« Home « Kết quả tìm kiếm

Sử dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun "trang bị điện" tại Trường trung cấp nghề số 18 - Bộ quốc phòng


Tóm tắt Xem thử

- Đề tài: Sử dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun “Trang bị điện” tại trường Trung cấp nghề số 18 – Bộ quốc phòng 2.
- Các kiến thức khoa học mới, các yêu cầu mới của từng ngành, nghề đang trở thành mục tiêu của quá trình dạy học, đồng thời góp phần phát triển các công cụ dạy học mang tính trực quan và đạt hiệu quả sư phạm cao hơn.
- Công nghệ phần mềm phát triển, khả năng tái tạo và mô phỏng lại các hiện tượng thực tế với độ chính xác và tương tác cao đang trở thành xu thế mới trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong dạy học.
- Bài giảng sẽ trở nên sinh động hơn, người học có cái nhìn trực quan và “gần” hơn với các hiện tượng, khoảng cách giữa giáo viên và người học được thu hẹp lại, tương đương với những “đồng nghiệp” nghiên cứu khoa học, tăng cường khả năng trao đổi và truyền dạy kiến thức.
- Việc giảng dạy mô đun Trang bị điện tại Trường Trung cấp nghề số 18 tuy đã đáp ứng được mục tiêu của mô đun đề ra song vẫn chỉ dừng lại ở việc hiểu và lắp ráp được một số mạch điện cơ bản.
- Việc sử dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học mô đun Trang bị điện sẽ giúp người học làm quen với nhiều mạch điện hơn, tăng khả 2 năng tư duy, tìm tòi đồng thời người học có thể hiểu rõ hơn và trực quan dễ hơn về nguyên lý hoạt động của các mạch trong mô đun.
- Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Nhà trường, tác giả đã lựa chọn để tài: Sử dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun “Trang bị điện” tại Trường Trung cấp nghề số 18 – Bộ quốc phòng.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Xây dựng bài giảng cụ thể cho mô đun Trang bị điện sử dụng công nghệ mô phỏng nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Dạy học mô đun Trang bị điện tại các trường Trung cấp nghề - Phạm vi nghiên cứu Dạy học mô đun Trang bị điện tại trường Trung cấp nghề số 18/BQP c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả  Phần mở đầu  Phần nội dung: Gồm 3 chương Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun.
- Chương II: Xây dựng bài giảng mô phỏng trong mô đun Trang bị điện của ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí tại Trường Trung cấp nghề.
- Chương III: Kiểm nghiệm và đánh giá  Kết luận và kiến nghị d) Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm e) Kết luận 3 Nâng cao chất lượng dạy và học môn “Trang bị điện” là rất cần thiết trong giai đoạn đào tạo hiện nay.
- Việc sử dụng công nghệ dạy học tương tác vào dạy học là xu thế tất yếu trong đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Luận văn đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại trong dạy học sử dụng phần mềm CADe- SIMU.
- Việc sử dụng phần mềm mô phỏng CADe- SIMU trong dạy học là cần thiết, phù hợp, và khả thi.
- Sử dụng phần mềm mô phỏng CADe- SIMU trong dạy học phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập và phát huy khả năng tự học của người học.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt