« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: „„Quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh’’ Tác giả luận văn: Nguyễn Văn Phong .
- Vì vậy, nâng cao CLĐT nói chung và CLĐTN nói riêng đang là vấn đề bức xúc hiện nay và là sự đòi hỏi khách quan của xã hội trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế.
- Trướcthực tế chất lượng nguồn nhân lực nước ta đang rất thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới, do vậy nâng cao CLĐTN ngày càng là đòi hỏi bức thiết.
- Vì các lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh”.
- Với hy vọng đóng góp một phần vào việc xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của toàn xã hội, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho Nhà trường .
- B, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn.
- Xây dựng luận cứ, luận chứng khoa học về QLCL đào tạo tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh trên cơ sở đó, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các giải pháp QLCL đào tạo, nhằm duy trì và từng bước nâng cao CLĐT.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu Hoạt động quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh giai đoạn 2008 đến 2013.
- Giả thuyết khoa học Quản lý chất lượng là cấp độ quản lý chất lượng phù hợp với trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Nếu đánh giá đúng thực trạng và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp theo một hệ thống quản lý chất lượng đào tạo phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của trường, thì sẽ duy trì và từng bước nâng cao được chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Đóng góp mới của luận văn 1.
- Đây là đề tài hoàn toàn mới không trùng lặp với các luận văn đã công bố trong, ngoài nước và phù hợp với chuyên ngành quản lý và đào tạo nghề.
- Về mặt lý luận: Luận văn đã bổ sung, làm phong phú thêm cơ sở lý luận về QLCL đào tạo nghề.
- Luận văn đã tiếp cận quan điểm quá trình QLCL đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh: Đầu vào - quá trình đào tạo - đầu ra, phù hợp với đặc thù đào tạo nhân lực trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích được các cấp độ QLCL, từ đó lựa chọn cấp độ QLCL đào tạo nghề phù hợp với đặc thù và điều kiện của trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ hiện thực hóa việc công khai và minh bạch trong QLCL đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh hiện nay.
- Đây cũng là cơ sở lý luận để trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh có thể thực hiện QLCL đào tạo của mình trong giai đoạn nhằm duy trì và nâng cao CLĐT lên mức hoặc cấp độ QLCL cao hơn sau khi đã được các cơ quan nhà nước tiến hành kiểm định chất lượng.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích và đánh giá một cách khách quan thực trạng QLCL đào tạo nghề, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân làm cho QLCL đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh còn hạn chế.
- Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp với định hướng mà các cơ quan quản lý nhà nước đã và đang đề ra đối với lĩnh vực QLCL ĐTN.
- Tính thực tiễn, tính khả thi của các giải pháp được khẳng định thông qua việc lấy ý kiến nhiều chuyên gia, CBQL dạy nghề và việc tiến hành thử nghiệm 03 giải pháp ở trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Kết quả nghiên 3 cứu là cơ sở giúp cho các trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh có thể áp dụng để duy trì và từng bước nâng cao CLĐT của mình 3.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng luận cứ, luận chứng khoa học về QLCL đào tạo nghề trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng QLCL đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp QLCL đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Khảo nghiệm tính thực tiễn và tính khả thi của các giải pháp QLCL đào tạo tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Kết cấu luận văn: Luận văn kết cấu gồm 03 chương như sau.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo.
- Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Chương 3: Các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Những luận điểm cần bảo vệ: Công tác QLCL đào tạo tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất và triển khai đồng bộ các giải pháp theo một hệ thống QLCL đào tạo phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa quyết định trong việc duy trì và từng bước nâng cao CLĐT .
- PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Phương pháp luận và quan điểm tiếp cận * Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4 * Nhóm phương pháp xử lý số liệu E, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.
- Kết luận Từ các kêt quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau: 1.1.
- Quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh là hoạt động quản lý tác nghiệp trong nội bộ trường.
- Hiện nay, đang tồn tại ba cấp độ QLCL tiêu biểu là: kiểm soát chất lượng.
- Với đặc điểm đào tạo hết sức linh hoạt từng ngành nghề, chương trình đào tạo, đội ngũ GV, cơ sở vật chất.
- Đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường là hoạt động quản lý tác nghiệp trong phạm vi nội bộ trường .
- Xuất phát từ đặc điểm cảu trường đang ở giai đoạn chuyển từ phương thức quản lý ở cấp độ kiểm soát chất lượng sang cấp độ QLCL, vì thì trường có thể phát triển cách thức„„ tự đánh giá.
- Hệ thống QLCL đào tạo tại trường bao gồm hệ thống CLĐT và các quy trình quản lý hệ thống đó dùng để thực hiện quản lý đồng bộ, đạt được những giả thuyết khoa học đưa ra.
- Kiến nghị - Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng và nhân rộng cho các trường đào tạo nghề.
- Tăng cường bồi dưỡng cho giảng viên về công tác quản lý chất lượng trong đào tạo nghề để áp dụng vào quá trình đào tạo và giảng dạy.
- Soạn thảo các chương trình đào tạo sát với thực tế sản xuất của doanh nghiệp - Cần có chính sách thu hút giáo viên, thợ giỏi, thợ lành nghề về các trường nghề, đồng thời có chính sách tăng lương, nâng cao năng lực cho giáo viên dạy nghề theo hướng khuyến khích, tôn vinh những người có tay nghề giỏi, “bàn tay vàng”.
- Định mức giờ dạy của giáo viên nghề chưa hợp lý, cụ thể định mức giờ dạy cho giáo viên TCN là tương đối cao, sẽ không còn thời gian tiếp cận nghiên cứu nhu cầu của các doanh nghiệp, thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt