« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại Trường trung cấp xây dựng Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- ÂU DUY DŨNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SPKT-QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- ÂU DUY DŨNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SPKT-QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.
- 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP.
- Khái quát về vấn đề nghiên cứu.
- Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo.
- Khái niệm chất lượng và chất lượng đào tạo.
- Quản lý chất lượng đào tạo.
- Khái niệm quản lý chất lượng đào tạo.
- Các mô hình quản lý chất lượng.
- Chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng đào tạo TCCN.
- 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG HÀ NỘI .
- Khái quát về trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội.
- Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường.
- Một số kết quả đào tạo của trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội.
- Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường TCXDHN.
- Về nội dung, chương trình đào tạo.
- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
- Về cơ cấu tổ chức quản lý quá trình đào tạo.
- Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội.
- 61 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG HÀ NỘI .
- Các yêu cầu của biện pháp đề xuất.
- Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội.
- Biện pháp 2: Quản lý, phát triển nội dung chương trình đào tạo.
- Biện pháp 3: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Biện pháp 4:Đảm bảo các nguồn lực, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo .
- Biện pháp 5: Quản lý, kiểm tra việc đánh giá kết quả đào tạo.
- 89 4 LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ: “Quản lý chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội” được thực hiện bởi tác giả Âu Duy Dũng - học viên lớp Cao học Sư phạm kỹ thuật khóa 2013B, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của PGS.TS.
- Nguyễn Tiến Đạt - Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
- Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trong luận văn này là do tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân, mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của tác giả khác đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
- Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng luận văn thạc sĩ nào và chưa công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
- 5 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Cán bộ, giảng viên tại Viện Sư phạm Kỹ thuật, Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS.Nguyễn Tiến Đạt đã tận tình, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể Cán bộ, Giáo viên và Học sinh trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội đã đã tạo điều kiện, hỗ trợ và cung cấp tư liệu, số liệu, tham gia đóng góp ý kiến cho bản luận văn này.
- Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2016 Tác giả Âu Duy Dũng 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo CBCNV : Cán bộ công nhân viên Sở Giáo dục và Đào tạo CBQL : Cán bộ quản lý Phổ thông cơ sở CNTT : Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin CSVC : Cơ sở vật chất Phổ thông trung học CTĐT : Chương trình đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp HS : Học sinh Trung cấp Xây dựng – Hà Nội GVCN : Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm GV GDNN : Giáo viên : Giáo dục nghề nghiệp Giáo viên bộ môn NVSP : Nghiệp vụ sư phạm Huân chương lao động KTX : Ký túc xá Ký túc xá PTDH : Phương tiện dạy học Phương tiện dạy học PTTH : Phổ thông trung học Công tác học sinh SGD&ĐT : Sở Giáo dục và Đào tạo SL : Số lượng Số lượng TB : Trung bình Trung bình TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp Chương trình đào tạo TCXDHN TT : Trung cấp Xây dựng Hà Nội : Thứ tự Cơ sở vật chất 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ * Danh mục các bảng Bảng 2.1.
- Ký hiệu các ngành đào tạo của Trường TCXDHN.
- Cơ cấu đội ngũ của Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội.
- Kết quả đào tạo toàn diện của học sinh.
- Các biện pháp đề xuất quản lý chất lượng đào tạo.
- Cơ cấu khung hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.
- Mô hình tổng thể quá trình đào tạo.
- Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Một trong những nguồn nhân lực đáp ứng trực tiếp cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là lực lượng lao động lành nghề, trong đó các trường Trung cấp chuyên nghiệp cung cấp một số lượng không nhỏ.
- Trong những năm vừa qua Việt Nam luôn ở trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” do tâm lý chung của các gia đình luôn mong muốn con em mình theo học ở những bậc học cao như đại học, thạc sỹ,…nên chất lượng lao động nghề còn thấp, chỉ giỏi lý thuyết mà thiếu đi tính thực tiễn chưa đáp ứng được với nhu cầu của doanh nghiệp là đòi hỏi trình độ tay nghề, hay kinh nghiệm làm việc thực tế cao.
- Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trường đóng tại Số 2 phố Nghĩa Dũng Quận Ba Đình Thành phố Hà Nội với nhiệm vụ là đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường lao động trên toàn lãnh thổ Việt Nam về kỹ thuật viên xây dựng.
- Trong những năm qua, trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội đã chủ động quan tâm đến việc quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, số học sinh tốt nghiệp ra trường đã được các doanh nghiệp chấp nhận.
- Tuy nhiên, công tác đào tạo của Nhà trường còn tồn tại một số vấn đề như quá trình quản lý đào tạo chưa đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất … nên chất lượng đào tạo chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của địa phương và thị trường lao động.
- 9 Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp xây dựng Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn phân tích để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp Xây dựng nhằm đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp đổi mới giáo dục của trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội nói riêng và hệ Trung cấp chuyên nghiệp nói chung.
- Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, sự cần thiết của việc đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trên cơ sở lý luận này, luận văn đi vào phân tích thực trạng trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội để đưa ra các biện pháp nhằm quản lý chất lượng đào tạo cho nhà trường, từ đó góp phần nâng cao tay nghề cho các em học sinh đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đòi hỏi chất lượng lao động mỗi ngày một cao.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1.
- Khách thể nghiên cứu Các hoạt động quản lý chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội 3.2.
- Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý chất lượng hoạt động đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội 4.
- Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo có cơ sở khoa học dựa trên những nét đặc thù của Nhà trường, phù hợp với thực tế sử dụng nguồn nhân lực của Hà Nội, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo 5.2.
- Khảo sát thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ TCCN tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội 6.
- Phạm vi nghiên cứu Hoạt động quản lý chất lượng đào tạo của trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội giai đoạn 2012 đến 2015 7.
- Các phương pháp nghiên cứu 7.1.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát, dự giờ, điều tra, phỏng vấn.
- Kết quả nghiên cứu được trình bày trong 3 chương: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG HÀ NỘI Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIÊP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG HÀ NỘI 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 1.1.
- Khái quát vấn đề nghiên cứu Sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp trong những năm qua cả về quy mô phát triển và cơ cấu hệ thống đã và đang đặt ra nhiều vấn đề nghiên cứu về lịch sử quá trình phát triển giáo dục nghề nghiệp nói chung và nhà trường giáo dục nghề nghiệp nói riêng.
- Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Nhật,…đã quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề và quản lý quá trình đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội công nghiệp.
- Ở Mỹ, việc đào tạo nghề được chú trọng và tiến hành ngày từ cấp THPT phân ban và các trường dạy nghề cấp Trung học, các cơ sở đào tạo nghề sau THPT.
- Ở Đức cũng đã sớm hình thành hệ thống đào tạo nghề và hệ TCCN.
- Giáo dục chuyên nghiệp là một bộ phận trung học cấp hai của hệ thống giáo dục quốc dân với các loại hình trường đa dạng.
- Hệ thống giáo dục Hà Lan mang đặc trưng của mô hình các nước ở Tây Âu có truyền thống văn hoá lâu đời và đã sớm đi vào quá trình công nghiệp hoá.
- 12 Giáo dục nghề nghiệp nằm trong hệ thống giáo dục Hà Lan bao gồm 2 giai đoạn cơ bản.
- Giai đoạn đầu gọi là giai đoạn giáo dục trung học định hướng nghề nghiệp.
- Sau khi tốt nghiệp giai đoạn trên, học sinh đi vào giai đoạn 2 được gọi là Giáo dục trung học nghề nghiệp.
- Giai đoạn này được chia thành 4 trình độ đào tạo: Bậc 1 đào tạo thợ phụ với thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.
- Bậc 3 đào tạo nghề bậc cao từ 3-4 năm.
- Bậc 4 đào tạo quản đốc từ 3-4 năm.
- Người đã tốt nghiệp khoá đào tạo nghề bậc cao có thể theo học các khoá đào tạo chuyên môn từ 1-2 năm và sau tốt nghiệp khoá này hoặc khoá đào tạo quản đốc có thể tiếp tục theo học ở các trường đại học nghề nghiệp.
- Giáo dục kỹ thuật-nghề nghiệp ở Nhật bản được hình thành và phát triển sớm ngay trong quá trình cải cách giáo dục lần thứ nhất.
- Từ năm 1895 Luật quốc gia về giáo dục nghề nghiệp đã được thông qua và đến 1899 các chương trình đào tạo nghề nghiệp ở các ngành nông, công nghiệp đã được thực hiện ở bậc trung học cơ sở.
- Từ năm 1958 các chương trình giáo dục nghề nghiệp bắt buộc đã được đưa vào trường trung học cơ sở thực chất là các chương trình kết hợp giữa giáo dục văn hóa phổ thông và đào tạo nghề phổ biến ở bậc trung học cơ sở.
- Đến những năm 60, giáo dục nghề nghiệp ở Nhật bản chủ yếu phát triển trên nền tảng giáo dục phổ cập bắt buộc 9 năm và đã hình thành các chương trình giáo dục nghề nghiệp bậc trung học mà chủ yếu là ở các trường trung học kỹ thuật/trung học nghề.
- Các chương trình giáo dục kỹ thuật-nghề nghiệp cũng do từng cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở khung chương trình quóc gia của Bộ Giáo dục quy định.
- Chương trình chi tiết được thiết kế cho từng khóa đào tạo và được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với tiến bộ công nghệ và nhu cầu nhân lực thị trường lao động.
- Chúng ta luôn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân và giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu đối với sự phát triển.
- Chính vì vậy, đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp để phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một đòi hỏi cấp bách đối với sự phát triển của đất nước.
- Đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO vào năm 2006, thị trường lao động phải mở cửa, cạnh tranh là vấn đề tất yếu, nhu cầu đào tạo nghề sẽ rất lớn, việc dạy nghề phải rất chuyên nghiệp và bài bản.
- Hệ thống giáo dục Việt Nam “Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
- Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a.
- Giáo dục mầm non bao gồm có nhà trẻ và mẫu giáo b.
- Giáo dục phổ thông gồm: tiểu học, PTCS, PTTH c.
- Giáo dục nghề nghiệp gồm: TCCN và dạy nghề d.
- Giáo dục đại học và sau đại học gồm: đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ” [15, điều 4] Hệ thống giáo dục Việt Nam đang đổi mới theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế với chiến lược lâu dài là mở rộng quy mô giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng.
- Mục tiêu lâu dài là xây dựng một xã hội học tập, trong đó ai cũng được học tập, đào tạo để thông thạo ít nhất một nghề.
- 14 Tuổi ` 25 Đào tạo tiến sĩ ( 4 năm) Giáo dục thường xuyên (Trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, các phương tiện truyền thông đại chúng) 24 23 Đào tạo thạc sĩ (1- 2 năm) (1 22 21 Đào tạo đại học ( 4 – 6 năm) 20 Đào tạo cao đẳng, cao đẳng nghề ( 2- 3 năm) 19 18 17 THPT ( 3 năm) Trung cấp chuyên nghiệp (3 – 4 năm) Trung cấp nghề ( 1-3 năm) 16 Sơ cấp nghề.
- Cơ cấu khung hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay (Nguồn: Vũ Ngọc Hải (chủ biên), 2013, Quản lý nhà nước hệ thống giáo dục Việt Nam, NXB GD Việt Nam)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt