« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giảng dạy môn kỹ thuật số tại trường Trung cấp nghề cơ khí Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giảng dạy môn kỹ thuật số tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I hà Nội” Tác giả luận văn: Từ Như Hải.
- Ngô Tứ Thành Từ khóa (Keyword): Digital Engineering subject ( môn học kỹ thuật số.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Công nghệ thông tin ngày nay rất phát triển đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy của mình, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng của mình là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người học.
- Trong quá trình giảng dạy ở khoa Điện - Trường trung cấp nghề Cơ Khí I Hà Nội tôi nhận thấy giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như sử dụng phấn bảng là chủ yếu, ít quan tâm đến việc sử dụng phương tiện và đổi mới phương pháp dạy học để qua đó tác động tích cực đến phương pháp tiếp thu kiến thức góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và môn Kỹ thuật số nói riêng.
- Môn học kỹ thuật số đòi hỏi tính chính xác và logic, và cũng phải sử dụng nhiều hình vẽ minh hoạ.
- Nên việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như phấn bảng sẽ gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả.
- Nhận thức được vấn đề trên tôi mạnh dạn lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giảng dạy môn kỹ thuật số tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I hà Nội’’ với hy vọng để nâng cao chất lượng dạy và học tạo hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
- 2 b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý luận và sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Kỹ thuật số, nhằm phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Kỹ thuật số cho học sinh.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của học sinh trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu và liên hệ thực tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các yếu tố của phương pháp dạy học có thể giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu và liên hệ thực tế trong quá trình dạy môn Kỹ thuật số cho sinh viên khoa Điện trường Trung cấp nghề Cơ Khí I Hà Nội c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả.
- Phần mở đầu * Phần nội dung: Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học môn kỹ thuật số Chương 2: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giảng dạy môn kỹ thuật số tại Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội.
- Kết luận và kiến nghị d) Phương pháp nghiên cứu: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận, nhóm các phương pháp điều tra thực tiễn và các phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- 3 e) Kết luận: Đề tài đã thể hiện được những vấn đề sau: Sau một thời gian triển khai phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, tác giả thấy ưu điểm nhất là hiệu quả của một giờ giảng tăng lên rõ rệt.
- Nhờ sự trợ giúp của phần mềm mô phỏng, máy tính, máy chiếu và slide bài giảng phát sẵn cho học sinh nên không phải đọc và ghi chép những kiến thức cơ bản, thời gian trên lớp được dành cho việc giảng giải trao đổi và thảo luận giải quyết các bài tập tình huống thực tế.
- Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động của SV trong học tập, thông qua tổ chức hợp lí hoạt động nhận thức của học sinh là biện pháp đẩy nhanh việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng bài dạy học.
- Qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình dạy học môn KTS, đặc biệt qua kết quả thực nghiệm sư phạm, tác giả có thể rút ra một số kết luận sau.
- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh luôn là vấn đề được nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà trường kể cả phương Đông và phương Tây nghiên cứu, bàn luận và tìm cách thực hiện.
- Kết quả quá trình học tập và xa hơn nữa là kết quả của quá trình GD - ĐT luôn gắn liền với tính tích cực học tập của học sinh.
- Trong thực tiễn dạy học môn KTS ở Trường Trung cấp nghề Cơ Khí I Hà Nội hiện nay một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa thực sự tích cực học tập, các kết quả khảo sát đã phản ánh đậm nét điều đó.
- Cụ thể là, sinh viên còn thụ động trong quá trình học tập, chưa có phương pháp học tập tích cực, chưa có kỹ năng tự học, khả năng vận dụng những điều đã học vào thực tiễn còn hạn chế dẫn đến kết quả học tập chưa cao, chưa phản ánh được thực chất khả năng học tập của sinh viên.
- Vì vậy cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có chú ý đến việc phát huy tính tích cực nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu học tập môn KTS của học sinh.
- Học tập là một quá trình nhận thức mang tính chất nghiên cứu của học sinh các trường Trung cấp.
- Việc phát huy tính tích cực học tập môn KTS của sinh viên ở trường 4 Trung cấp nghề Cơ Khí I Hà Nội thực chất là việc tổ chức quá trình học tập, xác lập được một quy trình tối ưu, trên cơ sở sử dụng các thành tựu khao học, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm sư phạm, đảm bảo cho sinh viên hoạt động một cách chủ động, tích cực trong quá trình học tập.
- Trong luận văn này đã xây dựng đực động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh .
- Nhờ đó mà sinh viên nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của môn học, từ đó kích thích tính tự giác, chủ động, tích cực học tập của học sinh.
- Đồng thời rèn kỹ năng tự học cho học sinh, tạo cho học sinh có thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt