« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng graph trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng xây dựng Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Ứng dụng Graph trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định” Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Quỳnh Vân.
- Vũ Thị Lan Từ khóa (Keyword): Graph, kỹ thuật điện.
- Thực tiễn trong dạy học bộ môn chất lượng chưa cao, đặc thù môn học hoàn toàn là lý thuyết mà thời lượng dành cho môn học còn hạn chế.
- Về mặt lý luận dạy học: Sử dụng Graph trong quá trình dạy học môn Kỹ thuật điện sẽ làm tăng tính trực quan, giảm tính trừu tượng của môn học giúp sinh viên dễ quan sát và ghi nhớ tốt hơn góp phần tăng hứng thú học tập của sinh viên, nâng cao kết quả học tập bộ môn.
- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các biện pháp dạy học môn Kỹ thuật điện ứng dụng Graph nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định - Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết Graph và quá trình dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy và học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định.
- c) Các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc ứng dụng Graph trong dạy học.
- Làm rõ thực trạng vận dụng Graph trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định.
- Đề xuất nguyên tắc, quy trình xây dựng Graph, cách sử dụng Graph trong dạy học môn Kỹ thuật điện.
- Xây dựng một số Graph nội dung và Graph hoạt động trong dạy học môn Kỹ thuật điện.
- Thiết kế 2 bài giảng theo định hướng ứng dụng Graph trong dạy học.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận dạy học theo định hướng ứng dụng Graph trong dạy học và vận dụng vào dạ học môn Kỹ thuật điện làm nổi bật quá trình tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên.
- Với việc ứng dụng Graph trong dạy học, kiến thức bài học được hệ thống hóa giúp sinh viên có một bức tranh tổng thể về hệ thống kiến thức sau khi học xong một bài, một chương hay toàn bộ môn học.
- Ứng dụng Graph trong dạy học góp phần hình thành cho sinh viên sự sáng tạo, tính độc lập, tư duy logic, bồi dưỡng phương pháp tự học.
- Dạy học bằng Graph giáo viên chủ động, sáng tạo hơn trong quá trình soạn bài.
- Để đạt được những điều này giáo viên phải dày công chuẩn bị thiết kế các Graph nội dung, Graph hoạt động cho từng bài học cụ thể dựa trên chuẩn kiến thức và mục tiêu của bài học.
- Giáo viên đồng thời cũng phải là người tổ chức, hướng dẫn cho sinh viên tiến hành các hoạt động học tập.
- Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo triển khai Graph hoạt động đối với Graph nội dung bài học.
- Trên cơ sở tìm hiểu thực tế dạy học môn Kỹ thuật điện ở trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định, phân tích đặc điểm nội dung kiến thức môn học theo định hướng ứng dụng Graph trong dạy học và trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, chương trình môn học.
- tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên.
- đảm bảo tính khả thi, đề tài đã đề xuất nguyên tắc và quy trình xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học môn Kỹ thuật điện, có ví dụ minh họa kèm theo, giúp cho giáo viên và sinh viên khai thác có hiệu quả hệ thống Graph trong quá trình dạy học.
- Tác giả cũng đã xây dựng các Graph nội dung và Graph hoạt động tương ứng cho một số bài học trong quá trình dạy học môn Kỹ thuật điện.
- Vận dụng các Graph đã được xây dựng soạn hai giáo án theo định hướng ứng dụng Graph trong dạy học.
- Tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm định tính khả thi của đề xuất và hiệu quả của việc dạy học theo định hướng này.
- Kết quả cho thấy đề xuất thiết kế bài giảng là khả thi, bước đầu khẳng định “Ứng dụng Graph trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định” có thể tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên, giúp giáo viên quy hoạch quá trình dạy học một cách hợp lý.
- Sử dụng Graph trong quá trình dạy học làm tăng tính trực quan, giảm tính trừu tượng của môn học giúp sinh viên quan sát và ghi nhớ tốt hơn, góp phần tăng hứng thú học tập của sinh viên, nâng cao kết quả học tập bộ môn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt