« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại Trường trung cấp xây dựng Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: ‘‘Quản lý chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp xây dựng Hà Nội” Tác giả luận văn: Âu Duy Dũng Khóa học Người hướng dẫn: PGS.
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Một trong những nguồn nhân lực đáp ứng trực tiếp cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là lực lượng lao động lành nghề, trong đó các trường Trung cấp chuyên nghiệp cung cấp một số lượng không nhỏ.
- Trong những năm vừa qua Việt Nam luôn ở trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, chất lượng lao động nghề còn thấp, thiếu thực tiễn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
- Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, với nhiệm vụ là đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho thị trường lao động Việt Nam.
- Trong những năm qua, trường đã chủ động quan tâm đến việc quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, số học sinh tốt nghiệp ra trường đã được các doanh nghiệp chấp nhận.
- Tuy nhiên, công tác đào tạo của Nhà trường còn tồn tại một số vấn đề như quá trình quản lý đào tạo chưa đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất … nên chất lượng đào tạo chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của địa phương và thị trường lao động.
- Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp xây dựng Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn phân tích để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp Xây dựng nhằm đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp đổi mới giáo dục của trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội nói riêng và hệ Trung cấp chuyên nghiệp nói chung.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN + Mục đích nghiên cứu 2 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, sự cần thiết của việc đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Trên cơ sở lý luận này, luận văn đi vào phân tích thực trạng trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội để đưa ra các biện pháp nhằm quản lý chất lượng đào tạo cho nhà trường, từ đó góp phần nâng cao tay nghề cho các em học sinh đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đòi hỏi chất lượng lao động mỗi ngày một cao.
- Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý chất lượng hoạt động đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội + Phạm vi nghiên cứu Hoạt động quản lý chất lượng đào tạo của trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội giai đoạn 2012 đến 2015 C.
- Tóm tắt nội dung chính * Giả thuyết khoa học: Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo có cơ sở khoa học dựa trên những nét đặc thù của Nhà trường, phù hợp với thực tế sử dụng nguồn nhân lực của Hà Nội, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo - Khảo sát thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ TCCN tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội * Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- Kết quả nghiên cứu được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội.
- Chương 3: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại 3 trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội 2.
- Đóng góp mới của luận văn * Về lý luận - Tổng quan được cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo hệ TCCN.
- Vận dụng mô hình quản lý chất lượng để xây dựng được cơ sở lý luận cho việc quản lý chất lượng đào tạo hệ TCCN * Về thực tiễn - Đánh giá được thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở trường TCXD HN - Đề xuất được 6 biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trường TCXDHN.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp.
- phân loại, hệ thống hóa - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát, dự giờ, điều tra, phỏng vấn.
- KẾT LUẬN Quản lý chất lượng đào tạo tại trường TCXDHN là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế khủng hoảng, tuyển sinh nhà trường là rất khó khăn.
- Vì vậy, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng đào tạo với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhằm khẳng định uy tín, vị thế của nhà trường.Trên cơ sở đó rút ra kết luận sau.
- Về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu và trình bày các cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo TCCN.
- Luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng đào tạo của trường TCXDHN, từ đó tìm ra 6 biện pháp thiết thực cho việc quản lý chất lượng đào tạo hệ TCCN tại trường TCXDHN - Việc thực hiện các biện pháp cần huy động tối đa các điều kiện về nhân lực, tài lực, vật lực của Nhà trường và các mối quan hệ của Nhà trường với các cấp cao hơn như SGD & ĐT, BGD & ĐT, các trường TCCN khác trên thành phố Hà Nội và cả nước và các doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân lực.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt