« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học môn trang bị điện theo quan điểm tích hợp tại trường Trung cấp nghề cơ khí Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Dạy học môn trang bị điện theo quan điểm tích hợp tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I hà Nội” Tác giả luận văn: Đặng Xuân Hùng.
- Lê Huy Tùng Từ khóa (Keyword): Integrated ( Trang bị điện.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học” được đánh giá là giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần tạo ra nguồn nhân lực phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ có thể làm chủ công nghệ, đáp ứng được nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế .
- Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.
- Dạy học tích hợp (DHTH) có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, qua đó người học hình thành một năng lực nào đó (kỹ năng hành nghề) nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/ mô-đun.
- Nhận thức được vấn đề trên tôi mạnh dạn lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Dạy học môn Trang bị điện theo quan điểm tích hợp tại Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội’’ với hy vọng để nâng cao chất lượng dạy và học tạo hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa dạy học môn trang bị điện theo quan điểm tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Đối tượng nghiên cứu: Dạy học môn Trang bị điện theo quan điểm tích hợp tại Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy và học môđun Trang điện tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nôi.
- Phần mở đầu * Phần nội dung: Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy học theo quan điểm tích hợp Chương 2: Thực trạng dạy học môn trang bị điện tại Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội.
- Chương 3: Dạy học môn trang bị điện theo quan điểm tích hợp.
- Kết luận và kiến nghị d) Phương pháp nghiên cứu: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận, nhóm các phương pháp điều tra thực tiễn và các phương pháp khác như phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê toán học, phương pháp chuyên gia.
- Song hành cùng quá trình đó là những phương pháp giảng dạy, truyền đạt mới được sáng tạo và cải tiến dựa trên những ưu điểm của phương pháp cũ với mục đích giúp người học lĩnh hội được cái mới một cách sâu sắc và thành thục nhất.
- Không nằm ngoài xu thế chung trong việc ứng dụng phương pháp mới vào dạy và học, với đề tài “dạy học môn trang bị điện theo quan điểm tích hợp tại Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội”, tác giả đã đạt được một số kết quả sau.
- Trình bày cơ sở lý luận về dạy học theo quan điểm tích hợp như tích hợp của lý thuyết với thực hành, tích hợp nội dung của nhiều môn, ngành học… trong đó có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại (máy tính) 3 - Giới thiệu một số phương pháp dạy học mang tính tích cực, nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên và học sinh.
- Đánh giá về thực trạng dạy học môn Trang bị điện tại Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội.
- Từ đó đề xuất cách dạy học môn trang bị điện theo quan điểm tích hợp giúp rút ngắn thời gian đào tạo, nâng cao kĩ năng tay nghề cho học sinh cũng như mức độ thành thục trong công việc thực tế.
- Xây dựng một bài giảng điển hình, có nội dung đặc thù, tính ứng dụng thực tế cao của môn học Trang bị điện với cấu trúc và các bước xây dựng giáo án theo quan điểm tích hợp.
- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến nội dung và phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy và học cũng như chất lượng đào tạo nghề.
- Thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo về phương pháp giảng dạy mới, nâng thời gian tự nghiên cứu của giáo viên, tạo điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới trong môi trường thực tế tại các doanh nghiệp, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Về cơ sở vật chất: tu sửa và thay thế những trang thiết bị cũ, đầu tư xây dựng các phòng học đa chức năng với các trang thiết bị hiện đại có khả năng sử dụng cho việc dạy học theo quan điểm tích hợp.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bài giảng môn Trang bị điện theo quan điểm tích hợp và triển khai dạy thực nghiệm để đánh giá, so sánh kết quả với dạy học theo phương pháp truyền thống.
- Từ đó có những đánh giá khách quan hơn về hiệu quả của phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp trong thực tế.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt