT: Những câu văn của Nguyễn Tuân liên kết thành một liên hoàn giàu giá trị thẩm mĩ như muốn thôi miên người đọc trong chuỗi liên tưởng tưởng tượng vô tận.
- Tả đá trên sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận (thị giác, xúc giác) đồng thời dùng nhiều hình ảnh so sánh để khắc họa tính chất hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở của sông Đà.
- Nhưng bằng sự kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên tính chất hung bạo của sông Đà.
- Chẳng phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã hạ một câu văn bình luận trữ tình ngay sau đó: “Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
- Bất cứ ai cũng có thể hình dung ít nhiều về những chỗ nước xoáy xiết trên sông nhưng nó chưa thể độc hiểm bằng những “cái hút nước” mà Nguyễn Tuân đã khắc hoạ trong tác phẩm.
- Nhưng Nguyễn Tuân không đời nào chịu dừng lại ở đó.
- Rõ ràng, những tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau (giao thông, điện ảnh) đã giúp Nguyễn Tuân có cái nhìn đa chiều về một hiện tượng đồng thời làm cho nó hiện hình rõ nét và đọng lại ấn tượng đậm nét trong lòng bạn đọc.
- Ngoài ra, như để bạn đọc khỏi thoát li thực tế trong những tưởng tượng viển vông, Nguyễn Tuân đã kết hợp tả và kể một cách hiện thực và giàu hình ảnh về những cái thuyền bị cái hút nước nó hút xuống: “thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.
- Cứ thế tưởng tượng nối tiếp tưởng tượng tài hoa vẫy gọi tài hoa những dòng văn của Nguyễn Tuân một lúc một thêm kì thú.
- Những con thác dữ trên Sông Đà.
- Bằng quyền năng của một nghệ sĩ ngôn từ, Nguyễn Tuân đã bắt cái hùng vĩ ấy phải nổi thành hình, thành khối trên trang giấy và gào lên trong muôn vàn âm thanh phong phú làm nên một dàn giao hưởng hùng tráng của sóng gió xô thác đá.
- Dưới 7 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH (Tài liệu lưu hành nội bộ) TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – PHẦN VĂN HỌC NĂM HỌC ngòi bút của Nguyễn Tuân đó là bọn “người – thác” nham hiểm chứ không còn là thiên nhiên vô cảm nữa.
- Dám lấy lửa để tả nước, dám lấy rừng để tả sông, Nguyễn Tuân quả đã chơi ngông trong nghệ thuật.
- Bằng lối miêu tả đa dạng, linh hoạt, khi thì tả bao quát lúc thì vận dụng kiến thức võ thuật và những so sánh cụ thể, Nguyễn Tuân đã gợi lên được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ đồng thời làm nổi bật cái hung hăng của dòng sông dữ miền Tây Bắc Tổ Quốc.
- Đá thác: Nguyễn Tuân quan sát thật tinh xác trong việc phát huy sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để truyền sự sống cho những hòn đá vô tri trên sông Đà.
- Tâm địa nham hiểm: Đá thác của sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả như một đội quân đá ranh mãnh, nham hiểm, lắm mưu kế.
- Các tảng to, tảng nhỏ được Nguyễn Tuân hình dung như đá tướng, đá quân.
- Câu chữ của Nguyễn Tuân đã bắt sự hung bạo kia phải nổi hằn lên thành hình khối và réo lên muôn vạn âm thanh.
- Ngôn từ của Nguyễn Tuân cũng di động giữa hai cực khi “vẫy gió tuôn mưa”, làm náo động cả trang sách, khi lại êm ái bâng khuâng để họa nên dung nhan của người thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm.
- Nguyễn Tuân không nói “mái tóc” mà là “áng tóc trữ tình”.
- Với tiết tấu câu văn chậm rãi, thủ pháp trùng điệp, dường như Nguyễn Tuân đang đua tài cùng tạo hoá để miêu tả cho được vẻ đẹp êm đềm, dịu dàng của Đà giang khúc hạ nguồn.
- Bằng sự khẳng định này, Nguyễn Tuân không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của dòng sông mà còn trực tiếp bày tỏ tình cảm yêu mến đối với sông Đà, niềm tự hào về vẻ đẹp của con sông xứ sở.
- “Nhìn Sông Đà như một cố nhân”, Nguyễn Tuân cảm nhận rõ nét cái chất “đằm đằm ấm ấm” thân quen của con sông và nhất là cái chất thơ như ngấm vào trong từng cảnh sắc thiên nhiên sông Đà.
- Ngồi trên thuyền, con thuyền trôi trên mặt nước mà Nguyễn Tuân ngỡ như đang trôi qua một nương ngô non, trong đồi cỏ đang ra những nõn búp, mùa xuân Đà Giang đang e ấp ủ mình.
- Hồn văn của Nguyễn Tuân tưởng đã già đi cùng với “Vang bóng một thời” lại nảy lộc bỡ ngỡ non tơ bên một dòng sông, bên một cuộc đời mới mẻ.
- So sánh với các triều đại xưa, Nguyễn Tuân khẳng định không thể lặng hơn thế được nữa.
- Tiếng còi vang lên trong các tác phẩm xưa của Nguyễn Tuân thường báo hiệu một cuộc xê dịch, một cuộc chia ly nhưng ở đây tiếng còi lại báo hiệu sự phát triển của một mộng tưởng đẹp về một ngày không xa vùng đất bên con sông hoang dã này được xây dựng hiện đại như tất cả các vùng đất khác.
- NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ: Với kiến thức uyên thâm, kết hợp so sánh và tưởng tượng, liên hệ thơ phú kim cổ một cách tự nhiên và phù hợp, Nguyễn Tuân đã để lại những trang tuyệt bút viết về Sông Đà - con sông như một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, “chất vàng mười” của thiên nhiên Tây Bắc tạo ra men say cho sự sống con người.
- Bằng bút lực dồi dào của mình, Nguyễn Tuân đã tạo nên một áng thơ văn xuôi tràn trề cảm xúc với tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha.
- Bằng nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khác nhau (mặt sông, xoáy nước, bãi bờ, cây cỏ, muông thú ven sông), Nguyễn Tuân đã khám phá những nét vừa hung bạo, vừa trữ tình của cảnh sông Đà.
- Khám phá sông Đà công phu và tỉ mỉ như vậy, chứng tỏ Nguyễn Tuân có một tấm lòng yêu mến gắn bó với thiên nhiên và con người vùng Tây Bắc Tổ quốc.
- Bằng sự phối hợp rất nhiều tri thức liên ngành, Nguyễn Tuân đã làm sống dậy cái thần, cái hồn của dòng sông.
- Vì vậy, hình tượng sông Đà độc đáo và cá tính còn cho ta thấy rõ tài năng và phong cách nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân: ngôn ngữ phong phú, kiến thức uyên bác, cảm hứng trước những cảnh tượng gây cảm giác mãnh liệt và sự vật được phát hiện, miêu tả ở phương diện cái đẹp.
- Hình tượng người lái đò: Nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến người nghệ sĩ tài hoa suốt đời săn tìm cái Đẹp.
- Các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân dù làm bất kì nghề nghiệp gì thì đều là người nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.
- Nếu cụ Mết (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) có giọng nói “ồ ồ trong lồng ngực” mang âm hưởng 12 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH (Tài liệu lưu hành nội bộ) TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – PHẦN VĂN HỌC NĂM HỌC của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ thì ông lái đò của Nguyễn Tuân lại mang đặc trưng “ăn sóng nói gió” của người lao động vùng sông nước.
- Nguyễn Tuân gọi đó là “huân chương lao động siêu hạng” mà cuộc đời dành tặng cho người anh hùng lao động vô danh, thầm lặng ở miền sông nước Đà giang này.
- Vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật: Cực tả con sông Đà là cách Nguyễn Tuân xưng tụng những chiến công phi thường của người lái đò, nếu con thuyền của ông lái đò không phải vật lộn với dòng thác hùm beo, hẳn ông sẽ lẫn vào với bao ông ngư, ông lái khác, nhưng ông dám đương đầu và chiến thắng thần sông thần đá, trở thành đối tượng của anh hùng ca.
- Quan niệm của Nguyễn Tuân về người anh hùng: Chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có trên chiến trường súng đạn.
- Phương pháp khắc họa người anh hùng sông nước của Nguyễn Tuân.
- Cả một khối lượng đồ sộ từ ngữ mà Nguyễn Tuân chở về từ làng võ thuật đã được hào phóng ném ra trên các trang văn khiến hình tượng ông đò hiện ra sừng sững oai phong như một võ tướng thực thụ.
- Để miêu tả cuộc giao tranh ấy, với con sông, cơn cuồng phong động từ xô lên cùng cơn thịnh nộ của sông Đà (rống lên, nhổm cả dậy, vồ lấy, tung, bật ngửa), với ông đò, Nguyễn Tuân đã tung ra một cơn “bão động từ” đủ sức ganh tài (nắm chặt, ghì cương, bám chặt, phóng nhanh, lái miết, đè sấn, chặt đôi, phóng thẳng, đánh khuýp quật vu hồi.
- Có thể nói, Nguyễn Tuân đã truyền hồn cho chữ, chữ truyền hồn cho dòng sông, dòng sông truyền cảm xúc cho người đọc, cảm xúc cứ thế cuồn cuộn nổi sóng trên dòng sông ngôn từ tác động mạnh mẽ vào giác quan, vào trí tưởng tượng của người đọc.
- Miêu tả ba lần “phá vây này”, Nguyễn Tuân đã tạo nên những “trường đoạn” hào hùng với nhân vật trung tâm là một người lái đò “chiến đấu gian lao.
- Ngòi bút của Nguyễn Tuân như một máy quay phim ghi lại những trường đoạn hồi hộp, gay cấn, căng thẳng của cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên này.
- Ba lần chiến đấu, ba lần người anh hùng lao động trên sông nước phá tan thế trận cam go đã được Nguyễn Tuân diễn đạt bằng ngôn ngữ, chi tiết biến hoá, không lặp trùng.
- Quan niệm của Nguyễn Tuân về người nghệ sĩ.
- Nguyễn Tuân hay hướng tới cái khác thường, cái phi thường để gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt vì vậy con người trong sáng tác của ông bao giờ cũng là đấng tài hoa, siêu phàm.
- Quan sát trận thủy chiến này, mới thấy Nguyễn Tuân chú tâm miêu tả cái hung bạo, dữ dội của Đà giang còn là để tạo nên một “địch thủ” tương xứng với “tầm vóc” con người có tài, có trí và có tay lái ra hoa lúc nào cũng ung dung trước thiên nhiên như thứ kẻ thù số một của con người.
- Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Qua tình huống vượt thác sông Đà, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật vẻ đẹp trí dũng, tài hoa của người lái đò.
- Qua hình tượng nhân vật ông lái đò không chỉ thấy cái tâm của nhà văn với cuộc đời và con người mà còn thấy rõ tài năng của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: 16 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH (Tài liệu lưu hành nội bộ) TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – PHẦN VĂN HỌC NĂM HỌC Nguyễn Tuân đã sáng tạo một tình huống độc đáo để làm nổi bật phẩm chất của nhân vật.
- Nguyễn Tuân đã sử dụng kho từ ngữ phong phú, đầy cá tính, giàu chất tạo hình với những liên tưởng so sánh bất ngờ mà vô cùng chính xác để khắc họa chân dung nhân vật.
- Khi miêu tả cuộc chiến đấu của ông lái đò với dòng sông hung bạo, Nguyễn Tuân đã vận dụng vốn tri thức uyên bác về nhiều lĩnh vực: thể thao, võ thuật, quân sự, điện ảnh.
- Những đoạn văn miêu tả hình ảnh ông lái đò mang đậm phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: ngôn ngữ phong phú, kiến thức uyên bác, cảm hứng trước những cảnh tượng gây cảm giác mãnh liệt và sự vật, con người được phát hiện, miêu tả ở phương diện cái đẹp.
- Người lái đò sông Đà là một bước chuyển lớn trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
- Sau CMT8, Nguyễn Tuân “đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.
- Qua nhân vật người lái đò sông Đà, phải chăng Nguyễn Tuân muốn nhắc nhủ với người đọc rằng: Anh hùng không chỉ xuất hiện trong bom gầm, đạn réo, trong khói lửa chiến tranh mà con xuất hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày với những con người đơn sơ, giản dị.
- Về nghệ thuật: Trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau CMT8 có thể tìm thấy mọi đặc trưng về tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân ở tác phẩm này