« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- Trần Thị Thu Thuỷ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Lãnh đạo HĐND - UBND thị xã Quảng Yên.
- CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH.
- Một số lý luận cơ bản về công chức hành chính và chất lượng của đội ngũ công chức hành chính.
- Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, chức năng của đội ngũ công chức hành chính.
- Chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước, yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế với công chức hành chính.
- Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức hành chính.
- Tiêu chí về đạo đức công chức và văn hóa công sở.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức hành chính.
- Kinh nghiệm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở một số nước trên thế giới.
- 26 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN - TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN .
- Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm đội ngũ công chức hành chính nhà nước thị xã Quảng Yên.
- Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên.
- Đặc điểm của đội ngũ công chức HCNN thị xã Quảng Yên.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức HCNN thị xã Quảng Yên giai đoạn .
- Chất lượng đội ngũ công chức hành chính thị xã về trình độ chuyên môn.
- Chất lượng đội ngũ công chức hành chính thị xã về trình độ Lý luận chính trị 39 2.2.3.
- Chất lượng đội ngũ công chức hành chính thị xã về nhóm các ký năng.
- Chất lượng đội ngũ công chức hành chính thị xã về cơ cấu công chức HCNN theo giới tính, độ tuổi và ngành nghề đào tạo.
- Chất lượng đội ngũ công chức hành chính thị xã về đạo đức công chức và văn hóa công sở.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức ở thị xã Quảng Yên.
- Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thị xã Quảng Yên.
- Những mặt mạnh về chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước.
- Những tồn tại, hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức HCNN.
- 58 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN - TỈNH QUẢNG NINH.
- Mục tiêu và quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN thị xã Quảng Yên.
- Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thị xã Quảng Yên.
- Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN ở thị xã Quảng Yên.
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN thị xã Quảng Yên .
- Hoàn thiện công tác quy hoạch các chức danh công chức quản lý ở mỗi cơ quan, đơn vị.
- Hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức hành chính nhà nước.
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính.
- Đổi mới phương pháp đánh giá công chức gắn với bố trí và sử dụng công chức hành chính nhà nước.
- Thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với công chức gắn với thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, Luật Bồi thường thiệt hại.
- Đối với Thị xã.
- 97 Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quảnlý – Trường ĐHBK HN Học viên: Trần Thị Thu Thủy DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT : Chủ tịch PCT : Phó Chủ tịch CCHC : Công chức hành chính CBCC : Cán bộ công chức QLNN : Quản lý nhà nước HCNN : Hành chính nhà nước KH&CN : Khoa học và công nghệ CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân BCHTW : Ban chấp hành Trung ương CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNCS : Chủ nghĩa cộng sản TNHH : Trách nhiệm hữu hạn Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quảnlý – Trường ĐHBK HN Học viên: Trần Thị Thu Thủy DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Trình độ đào tạo của công chức hành chính nhà nước thị xã Quảng Yên từ năm .
- 35 Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn công chức HCNN thị xã Quảng Yên năm 2013 chia theo cấp quản lý.
- 37 Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn đào tạo của công chức lãnh đạo các cấp năm 2013.
- 38 Bảng 2.4: Trình độ lý luận chính trị CCHC thị xã Quảng Yên từ .
- 39 Bảng 2.5: Trình độ Tin học CCHC thị xã Quảng Yên từ .
- 41 Bảng 2.6: Trình độ ngoại ngữ CCHC thị xã Quảng Yên từ .
- 43 Bảng 2.7: Cơ cấu theo giới tính của đội ngũ công chức thị xã Quảng Yên từ .
- 45 Bảng 2.8: Cơ cấu độ tuổi trong đội ngũ công chức thị xã Quảng Yên từ .
- 46 Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quảnlý – Trường ĐHBK HN Học viên: Trần Thị Thu Thủy DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.2: Chất lượng đội ngũ công chức về trình độ chuyên môn.
- 36 Hình 2.3: Chất lượng đội ngũ công chức về trình độ lý luận chính trị.
- 40 Hình 2.4: Chất lượng đội ngũ công chức về trình độ tin học.
- 42 Hình 2.6: Chất lượng đội ngũ công chức về giới tính.
- 46 Hình 2.7: Chất lượng đội ngũ công chức về độ tuổi.
- Công chức nhà nước là một bộ phận của nguồn nhân lực đất nước và là lực lượng chủ yếu quyết định đến hiệu quả, hiệu lực quản lý điều hành của một đất nước.
- Sự thành công hay thất bại của hệ thống chính trị nói chung và của hệ thống hành chính nói riêng xét cho cùng được quyết định bởi năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức hành chính, những người đề ra chủ trương đường lối phát triển đất nước, những người nhân danh bộ máy công quyền quản lý xã hội và thực thi luật pháp.
- Việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: "Thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công tác cán bộ.
- Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý – Trường ĐHBK HN Học viên: Trần Thị Thu Thủy 2 đoạn của Chính phủ đã chỉ rõ 6 nội dung cải cách mà trong đó xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một nội dung quan trọng của chương trình.
- Trong những năm gần đây, việc thực hiện chủ trương xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở nước ta đã đạt được một số kết quả nhất định.
- Song thực tế cho thấy, đội ngũ công chức hành chính nhà nước hiện nay chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới.
- Đối với thị xã Quảng Yên, mặc dù chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước đã từng bước được nâng cao nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: tình trạng hẫng hụt về cơ cấu, chưa hợp lý ngành nghề, chất lượng công chức của thị xã chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, cơ sở vật chất phục vụ cho đội ngũ công chức hành chính nhà nước còn hạn chế, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chưa gắn với việc sử dụng, chưa có chính sách thoả đáng để thu hút công chức có trình độ cao về thị xã công tác…, cụ thể: 37,1% công chức ở xã, phường có trình độ từ trung cấp chuyên môn trở xuống.
- 48,34% công chức có trình độ sơ cấp chính trị hoặc chưa qua đào tạo.
- 13,74% công chức chưa qua các lớp đào tạo tin học cơ bản.
- 50,47% công chức chưa qua đào tạo hoặc có trình độ A về ngoại ngữ.
- nhiều cơ quan, phòng ban chỉ có khoảng 35% số công chức thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ một cách yên tâm, còn khoảng 65% vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi.
- Do vậy, trước yêu cầu mới của hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với thị xã, nhất là từ khi Quảng Yên trở thành Thị xã theo Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày của Chính phủ và thị xã đang nỗ lực phấn đấu xây dựng thành Thị xã công nghiệp, dịch vụ, du lịch thì việc nâng cao chất lượng công chức hành chính nhà nước ngày càng trở lên cấp thiết.
- Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn thạc sĩ của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn này là xây dựng những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính có căn cứ khoa học và phù hợp thực tiễn nhằm góp phần phát triển mạnh và toàn diện kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính ở cấp thị xã.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ công chức hành chính thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh thời gian qua định hướng đến năm 2020.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và thực tiễn về chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước nói chung và của thị xã Quảng Yên nói riêng.
- Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thị xã Quảng Yên, giai đoạn .
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hoá lý luận cơ bản về công chức, chất lượng của đội ngũ công chức nói chung và chất lượng công chức hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập kinh tế.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thị xã Quảng Yên hiện nay so sánh với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng của đội ngũ công chức từ đó đề xuất những quan điểm, phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính của Tỉnh để đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và tiến trình hội nhập kinh tế Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý – Trường ĐHBK HN Học viên: Trần Thị Thu Thủy 4 quốc tế.
- Nếu Luận văn được bảo vệ thành công, tác giả mong muốn công trình sẽ là tài liệu tham khảo cho những cá nhân quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và thị xã Quảng Yên nói riêng.
- Nội dung và kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu như sau: Mở đầu Chương 1: Lý luận chung về chất lượng đội ngũ công chức hành chính.
- Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức hành chính thị xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn .
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thị xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh.
- Kết luận chung Tài liệu tham khảo Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý – Trường ĐHBK HN Học viên: Trần Thị Thu Thủy 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH 1.1.
- Một số lý luận cơ bản về công chức hành chính và chất lượng của đội ngũ công chức hành chính 1.1.1.
- Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, chức năng của đội ngũ công chức hành chính 1.1.1.1.
- Khái niệm ❖ Cán bộ, công chức: Khái niệm công chức xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của các nước Tư bản chủ nghĩa, nhất là sau cuộc cách mạng công nghiệp, vào nửa cuối thế kỷ XVIII ở các nước phương Tây.
- Do tính chất đặc thù của mỗi quốc gia, khái niệm công chức của các nước cũng không hoàn toàn đồng nhất.
- Có nước chỉ giới hạn công chức trong phạm vi những người tham gia các hoạt động quản lý nhà nước.
- Một số nước khác có quan niệm rộng hơn, công chức không chỉ bao gồm những người thực hiện trực tiếp các hoạt động quản lý nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan có tính chất công cộng.
- Ở Pháp, công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm cả trung ương và địa phương nhưng không kể đến các công chức địa phương thuộc các hội đồng thuộc địa phương quản lý.
- Ở Trung Quốc, khái niệm công chức được hiểu là những người công tác trong cơ quan hành chính các cấp, trừ nhân viên phục vụ, bao gồm công chức lãnh đạo và công chức nghiệp vụ.
- Công chức lãnh đạo là những người thừa hành quyền lực nhà nước, được bổ nhiệm theo các trình tự luật định, chịu sự điều hành của Hiến pháp, Điều lệ công chức và Luật tổ chức của chính quyền các cấp.
- Công chức nghiệp vụ là những người thi hành chế độ thường nhiệm, do cơ quan hành chính các cấp bổ Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý – Trường ĐHBK HN Học viên: Trần Thị Thu Thủy 6 nhiệm và quản lý căn cứ vào Điều lệ công chức, chiếm tuyệt đại đa số trong công chức nhà nước, chịu trách nhiệm quán triệt, chấp hành các chính sách và pháp luật.
- Ở Nhật Bản, công chức được phân thành hai loại chính, gồm công chức nhà nước và công chức địa phương.
- Công chức nhà nước gồm những người được nhận chức trong bộ máy của Chính phủ trung ương, ngành tư pháp, quốc hội, quân đội, trường công và bệnh viện quốc lập, xí nghiệp và đơn vị sự nghiệp quốc doanh được lĩnh lương của ngân sách nhà nước.
- Công chức địa phương là những người làm việc và lĩnh lương từ tài chính địa phương.
- Đối với Việt Nam, khái niệm công chức ra đời từ năm 1950 theo quy định tại Sắc lệnh số 76/SL, ngày 20 tháng 5 năm 1950 do Hồ Chủ Tịch ký ban hành về Quy chế công chức, trong đó công chức được định nghĩa là: “Những công dân Việt Nam, được chính quyền nhân dân tuyển dụng để giữ một vị trí thường xuyên trong các cơ quan của Chính phủ, ở trong hay ngoài nước, đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định” [Trích Điều 1, Quy chế công chức ban hành kèm theo Sắc lệnh 76/SL].
- Đây là khái niệm đầu tiên về công chức của nhà nước Việt Nam.
- Theo khái niệm này, phạm vi công chức còn rất hẹp, chỉ là những người được tuyển dụng giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, không bao gồm những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan của Nhà nước như Tòa án, Viện Kiểm sát… Hiện nay, khái niệm công chức được quy định tại Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.
- Luật quy định đối tượng được gọi là công chức bao gồm: 1.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
- đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- (Trích Điều 4, Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 của Quốc hội) Luật này đã có sự phân biệt công chức nhà nước với những người làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan Đảng và Đoàn thể nhân dân.
- Công chức hành chính nhà nước: Công chức HCNN được hiểu là công chức (theo quy định tại Luật cán bộ, công chức số: 22/2008/QH 12 của Quốc hội) thừa hành các quyền lực Nhà nước giao cho, chấp hành các công vụ của Nhà nước và quản lý nhà nước.
- Đội ngũ công chức là bộ phận quan trọng trong nền HCNN của một quốc gia.
- Sự ra đời, phát triển của công chức HCNN là sự phát triển và hoàn thiện của nhà nước pháp quyền.
- Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì càng cần một đội ngũ công chức có năng lực, trình độ chuyên môn cao bấy nhiêu để đảm bảo quản lý và thúc đẩy xã hội phát triển

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt