« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun lắp ráp và cài đặt máy tính cho sinh viên tại Trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1


Tóm tắt Xem thử

- i LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Viện Sư Phạm Kỹ Thuật, Viện sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Vũ Thị Lan đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ trong quá trình tác giả nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
- Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, các thầy cô giáo, các em học sinh, sinh viên trong Trung tâm tin học ngoại ngữ, Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này.
- Mặc dù đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và bằng sự nỗ lực của bản thân, song trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
- Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2016 Tác giả Đào Thị Lân ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
- Tác giả Đào Thị Lân iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BLĐTB&XH Bộ lao động thương binh và xã hội 2 CĐN Cao đẳng nghề 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 ĐC Đối chứng 5 DHKT Dạy học kỹ thuật 6 DHTH Dạy học tích hợp 7 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 8 GV Giáo viên 9 HSSV Học sinh - Sinh viên 10 LT Lý thuyết 11 MĐ Mô đun 12 NXB Nhà xuất bản 13 PPDH Phương pháp dạy học 14 QĐTH Quan điểm tích hợp 15 SGK Sách giáo khoa 16 SV Sinh viên 17 SC&LR Sửa chữa và lắp ráp 18 TCDN Tổng cục dạy nghề 19 TH Thực hành 20 TN Thực nghiệm iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ.
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Các nghiên cứu ở ngoài nước.
- Các nghiên cứu ở trong nước.
- Dạy học.
- Tích hợp.
- Dạy học tích hợp.
- Dạy học tích hợp trong đào tạo nghề.
- Bản chất của dạy học tích hợp.
- Đặc điểm của dạy học tích hợp trong đào tạo nghề.
- Các kiểu, loại dạy học tích hợp.
- Yêu cầu của dạy học tích hợp trong dạy học kỹ thuật.
- Ưu nhược điểm của dạy học tích hợp.
- Các điều kiện cơ bản để tiến hành tổ chức dạy và học nghề theo quan điểm dạy học tích hợp.
- Những lợi ích và thách thức của dạy nghề theo quan điểm dạy học tích hợp.
- Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun lắp ráp và cài đặt máy tính ở trường CĐN Việt Xô số 1.
- Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong đào tạo nghề ở trường CĐN Việt Xô số 1.
- Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính ở trường CĐN Việt Xô số 1.
- 32 Chương 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC MÔ ĐUN LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH.
- Phân tích mục tiêu và đặc điểm nội dung mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính theo quan điểm dạy học tích hợp.
- Phân tích mục tiêu mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính theo quan điểm dạy học tích hợp.
- Phân tích đặc điểm nội dung của mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính theo quan điểm dạy học tích hợp.
- Nguyên tắc, yêu cầu và quy trình thiết kế bài giảng theo quan điểm dạy học tích hợp cho mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính.
- Nguyên tắc thiết kế bài giảng theo quan điểm dạy học tích hợp.
- Yêu cầu thiết kế bài giảng theo quan điểm dạy học tích hợp.
- Quy trình thiết kế bài giảng theo quan điểm dạy học tích hợp.
- Xây dựng một số bài giảng tích hợp cho mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính ở trường CĐN Việt Xô số 1.
- Quy trình lắp ráp máy vi tính (20h.
- Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học.
- Mức độ sử dụng các phương tiện dạy học.
- Mức độ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính.
- Nội dung tổng quát và phân phối thời gian mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính của TCDN.
- Nội dung chi tiết và phân phối thời gian MĐ Lắp ráp và cài đặt máy tính của TCDN.
- Thực trạng mức độ sử dụng các phương pháp dạy học.
- Thực trạng mức độ sử dụng các phương tiện dạy học.
- Quy trình thiết kế bài giảng tích hợp.
- Lý do chọn đề tài Để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và tiếp cận nhanh chóng với nền công nghệ cao, trong những năm gần đây đổi mới giáo dục được đặt lên như một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở nước ta, trong đó đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.
- Dạy học tích hợp (DHTH) có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, qua đó người học hình thành một năng lực nào đó (kỹ năng hành nghề) nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/ mô-đun.
- Giáo viên vẫn lúng túng khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nên chất lượng bài giảng chưa cao.
- Nguyên nhân có thể kể đến là thiếu các tài liệu hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho việc tổ chức dạy học theo quan điểm tích hợp, thời gian tập huấn về dạy học theo quan điểm tích hợp ngắn nên hiệu quả chưa cao.
- “Lắp ráp và cài đặt máy tính” là mô đun không thể thiếu cho nhóm ngành công nghệ thông tin trong đó có nghề kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính.
- Nó trang bị cho người học những kiến thức lí thuyết cơ bản về lắp ráp và cài đặt máy tính cũng như kỹ năng thực hành nghề và làm tiền đề cho họ tiếp cận với CNTT.
- Do vậy việc ứng dụng dạy học tích hợp vào xây dựng bài giảng “Lắp ráp và cài đặt máy tính” giúp cho người học dễ dàng lĩnh hội kiến thức, kỹ năng thực hành.
- Nhận thức được vấn đề trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính cho sinh viên tại trường Cao Đẳng nghề Việt Xô số 1 để thực hiện luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học với hy vọng tạo hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của sinh viên trong quá trình học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy và học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính.
- Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng và sử dụng bài giảng mô đun “Lắp ráp và cài đặt máy tính” theo quan điểm tích hợp cho sinh viên cao đẳng nghề Lắp ráp và sửa chữa máy tính tại trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1.
- Khách thể nghiên cứu - Quá trình đào tạo nghề Lắp ráp và sửa chữa máy tính 3.2.
- Đối tượng nghiên cứu - Quá trình dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính.
- Phạm vi nghiên cứu Hoạt động dạy và học mô đun “Lắp ráp và cài đặt máy tính” trong chương trình khung hệ Cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo quan điểm tích hợp trong đào tạo nghề.
- Xây dựng một số bài giảng trong mô đun “Lắp ráp và cài đặt máy tính” theo quan điểm tích hợp cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1.
- Thực nghiệm sư phạm – Đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng bài dạy theo quan điểm tích hợp lý thuyết thực hành và tích hợp kỹ năng trong dạy học mô đun “Lắp ráp và cài đặt máy tính” giúp cho sinh viên được rèn luyện kỹ năng thực hành nhiều hơn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn cho sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1.
- Phương pháp nghiên cứu 7.1.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh nhằm xây dựng khung lý luận về dạy học theo quan điểm tích hợp.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4 - Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi - Phương pháp quan sát trực tiếp - Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp.
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học theo quan điểm tích hợp trong đào tạo nghề.
- Chương 2: Thiết kế một số bài giảng theo quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính.
- 5 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1.
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1.
- Các nghiên cứu ở ngoài nước Ứng dụng quan điểm tích hợp vào dạy học là xu thế chung ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tích hợp trong dạy học đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại bên cạnh các trào lưu sư phạm theo mục tiêu, giải quyết các vấn đề, hợp đồng… Theo thống kê của UNESCO, từ năm 1960 đến năm 1974 đã có 208 chương trình môn học thể hiện quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau, từ liên môn, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn theo những chủ đề.
- Từ năm 1960 đã có nhiều hội nghị bàn về việc phát triển chương trình theo hướng tích hợp.
- Năm 1981, một tổ chức quốc tế đã thành lập để cung cấp các thông tin về các chương trình tích hợp (các môn khoa học) nhằm thúc đẩy việc áp dụng quan điểm tích hợp trong việc thiết kế chương trình các môn khoa học trên thế giới.
- Tháng 9 năm 1968, Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với sự bảo trợ của UNESCO, đã tổ chức tại Varna (Bungari) “Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học” để đưa ra các lí do phải dạy học tích hợp các khoa học, dạy học tích hợp là gì, cách thức dạy học tích hợp và những triển vọng của dạy học tích hợp, trong đó có nêu ra rằng: Tích hợp không chỉ diễn ra ở nội dung mà còn tích hợp cả ở phương pháp lẫn các kỹ năng, kỹ xảo cần hình thành ở người học.
- Tích hợp không chỉ ở một ngành học nào mà là liên ngành.
- Tích hợp không chỉ ở một bậc học nào mà ở tất cả các bậc học.
- Ngoài ra, tích hợp là một trong những xu hướng mới của lí luận dạy học và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện.
- Nó cũng là xu hướng dạy học chung của nhiều quốc gia có trình độ dạy học tiên tiến như Pháp, Trung Quốc, Phillipin… Tại Phillipin, có cuốn giáo trình được biên soạn có tên Fusion (sự hoà kết, sự hợp nhất) trong đó phối kết nhiều kiến thức, kỹ năng để phát huy sức mạnh tổng hợp đồng bộ của các phân môn trong tình huống nhận thức cũng như trong tình huống thực tiễn.
- Trong chương trình cải cách giáo dục của một số nước, quan điểm tích hợp được ghi rõ trong chương trình như là một yêu cầu bắt buộc.
- Điều đó cho thấy tích hợp là một trong những quan điểm xây dựng chương trình dạy học của nhiều nước như Pháp, Mỹ, Anh… Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tài liệu giới thiệu về chương trình (Curriculum A Comprehensive) của Hoa Kì đã dành hẳn một mục bàn về vấn đề tích hợp nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục nhằm đáp ứng mong muốn làm cho chương trình thích ứng yêu cầu của xã hội, làm cho chương trình trở nên có ý nghĩa [17].
- Tại một số nước Phương Tây cũng đã xuất hiện những công trình nghiên cứu nghiêm túc về quan điểm dạy học tích hợp.
- Nhà sư phạm Xavier Roegiers người Pháp đã tổng hợp thành tài liệu “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường” [25].
- Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích những căn cứ để dẫn tới việc tích hợp trong dạy học, từ lý thuyết về các quá trình học tập, lý thuyết về quá trình dạy học (các trào lưu sư phạm), các phương pháp xây dựng chương trình dạy học theo quan điểm tích hợp tới định nghĩa, mục tiêu của khoa sư phạm tích hợp, ảnh hưởng của cách tiếp cận này tới việc xây dựng chương trình giáo dục, tới thiết kế mô hình giáo trình và việc đánh giá kết quả của SV … Dạy học tích hợp được UNESCO định nghĩa: Là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau (Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972).
- Theo Hội nghị tại Maryland thì khái niệm dạy học tích hợp còn bao gồm cả việc dạy học tích hợp với công nghệ học bởi có thể thấy Khoa học và Công nghệ là hai lĩnh vực hoạt động có đặc trưng và liên quan đến nhau.
- Như vậy, một trong những bài học của dạy học tích hợp là chỉ ra được sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết và hành động.
- Cũng theo xu hướng trên thì Xavier Roegiers cho rằng giáo dục nhà trường phải chuyển từ đơn thuần dạy kiến thức sang phát triển ở học sinh các năng lực hành động, xem năng lực là khái niệm cơ sở của sư phạm tích hợp.
- Theo Xavier Roegiers thì sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn bộ quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực cụ thể có thể dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho quá trình học tập sau này hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc sống.
- Như vậy, sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
- Các nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam tư tưởng sư phạm tích hợp cũng đã được nghiên cứu và vận dụng để xây dựng chương trình, sách giáo khoa (giáo trình) và vận dụng vào thực tế đổi mới PPDH nhiều môn.
- Tác giả đã phân tích tính chất tích hợp thể hiện trong SGK và nêu giải pháp cho giáo viên vận dụng các PPDH thích hợp để khai thác ý tưởng SGK.
- Có nhiều tác giả tiêu biểu quan tâm đến vấn đề này như: Trần Bá Hoành, Nguyễn Thị Minh Phương, Cao Thị Thặng, Nguyễn Văn Đường, Nguyễn Trọng Hoàn, Trương Dĩnh… các tác giả đã phân tích khái niệm, bản chất của dạy học theo quan điểm tích hợp, các xu thế và giải pháp vận dụng quan điểm tích hợp trong xây dựng chương trình các môn học và vận dụng quan điểm này vào dạy học các môn học cụ thể.
- Các đề tài luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ về vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học kỹ thuật, công nghệ cũng đã được nghiên cứu triển khai như: “Cải tiến phương pháp nghề tiện trong các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tại thành phố Hồ Chí Minh” luận án Tiến sĩ (2005) của Nguyễn Trần Nghĩa, “Dạy học công nghệ tiện CNC theo quan điểm tích hợp”- luận văn cao học (2002) của Nguyễn Công Cát, “Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học nghề điện trong các trường dạy nghề của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”- 8 luận văn cao học (2003) của Nguyễn Xuân Cường, “Nghiên cứu hoàn thiện nội dung chương trình môn KTCN trong chương trình đào tạo chuyên ngành Vật Lý - KTCN ở trường Cao đẳng sư phạm theo quan điểm tích hợp”- luận văn cao học (2004) của Trần Thị Mai Hương.
- Các luận án, luận văn này đã đề xuất vận dụng quan điểm tích hợp để xây dựng chương trình đào tạo các nghề cụ thề nhằm giảm bớt những nội dung trùng lặp trong chương trình đào tạo để có thêm thời gian cho giảng dạy các kiến thức mới của môn học, tăng thời gian cho thực hành nghề, giảm sự giảng dạy lặp lại kiến thức sinh viên đã học để tránh gây nên sự nhàm chán của người học.
- Việc nghiên cứu, vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở các trường nghề đã có các tác giả như Nguyễn Trần Nghĩa nghiên cứu ứng dụng vào dạy học nghề tiện.
- Trong luận án tiến sĩ với đề tài “Cải tiến PPDH nghề tiện trong các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tại thành phố Hồ Chí Minh” [14], tác giả đã nghiên cứu, vận dụng nhiều phương pháp trong đó ông khai thác vận dụng quan điểm tích hợp theo xu hướng tích hợp nội dung chương trình môn học nghề tiện nhằm tạo ra khoảng thời gian cần thiết để cập nhật kiến thức công nghệ mới (công nghệ tiện CNC) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy học nghề tiện, tránh được sự lặp lại kiến thức, đáp ứng được nguồn nhân lực trong cơ chế thị trường.
- Nguyễn Công Cát trong luận văn thạc sĩ của mình với đề tài “dạy học công nghệ tiện CNC theo quan điểm tích hợp” tác giả cũng đi theo xu hướng tích hợp nội dung nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa quỹ thời gian cố định với khối lượng kiến thức ngày càng tăng nhanh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề tiện.
- Ngô Thị Thuỷ (2009) với đề tài luận văn thạc sĩ “Đổi mới PPDH môn công nghệ 12 theo quan điểm tích hợp” [20] đã đề xuất đổi mới PPDH phần kỹ thuật điện tử 12 môn công nghệ theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
- Tác giả đã phân tích nội dung chương trình hiện hành và xây dựng chương trình theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, đưa ra quy trình thiết kế các bài dạy tích hợp của môn công nghệ 12 và thiết kế một số bài dạy theo quan điểm tích hợp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt