« Home « Kết quả tìm kiếm

Sử dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun "Kỹ thuật điện tử" tại Trường Trung cấp nghề số 18 - Bộ Quốc phòng


Tóm tắt Xem thử

- Đề tài: Sử dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun “Kỹ thuật điện tử” tại trường Trung cấp nghề số 18- Bộ quốc phòng.
- Tác giả luận văn: Đỗ Thị Xuân Khóa: 2014B 3.
- Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đào tạo là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta: Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cấp bách mà toàn ngành giáo dục xem là phương châm để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Ứng dụng công nghệ mô phỏng (phần mềm dạy học tương tác) vào dạy học có nhiều tác dụng: Giúp người dạy có khả năng tái tạo và mô phỏng lại các hiện tượng thực tế với độ chính xác và tương tác cao.
- Bài giảng sẽ trở nên sinh động hơn, người học có cái nhìn trực quan và “gần” hơn với các hiện tượng, khoảng cách giữa giáo viên và người học được thu hẹp lại, tương đương với những “đồng nghiệp” nghiên cứu khoa học, tăng cường khả năng trao đổi và truyền dạy kiến thức.
- Được sự chấp thuận của Giáo sư hướng dẫn Nguyễn Xuân Lạc, tác giả đã chọn đề tài để nghiên cứu luận văn: “Sử dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun “Kỹ thuật điện tử” tại trường Trung cấp nghề số 18- Bộ quốc phòng” b, Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công nghệ mô phỏng, công nghệ dạy học tương tác, tiến hành nghiên cứu ứng dụng thiết kế bài giảng môn “Kỹ thuật điện tử” tại trường Trung cấp nghề số 18- Bộ quốc phòng theo xu hướng dạy học hiện đại.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận mới, ứng dụng công nghệ mô phỏng vào dạy học nhằm đạt kết quả cao trong dạy và học.
- 2 - Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu, triển khai sử dụng công nghệ mô phỏng vào dạy mô đun Kỹ thuật điện tử của ngành Điện tử công nghiệp tại Trường Trung cấp nghề - Phạm vi nghiên cứu Lý thuyết và công nghệ mô phỏng trong dạy học kỹ thuật, vận dụng vào việc xây dựng và sử dụng một số bài giảng mô phỏng trên máy tính cho mô đun Kỹ thuật điện tử của ngành Điện tử công nghiệp, tại Trường Trung cấp nghề số 18.
- c, Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn được chia thành 3 phần.
- Phần mở đầu  Phần nội dung: Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun.
- Công nghệ mô phỏng (CNMP)và ứng dụng của nó trong giảng dạy là chủ đề nghiên cứu thú vị, thu hút được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng nghiên cứu.
- Trong phạm vi chương 1 của luận văn tác giả trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của công nghệ mô phỏng.
- Trong đó các ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn của CNMP được trình bày chi tiết.
- Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra thực trạng giảng dạy mô đun Kỹ thuật điện tử tại Trường Trung cấp nghề số 18- Bộ quốc phòng, và tính cấp thiết của việc thay đổi cách dạy mô đun này.
- Chương 2: Xây dựng bài giảng mô phỏng trong dạy học mô đun Kỹ thuật điện tử của ngành Điện tử công nghiệp tại Trường Trường trung cấp nghề số 18.
- Dựa trên nguyên tắc thiết kế bài giảng ứng dụng công nghệ mô phỏng, Luận văn đã xây dựng và đề xuất quy trình thiết kế bài giảng ứng dụng phần mềm Multisim13.0.1 trong dạy học mô đun Kỹ thuật điện tử tại trường Trung cấp nghề.
- Trong chương này tác giả cũng đi xây dựng ba giáo án có ứng dụng CNMP để chứng minh cho đề xuất của luận văn.
- Chứng minh cho tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học mô đun Kỹ thuật điện tử theo phương pháp dạy học hiện đại đó là có ứng dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học.
- Chương 3 của luận văn tác giả đã dùng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để đánh giá mức độ khả thi và tiến hành kiểm nghiệm trên đối tượng thực để đánh giá mức độ hiệu quả.
- Từ đó tác giả cũng đưa ra các đánh giá về hiệu quả sử dụng CNMP trong giảng dạy thông qua các mặt: Sư phạm, kiến thức, kỹ thuật, kinh tế, thời gian  Phần kết luận và kiến nghị d, Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập tài liệu, phân tích đánh giá, tổng hợp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổ chức trao đổi lấy ý kiến của những người có kinh nghiệm trong giảng dạy, khảo sát lấy ý kiến của những chuyên gia về xây dựng, thiết kế bài giảng.
- Phương pháp kiểm nghiệm sư phạm: Kiểm chứng kết quả nghiên cứu và giả thuyết khoa học của đề tài e, Kết luận Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế về việc học tập mô đun “Kỹ thuật điện tử” trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu tác giả luận văn rút ra một số kết luận sau.
- Trong xu thế hiện nay, việc giảng dạy với ứng dụng của công nghệ dạy học hiện đại là cần thiết, việc ứng dụng CNMP trong giảng dạy là một trong những vấn đề cần nghiên cứu và được quan tâm.
- Với sự ứng dụng của CNMP vào giảng dạy sẽ phát triển được khả năng tìm tòi, phát triển tư duy, tạo được sự hứng thú của người học từ đó nâng cao được chất lượng của quá trình đào tạo

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt