« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu khảo sát khả năng sử dụng một số loại dầu thực vật như chất kháng khuẩn trong hoàn tất chức năng kháng khuẩn cho vải


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu khảo sát khả năng sử dụng một số loại dầu thực vật như chất kháng khuẩn trong hoàn tất chức năng kháng khuẩn cho vải ” Tác giả luận văn: Lưu Thị Diệu Thúy Khóa .
- Nhu cầu sử dụng vải kháng khuẩn trong dân dụng và chuyên dụng ngày càng cao.
- Việt Nam là một nước có hệ thực vật rất đa dạng trong đó có nhiều thực vật chứa tinh dầu có nhiều tính chất quí.
- Hiện nay, một số loại thực vật này đã được nghiên cứu chiết xuất và sản xuất đại trà ở qui mô công nghiệp, được thương mại hóa với giá thành phù hợp như tinh dầu: Hương nhu, Quế, Hồi, Sả, Bạc hà.
- Các loại tinh dầu này ngoài hương thơm đặc biệt còn có nhiều tính chất quí báu trong đó có cả tính kháng khuẩn.
- Việc sử dụng thành công tinh dầu tự nhiên của Việt Nam như chất kháng khuẩn cho vật liệu dệt sẽ cho phép tạo ra một loại vật liệu dệt kháng khuẩn vừa đáp ứng yêu cầu kháng khuẩn vừa đáp ứng yêu cầu sinh thái của sản phẩm, rất phù hợp sử dụng cho các mục đích có tiếp xúc trực tiếp với con người.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát khả năng sử dụng một số loại dầu thực vật như chất kháng khuẩn trong hoàn tất chức năng kháng khuẩn cho vải.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số loại tinh dầu thiên nhiên và vải không dệt.
- Nghiên cứu khảo sát khả năng sử dụng một số loại dầu thực vật như chất kháng khuẩn trong hoàn tất chức năng kháng khuẩn cho vải : Nghiên cứu sử dụng 12 loại tinh dầu của Rumani và Việt Nam để ngâm tẩm cho vải không dệt, kết quả.
- Đánh giá khả năng diệt khuẩn của các mẫu vải sau ngâm tẩm 12 loại tinh dầu đối với vi khuẩn E.coli và vi khuẩn St.aureus.
- Đánh giá sự thay đổi màu sắc của vải sau xử lý bằng tinh dầu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ tinh dầu sử dụng đến khả năng kháng khuẩn của vải Trong nghiên cứu này sử dụng 04 loại tinh dầu ở tại 04 nồng độ khác nhau là: 1, 3, 5 và 10% để ngâm tẩm cho vải không dệt, kết quả: 2 - Đánh giá khả năng diệt khuẩn của các mẫu vải sau ngâm tẩm 02 loại tinh dầu (9 và 10) ở 04 nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn E.coli và vi khuẩnSt.aureus (mẫu 9) và đối với vi khuẩn St.aureus (mẫu 10) so sánh với mẫu vải sau ngâm tẩm bằng nước cất đã được thanh trùng (mẫu đối chứng) trong cùng một điều kiện thí nghiệm..
- d) Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm - Phương pháp đưa tinh dầu lên vải - Kiểm tra tính kháng khuẩn của vải được đánh giá bằng phương pháp định tính theo tiêu chuẩn AATCC- 147.
- Sản phẩm có chức năng kháng khuẩn đã và đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chuyên dụng cũng như dân dụng.
- Đặc biệt, các sản phẩm kháng khuẩn có nguồn gốc thiên nhiên đảm bảo tính sinh thái, thân thiện với con người và môi trường.
- Tinh dầu thiên nhiên có nhiều tính chất quí ngoài hương thơm tự nhiên , tinh dầu còn có tính kháng khuẩn, kháng nấm.
- Khả năng kháng khuẩn của vải không dệt được xử lý bằng một số loại tinh dầu trong và ngoài nước cho thấy.
- Các mẫu tinh dầu có nguồn gốc từ Rumani ở các nồng độ khác nhau đều không có khả năng kháng khuẩn đối với cả vi khuẩn E.coli và Staphylococcus aureus.
- Tinh dầu Quế và tinh dầu Hương nhu ở dạng nguyên chất của Việt Nam có khả năng diệt khuẩn 100% đối với cả hai loại vi khuẩn là E.coli và Staphylococcus aureus (St.aureus) nhưng cả hai loại tinh dầu này lại có nhược điểm làm thay đổi màu sắc của vải sau xử lý.
- Đối với hai loại tinh dầu Sả và tinh dầu Bạc hà nguyên chất của Việt Nam thì chỉ có khả năng diệt 100% vi khuẩn Staphylococcus aureus(St.aureus) và không có khả năng diệt vi khuẩn E.coli nhưng cả hai loại tinh dầu này đều không làm thay đổi màu sắc của vải sau xử lý.
- Tinh dầu Quế và tinh dầu Hương nhu của Việt Nam thì nồng độ tinh dầu sử dụng cần 10%, vải sau xử lý mới có khả năng diệt 100% đối với cả hai loại vi khuẩn sử dụng.
- Trong khi, cả hai loại tinh dầu Sả và tinh dầu Bạc hà phải sử dụng ở dạng nguyên chất vải sau xử lý mới có khả năng diệt 100% vi khuẩn Staphylococcus aureus (St.aureus.
- Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tinh dầu tự nhiên có nguồn gốc của Việt Nam có khả năng kháng khuẩn cho vải không dệt.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở ban đầu gợi ý rằng tinh dầu tự nhiên Việt Nam có khả năng ứng dụng để xử lý kháng khuẩn cho vải sử dụng với mục đích dùng một lần, vải vừa có khả năng kháng khuẩn và vừa có hương thơm tự nhiên, thân thiện với người sử dụng và môi trường.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt