« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng bài giảng tích hợp cho môn học PLC cơ bản, nghề điện công nghiệp tại Trường trung cấp cơ điện Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRẦN QUỐC VIỆT XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP MÔN HỌC PLC CƠ BẢN, NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP CƠ ĐIỆN NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KĨ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KĨ THUẬT ĐIỆN Hà Nội - 2016 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRẦN QUỐC VIỆT XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP MÔN HỌC PLC CƠ BẢN, NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP CƠ ĐIỆN NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KĨ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KĨ THUẬT ĐIỆN Người hướng dẫn khoa học: TS.
- LÊ HUY TÙNG Hà Nội - 2016 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Các thầy cô trong viện Sư phạm kỹ thuật, Viện đào tạo Sau đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Điện – Điện tử và học sinh nghề Điện công nghiệp khóa 13 hệ Trung cấp nghề (niên khóa trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho tác giả thực hiện luận văn này.
- Mục đích nghiên cứu.
- Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết.
- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Giả thuyết nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP.
- Khái niệm tích hợp.
- Mục đích của dạy học tích hợp.
- Phân loại dạy học tích hợp.
- Tính chất của dạy học tích hợp.
- 17 1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP.
- MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP.
- Dạy học giải quyết vấn đề.
- Dạy học định hướng hoạt động.
- 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY NGHỀ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP CƠ ĐIỆN NAM ĐỊNH .
- THỰC TRẠNG DẠY NGHỀ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP CƠ ĐIỆN NAM ĐỊNH.
- Thực trạng dạy nghề tại trường trung cấp Cơ Điện Nam Định.
- 32 2.2 THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN PLC CƠ BẢN.
- NỘI DUNG MÔN HỌC PLC CƠ BẢN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP.
- Vị trí, tính chất và mục tiêu của môn học.
- Nội dung môn học.
- 43 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP MÔN PLC CƠ BẢN, NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP CƠ ĐIỆN NAM ĐỊNH .
- XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP MÔN PLC CƠ BẢN.
- Nguyên tắc xây dựng bài giảng theo quan điểm tích hợp.
- Quy trình xây dựng bài giảng tích hợp.
- Bài dạy học tích hợp.
- Giáo án tích hợp.
- Quy trình tổ chức dạy học tích hợp.
- Điều kiện tổ chức dạy học tích hợp.
- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.
- Nội dung thực nghiệm.
- 98 7 CÁC CHỮ VIẾT TẮT PLC : Programmable Logic Controller (Điều khiển Logic lập trình) GQVĐ : Giải quyết vấn đề THCVĐ : Tình huống có vấn đề THHT : Tình huống học tập GV : Giáo viên HS : Học sinh TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng MĐ : Mô đun MH : Môn học TCCĐNĐ : Trung cấp Cơ Điện Nam Định ĐK : Điều khiển 8 DANH MỤC HÌNH VẼ Danh mục Trang Hình 1.1: Cấu trúc dạy học Giải quyết vấn đề theo 3 bước Hình 1.2: Cấu trúc dạy học Giải quyết vấn đề theo 4 bước Hình 1.3: Cấu trúc dạy học định hướng hoạt động Hình 3.1: Quy trình xây dựng bài giảng tích hợp Hình 3.2: Quy trình tổ chức dạy học tích hợp Hình 3.3: Quy trình biên soạn giáo án tích hợp Hình 3.4: Hoạt động của GV và HS trong từng tiểu kỹ năng Hình 3.5: Trình tự thực hiện bài giảng tích hợp Hình 3.6: Đường tần suất của lớp TN và lớp ĐC Hình 3.7: Đường tần suất hội tụ tiến của lớp TN và lớp ĐC 9 DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục Trang Bảng 2.1: Vị trí, tính chất và mục tiêu môn học PLC cơ bản Bảng 2.2: Nội dung môn học PLC cơ bản Bảng 3.1: Bảng phân phối (số học sinh được kiểm tra Fi đạt điểm xi) Bảng 3.2: Bảng tần suất fi.
- Chính vì thế, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra với nền giáo dục nước ta là phải đổi mới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy học.
- Nghị quyết TW Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 4 (Khóa VII) đã xác định: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học.
- Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội.
- áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.[2,tr.504] Tuy nhiên thực trạng về giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu và tìm biện pháp giải quyết.
- Một trong những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trên là phương pháp dạy học chưa tiên tiến, chưa phù hợp, chưa gắn với thực tế giảng dạy, chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học, thêm vào đó là phương tiện dạy học còn nghèo nàn, lạc hậu, chậm cải tiến.
- 11 Từ những vấn đề nêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và hệ thống các trường dạy nghề nói riêng là phải đổi mới, cải tiến và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học.
- Nghị quyết 29-TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại.
- Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.[3,II.7] Một trong những hướng đi có ý nghĩa tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là vận dụng quan điểm tích hợp vào xây dựng bài giảng PLC cơ bản, trong đó tích hợp giữa lý thuyết chuyên môn và thực hành tay nghề trong các bài học nhằm giải quyết vấn đề về nội dung, chương trình, về phương pháp, phương tiện giảng dạy đảm bảo đào tạo ra những công nhân kỹ thuật có năng lực, trình độ.
- Do đó tôi chọn đề tài “Xây dựng bài giảng tích hợp môn PLC cơ bản, nghề điện công nghiệp tại trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định”.
- Mục đích nghiên cứu 2.1.
- Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng các bài giảng tích hợp môn học PLC cơ bản và áp dụng giảng dạy cho học sinh nghề điện công nghiêp tại trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định.
- Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu góp phần phát triển lí luận về phương pháp dạy học tích hợp trong các trường nghề nói chung và tại trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định nói riêng.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được triển khai áp dụng giảng dạy môn PLC cơ bản hoặc đối với các bộ môn khác trong chương trình giáo dục hiện đang thực hiện trong phạm vi trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định.
- Xây dựng cơ sở khoa học về phương pháp dạy học tích hợp.
- Khảo sát&Đánh giá thực trạng dạy và học môn học PLC cơ bản tại trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định.
- Đề xuất và xây dựng hệ thống các bài giảng tích hợp môn PLC cơ bản nghề điện tại trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn PLC cơ bản tại trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định.
- Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy và học môn PLC cơ bản tại trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Xây dựng bài giảng tích hợp cho môn học PLC cơ bản, nghề điện công nghiệp tại trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định.
- Về không gian: Trung cấp Cơ Điện Nam Định.
- Giả thuyết nghiên cứu Nếu xây dựng được hệ thống các bài giảng tích hợp môn học PLC cơ bản dựa trên các cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn PLC cơ bản tại trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định.
- Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: tổng hợp tài liệu về phương pháp dạy học tích hợp.
- 13 - Phân tích dữ liệu: thu thập và phân tích các số liệu từ Trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định - Điều tra, khảo sát, phỏng vấn: điều tra, phỏng vấn cán bộ, giáo viên, học sinh tại trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tổ chức dạy học thực nghiệm tại trường Trung cấp Cơ Điện Nam Định để có đối chứng, phân tích và xử lý kết quả.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP 1.1.1.
- Khái niệm tích hợp Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”.
- Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng.
- Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất,sự hòa hợp, sự kết hợp”.
- [13] Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
- [5,tr.383] Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là “ sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó”[8,tr.18] Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
- dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học.
- Vì thế, tư tưởng sư phạm tích hợp là đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dụng dạy học và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới.
- Ở Việt Nam, từ những thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng.
- Tuy nhiên, đó lại là các nghiên cứu và thử nghiệm cho các nhà trường phổ thông, chủ yếu là bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
- Mãi đến gần đây mới được nghiên cứu áp dụng vào việc thiết kế chương trình, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo ở lĩnh vực chuyên nghiệp, trong đó có dạy 15 nghề.
- Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới việc dạy và học ở các bậc học.
- Mục đích của dạy học tích hợp Chương trình dạy nghề truyền thống phần lớn là theo quan điểm giáo dục tiếp cận nội dung.
- Đặc điểm cơ bản của quan điểm giáo dục tiếp cận nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học.
- Theo đó, chương trình dạy nghề được thiết kế thành các môn học lý thuyết và môn học thực hành riêng rẽ nhau.
- Nội dung trùng lặp, không có tính dự trữ.
- Không phù hợp với xu thế học tập suốt đời… Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình dạy nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được thiết kế theo quan điểm tích hợp và được xây dựng dưới dạng các mô đun kỹ năng hành nghề.
- Các mô đun được xây dựng theo quan điểm hướng đến năng lực thực hiện.
- Mô đun là một đơn vị học tập có tính trọn vẹn, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học sau khi học xong có năng lực thực hiện được công việc cụ thể của nghề nghiệp.
- Như vậy dạy học các mô đun thực chất là dạy học tích hợp nội dung để nhằm hướng đến mục đích sau.
- Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng lực hoạt động nghề.
- Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ.
- Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn.
- Phân loại dạy học tích hợp Mục đích chung của việc học là sự liên kết của mọi sự vật, hiện tượng.
- Theo Clark(2002): “Tích hợp là cách tư duy trong đó các mối liên kết được tìm kiếm, do vậy, tích hợp làm cho việc học chân chính xảy ra”[16].
- Như thế, với định nghĩa học tập là cách tìm kiếm các mối liên hệ và kết nối các kiến thức, Clark đã khẳng định quy luật tích hợp tất yếu của tiến trình dạy học chân chính.
- Việc định nghĩa và phân loại dạy học tích hợp đã được các nhà lý thuyết nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ 20.
- Đến năm 2004 Drake và Burns đã tổng kết và đưa ra ba loại cơ bản của dạy học tích hợp.
- Ba loại này là điểm khởi đầu cho việc tìm hiểu các cách tiếp cận tích hợp khác nhau [15].
- a) Tích hợp đa môn Các cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học.
- Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng.
- Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các Chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan.
- Có nhiều phương án khác nhau để tạo nên một chương trình tích hợp đa môn, và chúng khác nhau về mức độ nỗ lực tích hợp.
- Tích hợp trong nội bộ môn học.
- Tích hợp kiểu lồng ghép.
- Các Góc học tập/ Các môn học song hành.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt