« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng truyền thông đa phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học xạ kích - công tác chiến đấu Học viện Phòng không Không quân


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN XUÂN THỌ ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN HỌC XẠ KÍCH- CÔNG TÁC CHIẾN ĐẤU HỌC VIỆN PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN CHUYÊN SÂU: QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.
- NGÔ TỨ THÀNH Hà Nội –2016 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNCỦA VIỆC ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆNTRONG DẠY HỌC MÔN XẠ KÍCH - CÔNG TÁC CHIẾN ĐẤU .
- Cơ sở lý luận của việc ứng dụng TTĐPT trong dạy học Tình hình nghiên cứu và áp dụng TTĐPT vào dạy học .
- Tổng quan về phương pháp dạy học ứng dụng đa phương tiện Cơ sở lý luận của việc ứng dụng TTĐPT trong dạy học .
- Công nghệ dạy học hiện đại .
- Quan niệm về chất lượng và nâng cao chất lượng dạy học đại học .
- Hiện trạng giáo dục môn học XK – CTCĐ tại Học viện PK- KQ .
- Hiện trạng dạy học môn Xạ kích – Công tác chiến đấu tại Học viện Phòng không – Không quân .
- Phân tích đặc điểm giảng dạy môn học XK-CTCĐ tại Học viện PK-KQ KẾT LUẬN CHƯƠNG CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN XẠ KÍCH CÔNG TÁC CHIẾN ĐẤU ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN .
- Các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng các bài giảng điện tử ứng dụng truyền thông đa phương tiện .
- Một số công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng điện tử .
- Nhóm các công cụ hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử .
- Xây dựng bài giảng điện tử .
- Mục tiêu, nội dung bài học Xây dựng bài giảng điện tử .
- Đối tượng, nội dung và phương pháp .
- xiii 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những gì được viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân.
- Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác, nếu có đều được trích dẫn từ nguồn gốc cụ thể.
- Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một Hội đồng bảo vệ luận văn Thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
- Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tập thể thầy, cô giáo trong Viện Sư phạm Kỹ thuật, Viện đào tạo sau đại học- Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thầy giáo trongKhoa Tên lửa và tập thể giáo viên bộ môn Xạ kích – Công tác chiến đấu khoa Tên lửa - Học viện Phòng không – Không quân, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi nghiên cứu, thực hiện, để hoàn thành luận văn đúng tiến độ, cùng tập thể bạn bè đồng nghiệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi từ những công việc đầu tiên và trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Xin trân trọng cảm ơn! 5 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN TT Từ, cụm từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CNMP Công nghệ mô phỏng 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CNMM Công nghệ Multimedia 4 HV PK – KQ Học viện Phòng không – Không quân 5 ĐT Đào tạo 6 GV Giáo viên 7 ND Nội dung 8 PP Phương pháp 9 PPDH Phương pháp dạy học 10 PT Phương tiện 11 PTDH Phương tiện dạy học.
- 12 SPKT Sư phạm kỹ thuật 13 HV Học viên 14 TN Thực nghiệm 15 TH Thực hành 16 TTĐPT Truyền thông đa phương tiện 17 XK - CTCĐ Xạ kích – Công tác chiến đấu 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1.
- Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học Bảng 2.1.
- Bảngcác tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử Bảng 2.4.
- Sự lưu giữ thông tin, kinh nghiệm qua các kênh thu nhận thông tin Hình 1.3.Tháp hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học Hình 1.4.
- Dạy học theo quan điểm truyền thông tin Hình 1.5.
- Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại Hình 1.6.
- Mô hình các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo đại học Hình 2.1.Giao diện phần mềm Microsoft Office PowerPoint Hình 2.2.
- Giao diện soạn đề thi trắc nghiệm Hình 2.5: Giao diện phần mềm mô phỏng màn hiện sóng ĐĐK tên lửa Hình 2.6: Giao diện màn hiện sóng ĐĐK tên lửa mô phỏng Hình 2.
- Qui trình xây dựng bài giảng điện tử ứng dụng TTĐPT Hình 3.1.
- Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng đang rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học.
- Từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học.
- để người học khi ra trường có đủ khả năng và trình độ tiếp cận với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, không chỉ làm việc cho hiện tại mà phải sẵn sàng làm chủ tương lai.
- cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, khí tài vật tư học tập còn khó khăn…Điều đó đòi hỏi giảng viên phải biết sử dụng các công nghệ dạy học hiện đại, trong đó ứng dụng truyền thông đa phương tiện sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
- Ứng dụng truyền thông đa phương tiện sẽ làm cho bài giảng phong phú, sinh động hơn, giúp cho học viên có được tâm lý hứng thú trong quá trình tiếp thu kiến thức.
- Ngoài ra, ứng dụng truyền thông đa phương tiện vào việc dạy học sẽ giảm được đáng kể về kinh phí và thời gian đào tạo, khắc phục được tình trạng thiếu đồ dùng, thiết bị học tập, nhất là những thiết bị khó mua.
- Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học Xạ kích – Công 9 tác chiến đấu tại Học viện Phòng không – Không quân ” làm đề tài luận văn thạc sĩ cho mình.
- Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng truyền thông đa phương tiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học Xạ kích – Công tác chiến đấu tại Học viện Phòng không – Không quân.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy họcmôn học Xạ kích – Công tác chiến đấu tại Học viện Phòng không – Không quân.
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc dạy học môn học Xạ kích – Công tác chiến đấu tại Học viện Phòng không – Không quân.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện vào dạy học.
- Nghiên cứu tìm hiểu hiện trạng giáo môn học XK - CTCĐ tại HV PK- KQ.
- Tìm hiểu và phân tích đặc điểm một số phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Multimedia thiết kế xây dựng các bài giảng điện tử.
- Đề xuất qui trình xây dựng bài giảng điện tử ứng dụng truyền thông ĐPT.
- Giả thuyết khoa học Hiện nay tại Học viện PK - KQ đang dạy học môn học Xạ kích – Công tác chiến đấu chủ yếu theo phương pháp truyền thống nên chất lượng dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu trước những diễn biến rất phức tạp của tình hình thế giới.
- Nếu ứng dụng truyền thông đa phương tiện một cách khoa học, hợp lý trong dạy học sẽ kích thích được hứng thú học tập, phát triển khả năng tư duy sáng tạo 10 của người học, góp phần rút ngắn thời gian đào tạo, giảm thiểu kinh phí và nâng cao được chất lượng dạy và học.
- Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử và học liệu học tập ngoài giờ cho học viên phục vụ cho việc dạy- họcmôn học XK - CTCĐ tại Học viện Phòng không – Không quân.
- Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình tiến hành luận văn, một số phương pháp nghiên cứu sau đây được tác giả sử dụng: *Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và tham khảo sách báo, tạp chí, các phương tiện truyền thông, các công trình nghiên cứu có liên quan để xác định mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
- *Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp chuyên gia: trưng cầu ý kiến của các chuyên gia phương pháp, trao đổi trực tiếp với GV và HV để kiểm tra tính đúng đắn giả thuyết đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm để đối chứng, phân tích kết quả, rút ra kết luận.
- *Phương pháp bổ trợ bằng toán thống kê: Xử lý theo phương pháp thống kê toán học để đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm.
- 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG DẠY HỌC MÔN XẠ KÍCH - CÔNG TÁC CHIẾN ĐẤU 1.1.
- Cơ sở lý luận của việc ứng dụng TTĐPT trong dạy học 1.1.1.Tình hình nghiên cứu và áp dụngTTĐPT vào dạy học Việc ứng dụng nhiều phương tiện kết hợp trong dạy học đã có từ rất lâu, trong dạy học truyền thống người Thầy khi lên lớp thường dùng tranh ảnh minh hoạ, các mô hình hay vật thật kết hợp với thao tác trình diễn và thuyết trình.Hình thức dạy học này vẫn mang lại những hiệu quả giáo dục không hề thua kém so với các hình thức đa phương tiện hiện đại ngày nay.
- Qua các giai đọan phát triển từ 1930 đến nay, công nghệ đa phương tiện ngày càng phát triển và khẳng định được vi trí của nó.
- Việc sử dụng các công nghệ đa phương tiện trong các trường học được xem là hành trang cần thiết để bước vào thế kỷ 21.
- Ngày nay, cùng với sự phát triển của E-learning, công nghệ đa phương tiện đã và đang thâm nhập vào quá trình giáo dục với những khả năng tương tác ngày càng cao hơn và hoàn thiện hơn, góp phần vào việc xã hội hoá giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Những nghiên cứu ứng dụng công nghệ đa phương tiện vào dạy học ở trong và ngoài nước đã thu được nhiều thành tựu.
- Các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu hướng đến việc ứng dụng máy tính vào quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả trong đó có những công trình nghiên cứu sử dụng công nghệ đa phương tiện như một ứng dụng của máy tính trong quá trình đào tạo.
- Các nghiên cứu này ở giai đoạn kiểm chứng việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học và bước đầu đưa ra các cơ sở lý luận để thuyết phục tính hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin.
- Các đề tài nghiên cứu trong nước bước đầu đã đặt nền tảng cơ sở lí luận và thực nghiệm cho việc nghiên cứu tiếp theo.
- Trên thế giới, các nghiên cứu nhằm mục đích so sánh hiệu quả của phương pháp dạy học có ứng dụng công nghệ multimedia và phương pháp dạy học truyền 12 thống vẫn cho ra các kết quả trái ngược nhau.
- Có nhiều hướng nghiên cứu về ứng dụng công nghệ multimedia trong dạy học, về cơ bản có các hướng sau.
- Nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghệ Multimedia lên kết quả học tập và sự tích cực hóa người học.
- Nghiên cứu về các ảnh hưởng của CNMM lên nhận thức của người học.
- Nghiên cứu về các ảnh hưởng không kiểm soát được của CNMM.
- Nghiên cứu về các ảnh hưởng tiêu cực của CNMM trong QTDH.
- Nghiên cứu về việc phát triển, sản xuất và ứng dụng multimedia - Nghiên cứu ứng dụng thuyết kiến tạo trong thiết kế phần mềm multimedia 1.1.2.
- Tổng quan về phương pháp dạy học ứng dụng đa phương tiện 1.1.2.1.
- Tổng quan về đa phương tiện trong dạy học Đa phương tiện (multimedia), không phải là khái niệm mới trong dạy học.
- Khi ta kết hợp từ hai, ba phương tiện dạy học trở lên là đã ứng dụng đa phương tiện.
- Đa phương tiện truyền thống bao gồm việc sử dụng kết hợp các phương tiện như: máy chiếu, băng cassette, phim điện ảnh, video .v.v.
- để nâng cao hiệu quả dạy học.
- Tuy nhiên, với sự xuất hiện của máy tính, đa phương tiện đã có một ý nghĩa mới trong dạy học nhờ những khả năng to lớn mà máy tính đem lại.
- Với khả năng tương tác, đa phương tiện trên cơ sở máy tính có thể thực hiện các công việc rất khó khăn mà đa phương tiện truyền thống rất khó hay hầu như không thực hiện được.
- Ta thường hiểu thuật ngữ này là multimedia trên cơ sở máy tính nhưng thực tế dạy học ở Việt nam tồn tại cả hai loại multimedia này.
- Multimedia không chỉ là sự phối hợp một cách có tính toán những phương tiện truyền thông khác nhau trong dạy học (như âm thanh, đồ hoạ, phim ảnh, video.
- Multimedia cũng không chỉ là cung cấp các loại phương tiện tương tự trên nhờ công cụ máy tính để có thể cá nhân hoá việc sử dụng và học tập.
- Dựa trên lợi ích của đa phương tiện, trên thế giới đã có nhiều mô hình tích cực hóa người học trong thiết kế dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia.
- Trong thiết kế dạy học với Multimedia, người ta thường dùng hai mô hình tích cực hóa người học: Mô hình Malone - Lapper (1987) và Keller (Keller & Suzuki, 1988).
- Việc dạy học với multimedia càng có nhiều yếu tố này thì khả năng thành công càng cao.
- Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu đề cập đến việc xây dựng bài giảng điện tử ứng dụng multimedia nên có thể định nghĩa multimedia như là: sự tích hợp nhiều thành phần phương tiện (âm thanh, hình ảnh, văn bản, mô phỏng .v.v.) trong một thể cộng sinh và cùng tác động, mang lại cho người dùng nhiều lợi ích đặc biệt mà từng thành phần phương tiện riêng lẻ không thể thực hiện được.
- Trong giáo dục, đa phương tiện là tất cả các loại thiết bị công nghệ giúp chúng ta truyền phát thông tin theo nghĩa rộng, ngoài ra nó còn giúp chuyển đổi thông tin thành kiến thức thông qua sự kích thích các sơ đồ nhận thức của người học và có tác dụng làm đòn bẩy cho năng lực học tập ở các giác quan của con người.
- Có thể phân biệt 2 lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong giáo dục: 14 - Các ứng dụng hỗ trợ từ phía bên trong các đơn vị đào tạo: là tất cả các công cụ thúc đẩy giá trị của những bài học ví dụ như: siêu liên kết, mô phỏng, tương tác, các công cụ hình ảnh và âm thanh.
- Các ứng dụng hỗ trợ từ phía bên ngoài đơn vị đào tạo: đó là các công nghệ như web, phần mềm quản lý, chat, forum, làm việc theo nhóm, tài liệu dùng cho đào tạo từ xa.
- Chức năng và ưu điểm của TTĐPT trong dạy học Không chỉ là một công cụ trình diễn hiệu quả, cho phép sử dụng theo ý thích riêng, TTĐPT có những lợi thế độc nhất vô nhị mà multimedia truyền thống không có được.
- Cung cấp cho người học những kinh nghiệm cụ thể về đối tượng học tập theo kiểu trải nghiệm gián tiếp.
- Với khả năng điều khiển đồng thời tất cả các thành phần như hình ảnh, âm thanh, video, theo năng lực và sở thích của cá nhân, người học có thể tự trải nghiệm về đối tượng.
- Điều này không thể có được nếu như các phương tiện này được thể hiện tuần tự theo một trật tự cố định, một nhịp độ cố định mà chưa hẳn đã phù hợp với người học.
- Hơn nữa, từ những trải nghiệm đó, người học có được những kinh nghiệm cụ thể về tư duy, về hành vi, về ứng xử.
- Tất nhiên, để hoàn tất việc học với TTĐPT, người học phải có đủ kỹ năng và ý chí.
- Chất lượng giáo dục không nhất thiết bị chi phối bởi công nghệ mà trước hết bởi nhu cầu (needs) của người học.
- Khi tìm đến với TTĐPT, người học đã có một nhu cầu học tập cụ thể, rõ rệt, đó là một thuận lợi cơ bản.
- Ưu điểm của TTĐPT: 15  TTĐPT có rất nhiều ưu điểm trong dạy học.
- Cũng có thể nói, qua dạy học và giáo dục mà TTĐPT thể hiện được sức mạnh của nó.
- Nếu được tổ chức tốt, TTĐPTcho phép người học truy cập, tham khảo nhanh chóng, tức thời đến một kho dữ liệu khổng lồ ngay khi đang học, mà không một giáo viên nào có thể đáp ứng ngay được.[9.
- 1.1.3.Cơ sở lý luận của việc ứng dụng TTĐPT trong dạy học 1.1.3.1.
- Cơ sở tâm lí học của việc ứng dụng đa phương tiện vào dạy học

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt